2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật
2.2.2. Về chất lượng đội ngũ giảng viên
- Trình độ chuyên mơn: Là yếu tố phản ánh tiềm lực trí tuệ của trường đại học, cao đẳng, là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhà trường.
Bảng 2.7. Trình độ chun mơn của ĐNGV (tính đến tháng 9/2012) (tính đến tháng 9/2012)
Năm Tổng số
Trình độ chun mơn
P. GS Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng SL % SL % SL % Sl % SL % 2008 68 0 0 0 0 15 22.1 48 70.6 5 7.35 2009 70 0 0 0 0 21 30.0 49 70.0 0 0 2010 72 0 0 1 1.39 33 45.8 38 52.8 0 0 2011 80 0 0 1 1.25 36 45.0 43 53.8 0 0 2012 105 0 0 2 1.9 45 42.9 58 55.2 0 0
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Trường CĐKT – KT Trung ương)
Theo bảng Bảng 2.7 thống kê trên:
+ Đến nay, 100% giảng viên có trình độ từ đại học trở lên
+ Số giảng viên có trình độ trên đại học được tăng dần sau mỗi năm, năm 2008 với 21 giảng viên có trình độ Thạc sỹ thì đến năn 2012 nâng lên là 45 giảng viên chiếm tỷ lệ 42.9%. Tuy nhiên, số giảng viên có trình độ Tiến sỹ cịn ở mức rất khiêm tốn, năm 2012 là 02 giảng viên chiếm tỷ lệ 1.9%
Như vậy, tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học của trường chưa đạt được mức chuẩn theo yêu cầu của đề án đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. Việc thiếu vắng các Giáo sư, Phó giáo sư, số lượng Tiến sỹ cịn ít ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo của nhà trường, sẽ không chủ động được trong việc xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn tài liệu, giáo trình, tham gia các đề tài khoa học cấp bộ, ngành…Vì vậy, trong quá trình xây dựng đội ngũ cần quan tâm để ĐNGV nhà trường ngày càng có các chức danh và học vị cao hơn.
- Trình độ Ngoại ngữ, Tin học: Ngoại ngữ, tin học là công cụ cần thiết quan trọng để giảng viên tiếp cận, vận dụng trong công tác giảng dạy, NCKH trong giai đoạn hiện nay.
Bảng 2.8. Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên (tính đến tháng 9/2012) (tính đến tháng 9/2012) Tổng số Trình độ ngoại ngữ Thạc sỹ Đại học C B A SL % SL % SL % Sl % SL % 105 4 3.81 10 9.52 35 33 56 53.3 0 0
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Trường CĐKT – KT Trung ương)
Số liệu Bảng 2.8 cho thấy:
+ 3.8 % giảng viên có trình độ thạc sỹ ngoại ngữ và 9.5 % số giảng viên có trình độ đại học ngoại ngữ đây là lợi thế lớn trong việc bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ cho giảng viên trong trường.
+ Số giảng viên cịn lại đạt trình độ B, C. Tuy nhiên trên thực tế, số giảng viên đạt trình độ C có khả năng giao tiếp rất ít.
Những năm gần đây có nhiều khố học tập, bồi dưỡng ở nước ngồi bị bỏ lỡ mà nguyên nhân chính là do hạn chế về trình độ ngoại ngữ. Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, đa số giảng viên sẽ gặp khó khăn trong việc học tập, nghiên cứu và hội nhập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của Nhà trường trong việc liên kết đào tạo với nước ngoài và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Bảng 2.9. Số lượng và trình độ tin học của đội ngũ giảng viên (tính đến tháng 9/2012) (tính đến tháng 9/2012) Tổng số Trình độ tin học Thạc sỹ Đại học C B A SL % SL % SL % Sl % SL % 105 4 3.81 6 5.71 0 0 41 39 54 51.4
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Trường CĐKT – KT Trung ương)
Số liệu Bảng 2.9 cho thấy: 9.5% giảng viên có trình độ từ đại học trở lên ở Khoa Cơng nghệ thơng tin thì số giảng viên đạt trình độ B tin học là 41 chiếm 39%, trình độ A là 54 chiếm 51.4 %. Thực tế cho thấy cơ bản ĐNGV nhà trường đã sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho việc giảng dạy trên lớp. Tuy vậy, chưa khai thác được những khả năng ứng dụng của công nghệ thông tin và hiệu quả sử dụng đạt được còn rất thấp. So với yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giảng
dạy theo hướng hiện đại thì trình độ tin học của ĐNGV cần phải được bồi dưỡng nâng cao hơn nữa, có như vậy mới có thể ứng dụng các thiết bị hiện đại, ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý giáo dục đạt hiệu quả cao, đáp ứng với yêu cầu của xã hội hiện đại.
Tóm lại, nhu cầu ngoại ngữ và tin học hiện nay là nhu cầu lớn của xã hội trong thời kỳ hội nhập, đó cũng là tiêu chuẩn của giảng viên hiện nay. Như vậy, nhà trường cần quan tâm bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cho ĐNGV của nhà trường một cách bài bản mới có thể đáp được mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
- Trình độ nghiệp vụ sư phạm: là một trong những tiêu chuẩn liên quan trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy của giảng viên. Trình độ nghiệp vụ sư phạm là sự phản ánh năng lực giảng dạy, năng lực giáo dục, năng lực tổ chức lớp học, kỹ năng giao tiếp, năng lực phát triển chun mơn...
Bảng 2.10. Trình độ nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên (tính đến tháng 9/2012) (tính đến tháng 9/2012)
Tổng số
Trình độ nghiệp vụ sư phạm
Đại học sư phạm Chứng chỉ sư phạm Chưa có SL % SL % SL % 105 18 17.1 85 81 2 1.9
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Trường CĐKT – KT Trung ương)
Qua Bảng 2.10 nhận thấy: 17.1% ĐNGV tốt nghiệp các trường sư phạm, 81% ĐNGV đã có chứng chỉ về nghiệp vụ sư phạm (bậc 1, bậc 2), chỉ còn 1.9 % giảng viên mới được tuyển chưa có chứng chỉ sư phạm.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp
ĐNGV của nhà trường có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước; có phẩm chất và tư cách tốt, có lối sống lành mạnh, giản dị, gương mẫu, được học sinh - sinh viên và xã hội tin cậy. Trước những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho nhà trường trong giai đoạn phát triển mới, đa số giảng viên xác định rõ và ý thức đầy đủ về vai trị, nhiệm vụ của mình, ln có ý thức phấn đấu, rèn luyện, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ và
phẩm chất chính trị. Hiện tại, Đảng bộ nhà trường có 55 đảng viên. Trong đó có 35 đảng viên là giảng viên chiếm tỷ lệ 63.6%. Nhiều năm qua Đảng bộ luôn được công nhận danh hiệu Đảng bộ “trong sạch, vững mạnh”
ĐNGV nhà trường thể hiện tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong cơng việc, yêu nghề, thể hiện sự gắn bó, tâm huyết với nghề... Những năm qua, ĐNGV luôn tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường. Trách nhiệm cao với cơng việc được giao, hết lịng vì HSSV, đa số giảng viên là “tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên noi theo”. Các giảng viên ln hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững và nâng cao chất lượng dạy học, để xây dựng thương hiệu của nhà trường. Kết quả bình xét thi đua trong những năm qua, ĐNGV của trường ln đạt tỷ lệ hồn thành nhiệm là 100%, trong đó nhiều giảng viên đạt các danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp ngành, cấp cơ sở, giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia và thành phố.
- Công tác NCKH:
Song song với cơng tác giảng dạy thì hoạt động NCKH là một trong những nhiệm vụ chính của giảng viên ở bậc học đại học. Xác định được tầm quan trọng của hoạt động NCKH, những năm qua Trường CĐKT - KT Trung ương đã quan tâm, triển khai nhiệm vụ này. Hoạt động NCKH của trường đang tập trung vào biên soạn chỉnh sửa chương trình, kế hoạch đào tạo, biên soạn giáo trình, làm các đề tài NCKH cấp khoa, cấp trường, cấp ngành, hướng dẫn NCKH cho sinh viên, tham gia các hội thảo của ngành, trường và các ngành khác. Tính trung bình mỗi năm chỉ có khoảng 30 đề tài khoa học các cấp được tổ chức nghiên cứu và nghiệm thu, đa số là đề tài cấp trường, cấp khoa. Số lượng giảng viên có tham gia viết báo và số lượng các bài báo được đăng trên tạp chí khoa học rất ít. Số giảng viên trẻ tham gia vào các đề tài khoa học cịn rất ít.
2.2.3. Cơ cấu đội ngũ giảng viên
Cơ cấu độ tuổi, thâm niên công tác: Cơ cấu về độ tuổi, thâm niên có liên quan đến chất lượng hoạt động chun mơn và chiến lược phát triển sự nghiệp đào tạo của trường.
Bảng 2.11. Phân loại độ tuổi của đội ngũ giảng viên (tính đến tháng 9/1012) (tính đến tháng 9/1012) Tổng số Độ tuổi <=30 31-40 41-50 51-60 SL % SL % SL % SL % 105 47 44.8 52 49.5 5 4.8 1 0.95
(Nguồn: Phịng Tổ chức – Hành chính Trường CĐKT – KT Trung ương)
Qua Bảng 2.11 cho thấy:
+ Xu huớng trẻ hoá đội ngũ diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các khoa, dẫn đến tỷ lệ giáo viên trẻ dưới 30 tuổi là khá cao. Hiện tại số này chiếm tới chiếm 44.8% đây là lực lượng, được đào tạo chính quy, bài bản, có kiến thức chun mơn, có trình độ vi tính, ngoại ngữ, có khả năng học tập tiếp thu cái mới… Tuy nhiên, kiến thức thực tiễn, kinh nghiệm giảng dạy chưa được tích lũy, hơn nữa hầu hết giảng viên trẻ được đào tạo các chuyên ngành ngồi sư phạm nên nghiệp vụ sư phạm cịn hạn chế, hiệu quả giảng dạy chưa cao.
+ Số giảng viên có độ tuổi từ 31- 40 tuổi chiếm 49.5% đây là độ tuổi đang sung sức, ở độ tuổi này giảng viên vừa có kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy, vừa có điều kiện đi thực tế để cập nhật kiến thức nâng cao tay nghề phục vụ giảng dạy.
+ Độ tuổi từ 41 đến 60 chỉ chiếm gần 4.7% so với toàn đội ngũ giảng dạy. Đây là lứa tuổi có độ chín trong nhân cách và hoạt động nghề nghiệp, trong cuộc đời mỗi con người nên thường là những trụ cột vững vàng, tin cậy trong đội ngũ.
- Về thâm niên công tác:
Bảng 2.12. Phân loại thâm niên cơng tác của đội ngũ giảng viên (tính đến tháng 9/1012) (tính đến tháng 9/1012)
Tổng số
Thâm niên công tác
<5 5-10 11-20 21-30 >30 SL % SL % SL % Sl % SL % 105 55 52.4 35 33.3 14 13 0 0 1 0.95
Qua Bảng 2.12 cho thấy:
+ Số giảng viên có thâm niên giảng dạy dưới 5 năm chiếm tỉ lệ rất cao 52.4%, kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế và thường có xu hướng khơng ổn định trong việc lựa chọn vị trí và địa bàn cơng tác, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đối với công tác chuyên môn của đội ngũ. Đây là số giảng viên cần được chú trọng trọng công tác bồi dưỡng về chun mơn nghiệp vụ.
+ Số giảng viên có thâm niên giảng dạy trên 10 năm rất đáng quan tâm vì đội ngũ này gắn bó với nhà trường và có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và NCKH chiếm tỷ lệ 13% rất thuận lợi để bồi dưỡng trở thành những giảng viên đầu đàn. Số giảng viên có thâm niên giảng dạy trên 20 năm chỉ có 0.9 %
Tóm lại, từ những nhận xét trên có thể nói về cơ cấu độ tuổi và thâm niên giảng dạy của ĐNGV Trường CĐKT - KT trung ương chưa hợp lý, chưa đáp ứng được sự chuyển giao, kế thừa giữa các thế hệ.
- Cơ cấu giới tính: Giới tính đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, nhất là trong công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển đội ngũ công chức hiện nay. Trong mỗi nhà trường, cơ cấu giới tính phù hợp sẽ tạo được bầu khơng khí sư phạm thi đua sơi nổi, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Bảng 2.13. Phân loại giới tính của đội ngũ giảng viên (tính đến tháng 9/1012) (tính đến tháng 9/1012) Tổng số Giới tính Nam Nữ SL % SL % 105 27 25.7 78 74.3
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Trường CĐKT – KT Trung ương)
Qua Bảng 2.13 cho thấy:
- Tỷ lệ giảng viên nam và giảng viên nữ rất chênh lệch. Một số khoa như khoa khoa kế toán kiểm toán, trung tâm ngoại ngũ tin học 100% giảng viên là nữ, khoa Khoa Kinh tế và phát triển Hợp tác xã 90% giảng viên nữ.
- Tỷ lệ nam chỉ chiếm 26, trong khi nữ là 74%, đối với công tác giảng dạy đây là con số bất hợp lý, tỷ lệ nữ quá đông sẽ gây ảnh hưởng lớn tới công tác giảng dạy, bởi phần đông giảng viên nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ và nuôi con nhỏ, thực tế này cũng tạo ra rào cản trong việc phát huy khả năng hiệu quả hoạt động, tới khả
năng hoàn thành nhiệm vụ, hạn chế khả năng học tập, bổ sung kiến thức của chị em cũng như toàn đội ngũ. Do vậy, trong q trình sắp xếp nhân sự cũng cần tính đến cơ cấu giới tính để đảm bảo tạo sức mạnh tổng hợp ở tất cả các đơn vị trong toàn trường.