2.3. Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng
2.3.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
Bảng 2.17. Kết quả diều tra về thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV Trường CĐKT - KT Trung ương
TT Biện pháp đào tạo, bồi dưỡng
Mức độ thực hiện Tốt Trung
bình Yếu Điểm X Thứ bậc 3đ 2đ 1đ
1 Xác định nhu cầu đào tạo, bồi
dưỡng 30 55 10 210 2.2 4 2 Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng 29 57 9 210 2.2 4 3 Lựa chọn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng giảng viên 27 60 8 209 2.2 4 4 Thực hiện kế hoạch cử giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng 35 49 11 214 2.3 2 5 Hình thức đào tạo, bồi dưỡng, phù hợp với các đối tượng 39 45 11 218 2.3 2 6 Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao
trình độ 40 50 5 225 2.4 1 7 Chính sách, chế độ động viên giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng 25 29 41 174 1.8 7 8 Tham quan học hỏi kinh nghiệm các trường điển hình 13 42 40 163 1.7 8 9
Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm các khóa đào tạo,
bồi dưỡng của giảng viên 5 35 55 140 1.5 10 10
Học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là một
tiêu chí thi đua, đánh giá 8 40 47 151 1.6 9
X tổng 251 462 237 2.0
Qua bảng 2.17 cho thấy: Đa số giảng viên chú trọng việc tự học, tự bồi dưỡng với nhiều phương thức khác nhau như qua tài liệu, sử dụng mạng Internet, qua học tập kinh nghiệm của người đi trước, qua việc bồi dưỡng tập trung…Tuy nhiên với X =2.4 có thể thấy rằng hoạt động tự học vẫn chưa được tiến hành một cách tự giác trong toàn thể đội ngũ, cơ chế khuyến khích, kiểm tra việc tự học tập chưa phù hợp.
Các biện pháp 1,2,3,4,5 đều có X 2.2 cho thấy Nhà trường đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ từng năm trên cơ sở điều kiện cụ thể các bộ mơn, cá nhân giảng viên viên, khả năng kinh phí của trường để cử giảng viên đi học nâng cao trình độ. Nhìn chung các đối tượng khảo sát cho rằng nhà trường đã xác định
được mục tiêu, đối tượng đào tạo và việc đào tạo, bồi dưỡng giảng viên đòi hỏi phải linh hoạt về hình thức: dài hạn, ngắn hạn, tập trung ở trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho ĐNGV ở một số khoa, bộ mơn vẫn cịn bị động do lãnh đạo các phòng, khoa chưa thấy hết nhu cầu cấp thiết phải nâng cao trình độ cho ĐNGV của mình, việc phân cơng, sắp xếp cho giảng viên đi học không hợp lý và thỏa đáng. Kết quả đào tạo giảng viên có trình độ Tiến sĩ cịn rất thấp (01 người) chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra.
Lãnh đạo nhà trường trong những năm gần đây đã tạo nhiều cơ hội cho giảng viên tiếp cận với môi trường kiến thức tiên tiến ở trong nước và cả ngoài nước qua việc cử giảng viên tham gia các khóa đào tạo tiến sỹ ở nước ngồi ở Trung Quốc, Ottraylia… gần đây nhất đoàn cán bộ, giảng viên cốt cán của nhà trường đã tham dự chuyến tham quan học tập tại Malaixia, thu được kết quả tốt. Đây là cơ hội tốt cho các cá nhân và ĐNGV nâng cao kiến thức nhiều mặt. Tuy nhiên, đánh giá về biện pháp nàyX= 1.7 (xếp thứ 8) cho thấy đầu tư cho hoạt động thăm quan thực tế của nhà trường còn dè dặt, một mặt do tốn kém về kinh tế, mặt khác do giáo viên cịn bận rộn nhiều cơng việc cá nhân nên nhu cầu thăm quan thực tế chưa cao. Nhiệm vụ của lãnh đạo nhà trường là phải làm công tác tư tưởng thế nào để mọi giáo viên tích cực hơn trong việc thăm các điển hình tiên tiến, áp dụng những cái mới vào quản lý và giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả công tác.
Việc kiểm tra, rút kinh nghiệm sau các lớp đào tạo, bồi dưỡng chưa được quan tâm thỏa đáng X = 1.5 (xếp thứ 10), điều kiện kinh phí từ nguồn ngân sách dành cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cịn hạn hẹp, giảng viên đi học phải tự túc kinh phí do vậy biện pháp 7 cũng được đánh giá thấp đều X = 1.7 (xếp tứ 8). Học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa được đặt ra là một tiêu chí thi đua, đánh giá hàng năm.
Việc xây dựng giảng viên đầu đàn: Giảng viên đầu đàn phải là những giáo viên giỏi về chun mơn, có trình độ sư phạm, có uy tín kinh nghiệm nghề nghiệp, có ảnh hưởng tích cực đến đồng nghiệp. Trong những năm qua Đảng bộ, Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm và chỉ đạo, triển khai việc xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn, đã thực hiện xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý từ tổ trưởng, trưởng phó các phịng khoa, bộ mơn trực thuộc trở lên, trên cơ sở quy hoạch đó xây dựng kế hoạch cho đi đào tạo các lớp cao học quản lý giáo dục, lý luận chính trị, tập huấn nghiệp vụ
chuyên môn, công nghệ mới, khảo sát nghiên cứu ở nước ngoài và kết hợp với việc động viên thu hút một số có trình độ cao ở các cơ sở khác (các trường, các viện nghiên cứu có chuyên môn phù hợp với các ngành, nghề mà trường đang đào tạo) về làm giảng viên, cán bộ quản lý của trường. Tuy nhiên việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đầu đàn cịn ở mức yếu chưa có kế hoạch dài hạn, chưa thường xuyên liên tục, chưa xây dựng được tiêu chuẩn cụ thể về giảng viên đầu đàn để mọi giảng viên có căn cứ phấn đấu, nhà trường cần phải quan tâm chỉ đạo quyết liệt hơn nữa vấn đề này.