TỈNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 36 - 40)

- Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần.

TỈNH HẢI DƯƠNG

2.1. Khái quát về tình hình KT-XH và tình hình giáo dục của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương Giang, tỉnh Hải Dương

2.1.1. Những đặc điểm về KT-XH

2.1.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý, dân cư:

Vị trí địa lý: Ninh Giang nằm ở phía Đơng Nam tỉnh Hải Dương, Phía

Tây Bắc, Bắc và Đơng Bắc tiếp giáp với các huyện Thanh Miện, Gia Lộc và Tứ Kỳ của tỉnh Hải Dương; phía Đơng Nam và Tây Nam tiếp giáp và chung dịng sơng Luộc với huyện Vĩnh Bảo thuộc Thành phố Hải Phòng và huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Ninh Giang cách thành phố Hải Dương khoảng 30km về phía Bắc, cách Thành phố Hà Nội 90km về phía Tây và cách Thành phố Hải Phịng khoảng 40km về phía Đơng; là huyện có số đơn vị hành chính lớn nhất trong tồn tỉnh với 27 xã và 01 thị trấn. Hệ thống giao thông đường thủy- bộ tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng. Ninh Giang nằm ở ngã ba, nơi tiếp giáp và chung dịng sơng Luộc với ba tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Hải Phịng đã trở thành địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, giao lưu hàng hóa và qn sự ở đồng bằng bắc bộ nói chung và cửa ngõ phía Nam tỉnh Hải Dương nói riêng.

Diện tích, dân số: Huyện có diện tích 135,48km2, địa hình tương đối bằng phẳng, đất nơng nghiệp phì nhiêu do bồi đắp của vùng châu thổ Sơng Hồng. Tính đến thời điểm tháng 4 năm 2010 tổng dân số tồn huyện có 141.309 người trong đó có 8,8% dân số theo đạo thiên chúa; dân số từ 0 đến 5

tuổi là 10.504 người; dân số từ 6 đến 10 tuổi là 9.813 người; dân số từ 11 đến 14 tuổi là 8.449 người. Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,71%, cư dân sống theo làng, xã Việt Nam. Tập tục sinh hoạt và sản xuất mang đặc trưng của dân

cư đồng chiêm trũng đồng bằng Bắc bộ, sống chủ yếu bằng nghề lúa nước.

2.1.1.2. Tình hình phát triển KT - XH

Ninh Giang là địa phương có kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, năm 2011 tổng sản phẩm xã hội ước đạt 1.672 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,5%/ năm; cơ cấu kinh tế Nông nghiệp- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng- Dịch vụ : 39,6% - 28,7% - 31,7%.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, với tinh thần quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV và Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Ninh Giang lần thứ XXIII, trên cơ sở thực trạng phát triển KT-XH, mục tiêu chủ yếu của huyện là: Tốc độ phát triển kinh tế xã hội tăng bình quân 10%/năm; cơ cấu kinh tế Nông nghiệp - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng- Dịch vụ đến năm 2015 là 29%- 39% - 32%; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 ước đạt 18 triệu đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 2,5% trở lên; hàng năm tạo việc làm mới cho từ 1500 đến 2000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng đạt 35-40 %; đến năm 2015 có 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; giữ vững mục tiêu huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, 100% HS hoàn thành tiểu học vào học THCS, 95-98% HS tốt nghiệp THCS vào học THPT, bổ túc THPT và học nghề; tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt trên 98%, xây dựng 48/ 85 trường đạt chuẩn Quốc gia; hạ tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới 10%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn dưới 0.7%. Trong quy hoạch giải pháp tổng thể phát triển KT-XH huyện tập trung giải quyết vấn đề sau: Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hố xã hội, mơi trường. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, tiếp tục thực hiện giảm nghèo, khắc phục các tệ nạn xã hội, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao

chất lượng cuộc sống cho mọi tầng lớp nhân dân, tăng cường an ninh - quốc phòng xã hội và bảo vệ mơi trường.

2.1.2. Khái qt tình hình giáo dục trên địa bàn huyện

Nhân dân Ninh Giang vốn có truyền thống hiếu học; năm 1996 được UBND tỉnh Hải Dương cơng nhận hồn thành phổ cập Giáo dục tiểu học - xoá mù chữ, tháng 3 năm 2004 được BGD&ĐT công nhận đơn vị đạt chuẩn phổ cập Giáo dục THCS.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII của Đảng; mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2001-2110 do Đại hội Đảng IX Đảng cộng sản Việt nam; Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 của Thủ tướng chính phủ các Chỉ thị hướng dẫn của ngành, sự chỉ đạo sát sao của các cấp quản lí giáo dục, mặc dù cịn gặp khơng ít khó khăn song sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Ninh Giang đã từng bước phát triển ổn định, trường lớp đã dần được cải thiện về lượng và chất.

Trong những năm qua, ngành giáo dục huyện Ninh Giang tiếp tục duy trì, giữ vững quy mơ trường lớp theo kế hoạch , tích cực huy động trẻ ra lớp ở các bậc học ổn định theo từng năm học. Năm học 2011-2012, tỷ lệ huy động nhà trẻ đạt 45, 3%; tỷ lệ huy động mẫu giáo đạt 96,7%; tỷ lệ huy động HS vào tiểu học đạt 100%; vào lớp 6 đạt 99,8 %; vào phổ thông trung học đạt 79,2%, ngồi ra ngành cịn huy động được học viên bổ túc văn hố, học nghề…Cơng tác duy trì sĩ số HS trong những năm qua cũng được ngành chú trọng, các cấp học, bậc học đều đạt tỷ lệ trên 99%.

Chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học được nâng cao, ổn định và phát triển bền vững, ngành giáo dục huyện nhà luôn đứng trong tốp đầu về chất lượng trong toàn tỉnh (Mầm non xếp 3/12; tiểu học 7/12; THCS và THPT xếp

thứ 5/12), cụ thể:

Đội ngũ CBQL, GV được ngành đặc biệt quan tâm. Bố trí đầy đủ, kịp thời, cân đối đội ngũ GV cho các trường học trong huyện. Tính đến năm học 2009-

2010: Mầm non 1,2 GV/nhóm lớp; tiểu học 1,39 GV/lớp; THCS 1,89 GV/lớp. Cơ cấu GV tương đối đồng bộ theo các môn học ở các cấp học, các đơn vị đều có GV chuyên Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Ngoại ngữ và Tin học. Toàn ngành đã tích cực xây dựng đội ngũ GV vững vàng về phẩm chất chính trị, giỏi về chun mơn nghiệp vụ phục vụ tốt việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng. Đồng thời tích cực bồi dưỡng, nâng dần tỷ lệ GV trên chuẩn ở các cấp học từng bước đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời kỳ đổi mới.

2.2. Thực trạng chất lượng dạy học ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương tỉnh Hải Dương

2.2.1. Quy mô học sinh và mạng lưới trường lớp

Bảng 2.1. Quy mô mạng lưới trường lớp Năm học 2011 - 2012

STT Đơn Đơn vị trườn g Năm học 2011-2012

Báo cáo theo kết quả cuối năm học Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 Tổng số Số lớp HS Số lớp HS lớp Số HS lớp Số HS lớp Số HS 1 Thị Trấn 2 46 2 50 3 57 3 62 10 215 2 Hiệp Lực 2 52 2 51 2 66 2 59 8 228 3 Đồng Tâm 2 47 3 54 2 50 3 58 10 209 4 Vĩnh Hoà 3 82 3 73 3 82 3 95 12 332 5 Ninh Thành 2 50 2 51 2 49 2 39 8 189 6 Tân Hương 3 94 3 92 3 100 3 110 12 396 7 Đông Xuyên 2 48 2 48 2 42 3 80 9 218 8 Ninh Hải 3 88 3 83 3 100 3 100 12 371 9 Hồng Dụ 1 28 2 24 2 35 1 23 6 110 10 Hồng Thái 2 49 2 62 2 75 2 41 8 227 11 Hồng Phong 2 54 3 81 3 97 3 86 11 318 12 Kiến Quốc 3 77 2 75 3 73 2 67 10 292 13 Hồng Phúc 2 67 2 63 2 63 2 59 8 252 14 Tân Phong 3 92 4 106 3 79 3 84 13 361 15 Hưng Long 2 53 2 62 2 58 2 51 8 224 16 Hưng Thái 2 54 2 50 2 52 2 49 8 205 17 Văn Giang 2 60 2 54 2 56 2 54 8 224 18 Văn Hội 2 61 2 52 2 56 2 51 8 220 19 Tân Quang 3 113 3 113 3 99 3 102 12 427

20 Quang Hưng 1 28 1 22 2 40 1 28 5 11821 Hoàng Hanh 2 61 2 51 2 48 2 59 8 219

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w