- Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần.
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NINH GIANG TỈNH HẢI DƯƠNG
3.2.3. Quản lý hoạt động tự học của học sinh
Tự học là hình thức học tập khơng thể thiếu được của học sinh đang học tập tại các nhà trường. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả là trách nhiệm khơng chỉ ở người học mà cịn là sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Tự học giữ vai trò cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao khi và chỉ khi tạo ra được năng lực sáng tạo của người học, khi biến được quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, ứng dụng.
Trong những năn gần đây ngành giáo dục và đào tạo đã tích cực đổi mới PPDH theo hướng tích cực hố hoạt động của người học, lấy người học là trung tâm của quá trình dạy học, đề cao vai trò của người học trong việc tổ chức hoạt động dạy học. Hoạt động này đã thu được nhiều kết quả quan trọng tuy vậy do đội ngũ giáo viên,do cách đánh giá, thi cử, do nhận thức của học sinh và phụ huynh chưa thực sự đúng đắn về việc này dẫn tới kết quả còn hạn chế.
Nhằm nâng cao tính tích cực, tự giác và nâng cao chất lượng tự học cho học sinh chúng tôi đã nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề này với mục đích góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
- Hiệu trưởng trang bị cho giáo viên nhận thức rõ tầm quan trọng và cách thức nâng cao chất lượng tự học của học sinh.
- Làm cho phụ huynh học sinh tránh sai lầm khi cho rằng thầy là quyết định hoàn toàn chất lượng giáo dục con em mình mà khơng nhìn thấy yếu tố quyết định trong việc hình thành nhân cách học sinh là do tự hoạt động của bản thân.
- Giúp học sinh nhận rõ tầm quan trọng của việc tự học và có phương pháp tự học hiệu quả.
Hiệu trưởng chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên nhận thức được vấn đề thầy cô giáo phải là người định hướng việc tự học của học sinh
Thay đổi phương pháp học của học sinh đòi hỏi sự nỗ lực, tâm huyết của giáo viên và nhà trường và phải xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho các em, thì học mới say mê, thay đổi phương pháp dạy và kiểm tra của giáo viên nhất là đổi mới vấn đề thi cử, ra đề của các cấp có thẩm quyền vì người ta thưịng nói: dạy học, thi cử như thế nào thì học sinh học như thế. Vì vậy những vấn đề trên phải làm đồng thời nhưng không thể chờ đợi , trông chờ làm xong vấn đề này, mới làm vấn đề kia. Muốn vậy các thầy cô cần làm tốt các việc sau đây:
- Làm tốt công tác tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ là tấm gương về tinh thần tự học cho học sinh noi theo.
- Giáo dục học sinh dựng động cơ học tập đúng đắn làm sao để học sinh xác định việc tự học là nhu cầu của bản thân.
- Trang bị cho học sinh những phương pháp tự học khoa học.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh phải đảm bảo tính vừa sức và kiểm tra việc thực hiện của học sinh một cách sát sao. Tránh tình trạng giao nhiệm vụ quá tải cho học sinh dẫn tới việc thực hiện một cách chống đối.
- Phát hiện, tìm hiểu về năng lực tự học của mỗi học sinh từ đó nhân điển hình cho tồn lớp.
- Định hướng nội dung tự học cho học sinh. Nhờ kinh nghiệm của mình cung cấp cho học sinh các nội dung cần nghiên cứu ở đâu, sách gì...
- Khơng ngừng nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp tạo sự hưng phấn, kích thích học sinh sự tìm tịi nghiên cứu.
- Đảm bảo sự công bằng trong nhận xét đánh giá học sinh, không dạy thêm tràn lan.
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh trong việc quản lý thời gian tự học của học sinh.
- Phải có yêu cầu và kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của học sinh.
Hiệu trưởng liên hệ trực tiếp, thông qua giáo viên chủ nhiệm, thông qua
trang WEB của nhà trường giúp phụ huynh và học sinh nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tự học từ đó tránh sai lầm cho phụ huynh và trang bị phương pháp tự học cho học sinh.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
- Hiệu trưởng phải nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của biện pháp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường (tự hoạt động của bản thân mang ý nghĩa quyết định tới việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh). Tuyên truyền để cán bộ giáo viên và học sinh, phụ huynh nhận thức rõ vấn đề này.
- Nhà trường phải có một tập thể giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, có năng lực tốt, hết lịng vì học sinh.
- Cơng tác xã hội hố giáo dục phải được làm tốt, nhà trường có uy tín tạo được niềm tin trong nhân dân và có phương tiện tuyên truyền tốt thông qua nhiều kênh như gặp gỡ trực tiếp, thông qua điện thoại, thông qua trang Web của nhà trường.