- Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần.
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NINH GIANG TỈNH HẢI DƯƠNG
3.2.5. Quản lý công tác xã hội hóa và thực hiện dân chủ hóa quản lý dạy học trong nhà trường
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
- Hiệu trưởng phải nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của biện pháp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Tuyên truyền để cán bộ giáo viên và học sinh, phụ huynh nhận thức rõ vấn đề này.
- Nhà trường phải có một tập thể giáo viên đủ mạnh, đồn kết nhất trí, có tinh thần thi đua chân chính lành mạnh, khơng có sự mâu thuẫn, kèn cựa nhau trong chuyên môn.
- Việc kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng trong nhà trường phải đảm bảo được tính cơng bằng; công khai; công minh và trên hết Hiệu trưởng phải là người công tâm trong công việc, tránh được việc áp đặt cảm tính cá nhân, phải biết đặt lợi ích tập thể lên trên.
- Hiệu trưởng cần biết phát huy các mặt tốt, tính tích cực trong quá trình kiểm tra, đánh giá; biết tránh những căng thẳng không cần thiết, làm sao cho công tác này thực sự trở thành động lực phát triển phong trào học tập của nhà trường.
3.2.5. Quản lý công tác xã hội hóa và thực hiện dân chủ hóa quản lý dạy học trong nhà trường trong nhà trường
3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp
Hoạt động dạy học của nhà trường khơng chỉ đóng khung trong giáo viên và học sinh. Hiệu quả giảng dạy và học tập của thày và trò còn phụ thuộc vào sự ủng hộ của các cơ quan Đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức ngồi xã hội, của cha mẹ học sinh cả về tinh thần và vật chất. Vì thế, việc cuốn hút những
lực lượng này vào hoạt động dạy học trong nhà trường là hồn tồn cần thiết, nó sẽ tạo thêm tiềm lực cho nhà trường trong việc xây dựng ý thức trách nhiệm cho mọi người dân, mọi tổ chức đối với giáo dục, đồng thời giúp cho nhà trường tăng cường về cơ sở vật chất trong điều kiện có hạn về ngân sách nhà nước.
Nhà trường như một xã hội thu nhỏ, hiệu quả quản lý chính là hiệu quả làm việc của mỗi thành viên trong tập thể cán bộ giáo viên nhà trường, của học sinh. Bởi vậy, việc tăng cường nhận thức tư tưởng, nêu cao phẩm chất của người giáo viên, sự đóng góp ý kiến mang tính xây dựng của các đơn vị, tổ chức và của cá nhân trong nhà trường là điều kiện không thể thiếu trong các quyết sách của Hiệu trưởng.
3.3.5.2. Nội dung biện pháp
Đa dạng hố các hình thức hoạt động Giáo dục - Đào tạo, mở rộng cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng vào các hoạt động đó.
Mở rộng các nguồn đầu tư khai thác các tiềm năng về nguồn nhân lực, vật lực, tài lực trong xã hội. Phát huy có hiệu quả các nguồn lực tạo điều kiện cho các hoạt động Giáo dục - Đào tạo phát triển nhanh có chất lượng cao hơn….
Thơng qua các hình thức tun truyền nhằm nâng cao nhận thức về Giáo dục - Đào tạo đối với mọi người, mọi thành viên trong nhà trường và tồn xã hội.
Thơng qua hội đồng giáo dục ở địa phương, trung tâm học tập cộng đồng, hội cha mẹ học sinh, các hội khuyến học, để tuyên truyền, vận động, để khuyến khích tăng cường các hoạt động của họ nhằm tạo ra ở mỗi tổ chức có chương trình hoạt động phù hợp sát thực có hiệu quả, theo yêu cầu của hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học của nhà trường.
3.3.5.3. Cách thức tiến hành
- Hiệu trưởng phải tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong cơng tác xã hội hố giáo dục.
- Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội ủng hộ sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo.
- Phát huy cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh.
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền về đường lối, chính sách giáo dục, đặc biệt là vai trị, vị trí của đội ngũ thày cơ giáo, giúp cho các tổ chức xã hội và cộng đồng, các cấp bộ Đảng, chính quyền có được sự quan tâm thỏa đáng đối với chiến lược “trồng người” của Đảng và Nhà nước.
- Tổ chức chặt chẽ và giúp đỡ các Hội đồng giáo dục của địa phương để Hội đồng có được những điều kiện cần thiết về hiểu biết, năng lực để tham mưu cho cấp ủy địa phương đóng góp cho sự phát triển của nhà trường.
- Tận dụng và phát huy ảnh hưởng của các hoạt động hội khuyến học, truyền thống hiếu học của từng dịng họ, từng gia đình và của địa phương đối với việc động viên, khích lệ cho phong trào học tập của thế hệ trẻ.
- Xây dựng và duy trì được cam kết mang tính trách nhiệm giữa nhà trường và gia đình học sinh, với các cơ sở sản xuất trên địa bàn trong việc tạo điều kiện cho con em họ học tập tốt, rèn luyện phẩm chất đạo đứng tốt ở gia đình và tại các cơ sở sản xuất theo định kỳ trong chương trình dạy học.
- Huy động cộng đồng hỗ trợ kinh phí để củng cố cơ sở vật chất của nhà trường.
3.3.5.4. Điều kiện thực hiện
Người Hiệu trưởng phải có nhận thức đúng đắn về xã hội hóa giáo dục, nắm vững các quan điểm cơ bản về xã hội hóa giáo dục, tránh những lệch lạc trong nhận thức, hành động; cụ thể hóa chủ trương xã hội hóa cho phù hợp với nhu cầu của nhà trường và điều kiện của địa phương.
Cần phát huy tốt nội lực và ngoại lực trong việc xây dựng và bảo vệ cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học. Và xem đây là trách nhiệm đối với học sinh, với sự nghiệp cao cả mà hàng năm cần tiếp tục thực hiện để trường lớp ngày
một khang trang hơn. Vì vậy địi hỏi mỗi thành viên trong nhà trường cần phải hết sức trách nhiệm trong cơng việc được giao, có sự đồn kết phối kết hợp chặt chẽ cùng ra sức huy động sự quan tâm của xã hội đối với nhà trường.
Mọi vấn đề khi đưa ra bàn bạc cũng như khi tiến hành đều phải hết sức rõ ràng, có cơng khai, có kiểm tra chặt chẽ, tránh việc tư túi và thương mại hóa trong vấn đề giáo dục, nhằm tạo và giữ vững được lòng tin của nhân dân địa phương cũng như các cấp lãnh đạo. Đây chính là cơ sở, là chỗ dựa tốt cho cơng tác xã hội hóa giáo dục được ngày một tốt hơn.
Không chỉ chạy theo cơ sở vật chất mà phải chú trọng quản lý tốt công việc nhà trường, trước hết là chất lượng giáo dục, nó là điều cơ bản nhất để tạo niềm tin của địa phương với nhà trường, giữ được thương hiệu vàng về chất lượng và chính điều đó sẽ làm cơ sở tốt cho việc huy động mọi nhân lực, tài lực hỗ trợ cho nhà trường.
Nhà trường phải tự thân vận động để tạo ra sự vận động của các lực lượng khác, Hiệu trưởng phải có trách nhiệm tổ chức phối hợp với các lực lượng xã hội thực hiện xã hội hóa giáo dục một cách chủ động, tích cực.
Đối với người dân Việt Nam, tinh thần hiếu học và quan tâm đến việc học đã trở thành một truyền thống hết sức quý báu. Thế nên dù ở địa phương nào thì việc đóng góp cơng sức cho sự nghiệp giáo dục khơng phải là khó huy động. Cái khó là người cán bộ quản lý phải biết mục đích của việc huy động, giá trị tinh thần của hiệu quả huy động và việc sử dụng nó cho hợp lý không nên quá lạm dụng.