Những ưu điểm và hạn chế

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 64 - 66)

- Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần.

7 36.0 20 10.6 Tự học, tự bồi dưỡng 1.3 62 28 25.3 0 12

2.5.1. Những ưu điểm và hạn chế

2.5.1.1. Những ưu điểm

Qua kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng thành công chủ yếu trong công tác quản lý HĐDH của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Ninh Giang đã có nhiều biện pháp quản lý đạt kết quả tốt. Hiệu trưởng đã nhận thức đúng đắn về việc quản lý HĐDH. Có nhiều biện pháp quản lý tích cực đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Nhiều biện pháp đạt kết quả tốt, đó là:

- Hàng năm đã tổ chức cho cán bộ giáo viên học tập quy chế, nhiệm vụ năm học, đề ra những chỉ tiêu cần phấn đấu trong năm học để bàn bạc thống nhất cao trong thực hiện.

- Hiệu trưởng các trường đã phối hợp chặt chẽ công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nhà trường và thực hiện chế độ báo cáo đều đặn.

- Các Hiệu trưởng đều đã tổ chức hoạt động của Cơng đồn và Đồn thanh niên phối hợp với hoạt động dạy học, xây dựng tốt nề nếp dạy học thơng qua việc thực hiện nội dung chương trình dạy học, thực hiện theo quy định của thời khóa biểu, việc ra vào lớp của giáo viên…

- Tất cả các trường đều đã thành lập được Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên hoạt động, quan tâm đến chất lượng dạy học của nhà trường.

- Công tác xã hội hóa giáo dục cũng được làm tốt, đảm bảo được mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc xây dựng phong trào giáo dục lành mạnh trong nhà trường.

- Khâu đoàn kết nhất trí cũng được đảm bảo, những nội dung kế hoạch hoạt động dạy học của nhà trường đều bàn bạc thống nhất và cùng nhau thực hiện.

2.5.1.2. Những hạn chế

Ngồi những thành cơng trên, cơng tác quản lý hoạt động dạy học cũng còn một số tồn tại nhất định, cán bộ quản lý trong nhà trường cần phải khắc phục kịp thời, đó là:

- Việc viết SKKN và đề tài dạy học trong nhà trường còn yếu. Nhiều trường chỉ đảm bảo về mặt số lượng, chưa tổ chức được hội đồng xét duyệt SKKN làm việc nghiệm túc có chất lượng.

- Việc thực hành, thực nghiệm, việc sử dụng đồ dùng dạy học còn bị coi nhẹ, chưa có hiệu quả.

nang, chưa đảm bảo tính chính xác cao.

- Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa có sự đổi mới, vì vậy chưa phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh.

- Việc đánh giá, xếp loại giáo viên chưa thường xuyên, việc động viên khen thưởng chưa kịp thời, công tác thi đua chưa được quan tâm đúng mức.

- Việc tổ chức các chuyên đề hội thảo về đổi mới PPDH chưa làm được hoặc làm nhưng khơng có chất lượng thiết thực, chưa có tính thuyết phục đối với giáo viên.

- Cơng tác tổ chức bồi dưỡng đội ngũ, đảm bảo về kiến thức và nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế. Đội ngũ giáo viên ở các trường tương đối đủ về số lượng nhưng phân bố khơng đều ở các bộ mơn. Vì vậy, hiện tượng giáo viên dạy trái ban tuy đã được khắc phục nhưng vẫn còn ở một số môn.

- Cở sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học còn thiếu thốn, chưa đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.

- Việc nắm bắt những đổi mới về GD-ĐT để điều chỉnh công tác quản lý hoạt động dạy học còn chậm. Việc chỉ đạo triển khai đổi mới PPDH chưa đồng bộ.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w