Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên001 (Trang 25 - 29)

1.2.1. Ứng dụng ICT trong giáo dục 1.2.1.1. Khái niệm ICT 1.2.1.1. Khái niệm ICT

ICT là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Information and Communication Technology (Công nghệ thông tin và truyền thông), là một tập hợp đa dạng các công cụ và tài nguyên công nghệ được sử dụng để giao tiếp, tạo ra, phổ biến, lưu giữ và quản lí thơng tin. Các công nghệ này bao gồm máy tính, Internet, cơng nghệ truyền thông (đài và vô tuyến), điện thoại... chứa đựng nhiều loại hình thơng tin để truy cập, lưu trữ và sử dụng (Anderson,2010).

1.2.1.2. Ứng dụng công nghệ trong giáo dục, học tập:

* (Educational technology) là việc sử dụng công nghệ để hỗ trợ quá trình dạy và học (Newhouse, December, 2002). Tương tự với thuật ngữ này có thuật ngữ: Ứng dụng công nghệ trong dạy học.

* Ứng dụng công nghệ trong học tập: là thuật ngữ ở Australia sử dụng

các kĩ thuật công nghệ để hỗ trợ quá trình học tập (Newhouse, December, 2002).

1.2.2. Biện pháp quản lí sử dụng ICT trong dạy học mơn tiếng Anh 1.2.2.1. Quản lí

Khái niệm “Quản lí” được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo F.W.Tay Lor (Nhà quản lí người Mỹ 1856 - 1915): “Quản lí là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất”. Theo H.Fayol (1841-1925), kỹ sư người Pháp: “Quản lí là kế hoạch hố, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”. Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ: Quản lí là một q trình định hướng mang tính hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lí mong muốn ( trích qua Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc,2010).

Sau khi xem xét phân tích các khái niệm quản lí trên có thể đưa ra khái niệm về quản lí dưới đây:

Quản lí là q trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên của một tổ chức, thực hiện các mục tiêu đặt ra bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất nhằm sử dụng các nguồn lực hợp lý để đạt được các mục đích đã định.

Quản lí có các chức năng: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá, phản hồi kết quả. Theo Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010) Kế hoạch hóa: Đó là việc xác định mục đích, mục tiêu cho những hoạt động trong tương lai của tổ chức và xác định các biện pháp, cách thức để đạt được mục đích đó. Tổ chức: Khi người quản lí đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hóa những ý tưởng ấy thành những hoạt động hiện thực. Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Người quản lí phải phối

hợp, điều phối tốt các nguồn nhân lực của tổ chức. Lãnh đạo (Chỉ đạo): Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân sự đã được tuyển dụng thì phải có người đứng ra lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức. Đó là q trình liên kết, liên hệ với người khác, hướng dẫn và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. Tất nhiên việc lãnh đạo không chỉ bắt đầu sau khi việc lập kế hoạch và thiết kế bộ máy đã hồn tất, mà nó xun suốt trong hoạt động quản lí. Kiểm tra, đánh giá: Đây là hoạt động theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.

Nói cách khác hoạt động quản lí là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra. Người quản lí là nhân vật có trách nhiệm phân bố nhân lực và các nguồn lực khác, chỉ dẫn sự vận hành của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức để tổ chức hoạt động có hiệu quả và đạt đến mục đích.

Người quản lí sử dụng các phương pháp quản lí để tác động lên nhân viên của mình. Các phương pháp quản lí này bao gồm:

Phương pháp hành chính: Là phương pháp dựa vào quyền uy quản lí

của người Hiệu trưởng để bắt buộc người dưới quyền phải chấp hành mệnh lệnh. Hiệu trưởng dùng phương pháp này nhằm thiết lập các mối quan hệ hợp lý giữa các cấp quản lí và khâu quản lí, giữa tập trung và phân cấp, giữa quyền hạn và trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trường để quản lí tốt hoạt động dạy học.

Phương pháp tâm lý giáo dục: Là phương pháp tác động của Hiệu

trưởng đến CBGV và học sinh thông qua các quan hệ tâm lý, tư tưởng, tình cảm: sự công nhận, khả năng thăng tiến, sự thành đạt, sự thách thức, tinh thần trách nhiệm... Qua các công việc nhằm tạo động cơ thúc đẩy mọi cá nhân hăng hái làm việc, học tập và giảng dạy. Phương pháp này được dùng rõ nhất trong các cuộc thi đua như: Hội giảng, soạn giáo án điện tử giỏi, thi soạn giáo án E-Learning,.... hoặc qua các phong trào, các cuộc vận động mà ngành giáo

dục phát động (cuộc vận động “hai không”, phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”...)

Phương pháp kinh tế: Là phương pháp lấy lợi ích vật chất làm động lực

thúc đẩy con người hành động. Các lợi ích được phân phối theo nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theo lao động. Người Hiệu trưởng điều phối hợp lí giữa lợi ích xã hội, tập thể và cá nhân, lợi ích giữa các cá nhân với nhau tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động trong nhà trường.

Phương pháp kĩ thuật trong quản lí: Là phương pháp sử dụng các

phương pháp và phương tiện kỹ thuật cho hoạt động quản lí, phương pháp này có tác dụng làm tăng tính khoa học cho các quyết định và làm nhẹ lao động quản lí của Hiệu trưởng. Các phương tiện quản lí trong các nhà trường hiện nay là máy tính, điện thoại, mạng internet và các thiết bị ứng dụng ICT khác.

1.2.2.2. Biện pháp quản lí

Theo từ điển Tiếng Việt (1994): “Biện pháp là cách thức làm, cách giải

quyết một vấn đề cụ thể”. Biện pháp quản lí là cách thức chủ thể quản lí sử

dụng các cơng cụ quản lí tác động vào việc thực hiện từng khâu của chức năng quản lí trong mỗi q trình quản lí nhằm tạo nên sức mạnh, tạo ra năng lực thực hiện mục tiêu quản lí. Q trình quản lí là q trình thực hiện các chức năng quản lí theo đúng nguyên tắc; các nguyên tắc đó được vận dụng và được thơng quan các biện pháp quản lí.

1.2.2.3. Biện pháp quản lí ứng dụng ICT trong dạy học mơn tiếng Anh.

Có thể hiểu biện pháp quản lí ứng dụng ICT trong dạy học môn tiếng Anh là việc các nhà quản lí trên cơ sở hiểu biết về lí luận quản lí; thực trạng các hoạt động quản lí trong mơn dạy học tiếng Anh và việc ứng dụng ICT trong môn học này để vận dụng các chức năng, phương pháp quản lí và cải tiến các hoạt động quản lí nhằm thúc đẩy giáo viên sử dụng ICT có hiệu quả và chất lượng hơn, từ đó thực hiện tốt hơn các mục tiêu dạy học tiếng Anh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên001 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)