Quản lí dạy họ cở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên001 (Trang 36 - 38)

Dạy học là hoạt động trung tâm của nhà trường. Vì vậy, trọng tâm quản lí trường học là quản lí dạy học. Nội dung của nó là quản lí hoạt động sư phạm của giáo viên và hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh. Đó là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lí, nhằm làm cho hoạt động dạy học diễn ra đúng mục đích, yêu cầu của dạy học, đảm bảo các nội dung của chương trình giáo dục, hình thành kiến thức, kĩ năng và các giá trị đạo đức của người học, đào tạo nguồn nhân lực cho một quốc gia.

Nghiên cứu của Jo Blasé (2008) và một số tác giả khác cho rằng quản lí dạy học có các chức năng:

Chức năng lập kế hoạch dạy học; chức năng tổ chức quá trình dạy học; chức năng lãnh đạo (chỉ đạo) quá trình dạy học trong mối tương quan với quá trình giáo dục và chức năng kiểm tra, đánh giá chất lượng của hoạt động dạy học.

Nhìn ở một góc độ khác, ba yếu tố chủ đạo để có thể quản lí dạy học thành cơng bao gồm: Tổ chức những hội thảo chuyên ngành giáo dục; Phát triển đội ngũ giáo viên; Nâng cao phản hồi từ giáo viên.

Mục tiêu quản lí dạy học là đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện người học với các tiêu chuẩn về chính trị - tư tưởng, văn hố – khoa học cơng nghệ, tay nghề thực hành và thể chất, được quy định trong mục tiêu giáo dục. Chất lượng đó là kết quả tổng hợp của nhiều hoạt động của quá trình giáo dục và của các hoạt động đảm bảo cho q trình đó (Nguyễn Gia Q, 2000).

Đối tượng của quản lí dạy học là hoạt động của người dạy, người học và các tổ chức sư phạm của nhà trường, của một khoa cụ thể, của một trường đại học, trường THPT, THCS cụ thể trong việc thực hiện các kế hoạch và chương trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học đó quy định với chất lượng cao.

Quá trình này do trường trực tiếp quản lí, nhưng nó có quan hệ tương tác, liên thơng với các tổ chức giáo dục khác hoặc các tổ chức, cơ quan khoa học, kỹ thuật, công nghệ, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao mà người học có điều kiện tham gia hoạt động. Trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế thị trường và cuộc cách mạng khoa học – công nghệ như hiện nay, các mối quan hệ là một trong những điều kiện để tối ưu hoá việc quản lí q trình dạy học (Phó Đức Hồ – Ngô Quang Sơn, 2008).

Để đạt được mục tiêu và u cầu quản lí nói trên, quản lí dạy học phải thực hiện các nội dung sau:

Quản lí mục tiêu dạy học, kế hoạch và chương trình giảng dạy: Là quản lí q trình giảng dạy, giáo dục của giáo viên sao cho có kế hoạch và chương trình giảng dạy được thực hiện đúng về nội dung, thời gian và quán triệt được các yêu cầu của mục tiêu dạy học.

Quản lí hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh: Là quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục của giáo viên, các nhiệm vụ học tập rèn luyện của học sinh; quản lí phương pháp và chất lượng dạy học. Việc quản lí nhằm đảm bảo các điều kiện dạy học, phát hiện kịp thời các nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục, đảm bảo chất lượng u cầu.

Ngồi ra, nhà trường cịn phải chú trọng đến các nội dung quản lí khác như: Quản lí phương tiện phục vụ dạy học, quản lí kiểm tra và đánh giá quá trình dạy học, xác nhận trình độ và cấp chứng chỉ văn bằng hay quản lí các hoạt động ngoài lớp, ngoài nhà trường, quản lí, điều phối hoạt động của các tổ chức sư phạm trong nhà trường (Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên001 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)