Đánh giá chung về mặt mạnh, mặt yếu và phân tích nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên001 (Trang 71)

2.3.1. Mặt mạnh

Nhà trường đã sử dụng nhiều biện pháp quản lí để thúc đảy việc ứng dụng ICT trong dạy học nói chung, dạy học mơn học tiếng Anh nói riêng. Trong đó, các biện pháp nâng cao nhận thức và biện pháp bồi dưỡng kĩ năng dạy tiếng Anh, xây dựng qui trình và quản lí qui trình soạn giáo án điện tử được những người tham gia khảo sát đánh giá ở mức tốt và khá (trên 60%). Một số biện pháp giúp học sinh học tốt hơn môn tiếng Anh như câu lạc bộ hay nhân rộng điển hình được sử dụng. Cơ sở vật chất thiết bị cần thiết cho việc ứng dụng ICT đang từng bước được đầu tư hoàn thiện theo hướng chuẩn hóa. Hầu hết giáo viên tiếng Anh đã có kiến thức kỹ năng tin học cơ bản. Các thầy cô giáo đều rất yêu nghề. Việc kết nối Internet với đường truyền ADSL - một điều kiện quan trọng cho việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng ứng dụng ICT vào dạy học đã được 100% các trường thực dù mới chỉ dừng lại ở việc giúp GV tra cứu.

2.3.2. Mặt yếu

Tuy đã đạt được một số kết quả nhưng việc ứng dụng ICT vào dạy học tiếng Anh cũng như cơng tác quản lí ứng dụng ICT nhằm khai thác, sử dụng các nguồn ICT trong dạy học môn Tiếng Anh ở 3 trường THPT trong phạm vi khảo sát cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. Những hạn chế bất cập nổi bật là:

1) Hạn chế về kiến thức và kĩ năng sử dụng ICT trong dạy học của GV. Kỹ năng sử dụng thiết bị hiện đại chưa thành thạo, nhuần nhuyễn, việc khai thác, sử dụng thiết bị ICT vào dạy học tiếng Anh còn hạn chế. GV tiếng Anh chưa nhận thức đúng bản chất của giáo án dạy học tích cực có ứng

dụng ICT nên quá lạm dụng vào việc chạy chữ trên màn hình, sử dụng cả tiết dạy bằng trình chiếu, gây “choáng” cho HS, biến giờ học thành giờ nhìn chép khơng phải giờ sử dụng giáo án DHTC có ứng dụng ICT, làm phân tán nội dung chính của bài học.

2) Hạn chế về CSVC, phương tiện ICT, các nguồn tư liệu sử dụng trong dạy học tiếng Anh và việc sử dụng có hiệu quả các thiết bị này. Mặc dù CSVC, TBDH phục vụ cho ứng dụng ICT vào dạy học đã được đầu tư nhưng còn thiếu nhiều so với việc mở rộng ứng dụng ICT vào dạy học nói chung, việc đổi mới PPDH bằng ICT nói riêng: tỷ lệ các thiết bị dạy học bằng ICT trên một lớp học còn thiếu nhiều; Số phịng đa năng q ít; thư viện điện tử chưa có. Việc khai thác và phát huy hiệu quả sử dụng CSVC, hạ tầng ICT cịn rất thấp; số giờ dạy có sử dụng các phương tiện ICT cịn ít. Sử dụng mạng Internet cho việc tìm kiếm thơng tin, tư liệu dạy học, thiết kế giáo án DHTC có ứng dụng ICT, thực hiện một bài giảng tích cực có ứng dụng ICT có hiệu quả cịn khó khăn. HS chưa được truy cập trực tiếp trong quá trình tiếp thu bài hoặc tham khảo theo nhu cầu riêng của các em.

3) Hạn chế trong đánh giá kết quả ứng dụng ICT trong dạy học của GV, đánh giá đang mang tính hình thức. Việc đánh giá rút kinh nghiệm qua các giờ dạy có ứng dụng ICT chưa được chú trọng. Ít có phản hồi cho GV về kết quả đánh giá để GV cải tiến việc dạy học.

4) Hạn chế về chỉ dẫn, hướng dẫn, tư vấn giáo viên chuẩn bị và thực hiện các giờ học có ứng dụng ICT. Văn bản hướng dẫn cịn chung chung, CBQL nhà trường khó khăn lúng túng khi chỉ đạo cụ thể.

5) Hạn chế về xây dựng và triển khai các chính sách, các nguồn hỗ trợ, khuyến khích việc dạy học có ứng dụng ICT. Các giờ dạy có ứng dụng ICT mới chỉ tập trung phần lớn ở những tiết dạy hội giảng, thao giảng. Các chương trình hỗ trợ dạy học, phương pháp áp dụng buộc giáo viên sử dụng ICT trong dạy học Tiếng Anh chưa được hiệu quả. Việc khen thưởng chưa có tác dụng cao để tạo động lực cho giáo viên.

6) Trình độ tiếng Anh của giáo viên cịn hạn chế, xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp còn thấp so với quy định chung của ngành.

2.3.3. Nguyên nhân

Có thể nói những mặt mạnh, những thành công ban đầu của đẩy mạnh ứng dụng ICT trong dạy học tiếng Anh ở các trường THPT trong tỉnh là nhờ có sự chỉ đạo từ Sở Giáo dục và Đào tạo để cho các trường có cơ sở pháp lí trong việc triển khai; sự cố gắng chung của toàn thể CBQL và GV các đơn vị trực thuộc, đặc biệt là đội ngũ GV tiếng Anh. Trên cơ sở những tác động tích cực trong cơng tác quản lí của nhà trường cũng như cơng tác quản lí ứng dụng ICT trong dạy học tiếng Anh có nhiều mặt tích cực như: CBQL đã chủ động tự nâng cao về trình độ tin học; đã đầu tư về cơ sở vật chất thiết bị phục vụ ứng dụng ICT…

Những hạn chế trong cơng tác quản lí việc ứng dụng ICT vào dạy học tiếng Anh là do việc hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện chưa cụ thể, kiểm tra đánh giá cịn mang tính hình thức. Việc sử dụng các phần mềm dạy học đơn giản, xây dựng kho tư liệu điện tử phục vụ dạy và học bộ môn, xây dựng trường học điện tử…chưa có. CBQL và GV tiếng Anh chưa nhận thức đúng bản chất của giáo án DHTC có ứng dụng ICT nên quá lạm dụng vào ICT. Một số GV tồn tại tư tưởng ngại đổi mới PPDH (nhất là một số giáo viên đã có tuổi) và thiếu kiến thức kĩ năng tin học; Một số GV tiếng Anh và CBQL giáo dục chưa thực sự cố gắng tự học, tự nâng cao khả năng ứng dụng ICT, chưa dám nghĩ, dám làm..

Kết luận chương 2

Trong chương 2 tác giả đã tiến hành đánh giá thực trạng ứng dụng ICT trong dạy học nói chung và dạy học mơn tiếng Anh nói riêng ở 03 trường THPT ở Điện Biên. Tác giả đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, hồi cứu tư liệu để thu thập, phân tích các thơng tin. Các nội dung đánh giá gồm: đánh giá nhận thức về ứng dụng ICT trong dạy học, trong dạy học môn tiếng Anh, khảo sát, quan sát năng lực dạy học sử dụng ICT của giáo viên mơn tiếng Anh, tìm hiểu chất lượng học tập nói chung, mơn tiếng Anh nói riêng của học sinh; đánh giá điều kiện CSVC và phương tiện ICT, trình độ của giáo viên phục vụ dạy học môn tiếng Anh. Tác giả tập trung đánh giá các biện pháp quản lí việc ứng dụng ICT trong dạy học môn tiếng Anh, làm nổi bật các ưu điểm và hạn chế của thực trạng dạy học ứng dụng ICT trong môn tiếng Anh. Tác giả đã phát hiện ra 3 ưu điểm chính:

+ Ưu điểm nhận thức về tầm quan trọng của việc sử dụng ICT trong dạy học, trong dạy học mơn tiếng Anh;

+ Ưu điểm về qui trình hướng dẫn soạn giáo án tích cực, sử dụng ICT + Bồi dưỡng kĩ năng dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên.

+ Coi trọng việc nâng cao trình độ tiếng Anh cho GV theo chuẩn qui định của Bộ GD&ĐT.

Tác giả tìm ra 6 hạn chế chủ yếu:

1) Hạn chế về kiến thức và kĩ năng sử dụng ICT trong dạy học của GV. 2) Hạn chế về CSVC, phương tiện ICT, các nguồn tư liệu sử dụng trong dạy học tiếng Anh và việc sử dụng chưa có hiệu quả các thiết bị này.

3) Hạn chế trong đánh giá kết quả ứng dụng ICT trong dạy học của GV, đánh giá đang mang tính hình thức.

4) Hạn chế về chỉ dẫn, hướng dẫn, tư vấn giáo viên chuẩn bị và thực hiện các giờ học có ứng dụng ICT.

5) Hạn chế về xây dựng nguồn và triển khai các chính sách hỗ trợ việc dạy học có ứng dụng ICT.

6) Trình độ tiếng Anh chuẩn của giáo viên còn hạn chế (các trường đều đang triển khai để nâng chuẩn).

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH ĐIỆN BIÊN 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Việc đề xuất các biện pháp quản lí ứng dụng ICT trong dạy học tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT ở tỉnh Điện Biên phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ

Ngun tắc này địi hỏi phải coi trọng tất cả các biện pháp, không đề cao biện pháp này, hạ thấp biện pháp kia, biết kết hợp biện pháp chung với biện pháp mang tính đặc thù. Yêu cầu này phải xuất phát từ bản chất của q trình quản lí trong đó các khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá nằm trong chu kì quản lí và đều có vai trị quan trọng như nhau, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp đồng nghĩa với đảm bảo các điều kiện về đội ngũ giáo viên và CSVC-TBDH. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong việc quản lí thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng ICT trong dạy học tiếng Anh.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hoá chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các nguyên tắc giáo dục của ngành trong q trình quản lí, chú trọng các mục tiêu ưu tiên như việc ứng dụng ICT trong dạy học. Các biện pháp quản lí của lãnh đạo từ Sở GD - ĐT đến các trường phải được dựa trên tình trạng thực tế việc ứng dụng ICT nói chung và việc ứng dụng ICT trong dạy học tiếng Anh nói riêng ở đơn vị.

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp quản lí phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lí của các trường học một cách thuận lợi, đem lại hiệu quả cao trong việc

thực hiện các chức năng của người CBQL. Để đạt được điều này khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình với các bước tiến hành cụ thể, chính xác trong dạy học tiếng Anh của CBQL và GV; Đảm bảo rằng các thành tố như giáo viên, CSVC-TBDH có đủ để triển khai biện pháp.

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lí ứng dụng ICT trong dạy học tiếng Anh ở các trường THPT tỉnh Điện Biên Anh ở các trường THPT tỉnh Điện Biên

3.2.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng giáo viên kiến thức và kĩ năng sử dụng ICT trong dạy học môn tiếng Anh trong dạy học môn tiếng Anh

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng đội ngũ GV thành thạo các kiến thức và kĩ năng ICT sử dụng trong dạy học môn Tiếng Anh, làm chủ việc thiết kế và sử dụng giáo án DHTC có ứng dụng ICT nhằm nâng cao chất lượng học tập môn tiếng Anh cho học sinh.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp và cách thức thực hiện

- Nâng cao nhận thức của GV về vai trò, ý nghĩa của ICT đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy để họ tích cực ứng dụng ICT trong dạy học. Thông qua sinh hoạt chuyên môn, qua các trao đổi hằng ngày, qua các văn bản chỉ thị và qua các loại tờ rơi giúp GV hiểu rằng, các thiết bị ICT là những công cụ tốt nhất sử dụng trong dạy học để tích cực hóa người học. GV muốn có các giờ dạy hấp dẫn và dễ dàng hình thành các kĩ năng nghe nói, đọc viết tiếng Anh thì cần sử dụng ICT trong dạy học. Họ cần có trách nhiệm và ý thức hơn trong việc ứng dụng ICT vào dạy học môn tiếng Anh giúp học sinh được lĩnh hội tiếng Anh bản xứ thông qua các videoclips.

- Bồi dưỡng cho GV các kiến thức, kĩ năng tin học sau:

+ Cung cấp các kiến thức và kĩ năng sử dụng trình chiếu powerpoint, chuẩn bị bài giảng có ứng dụng ICT.

+ Làm cho GV hiểu rõ vấn đề ứng dụng ICT khơng phải là một hình thức để GV bấm máy “chiếu chữ” mà đó là sự khai thác chắt lọc các thơng tin như hình ảnh, chữ viết, màu sắc, âm thanh, biểu mẫu, .v.v. Khi sử dụng các

phần mềm hỗ trợ cần kết hợp với PPDH tích cực để làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú học tập và kích thích tư duy người học.

Để bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng tin học cho GV, nhà trường mời giáo viên tin học tập huấn cách thiết kế các slide, cách chèn hình ảnh, đường kết nối, cách tạo âm thanh… trong một bài giảng. Cho giáo viên xem một số trình bày powerpoint mẫu và mời giáo viên tiếng Anh sử dụng tốt trình bày kinh nghiệm, minh họa và dạy mẫu trên học sinh cho các giáo viên khác làm theo. Chỉ cho giáo viên các trang web có chứa các hình ảnh, câu chuyện, phim, videoclips, trò chơi, các tư liệu tiếng Anh sử dụng trong dạy học và cách khai thác để giáo viên có thể ứng dụng trong bài dạy. Các nhà trường nên duy trì tốt các hoạt động của trang ".truongtructuyen.edu.vn"để GV có thể trao đổi chuyên môn.CBQL kiểm tra đượcviệc thực hiện chuyên mơn của các tổ, nhóm

+ Hướng dẫn GV cách soạn các bài kiểm tra trên một số phần mềm để kiểm tra kiến thức tiếng Anh của học sinh. Các phần mềm này giúp GV kiểm tra nhanh việc nắm kiến thức cơ bản của học sinh và làm cho việc đánh giá kết quả khách quan hơn. Mặt khác tận dụng được các cơ hội để học sinh rèn được các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết, nâng cao được chất lượng dạy học mơn tiếng Anh và có hình thức kiểm tra phù hợp với xu thế học ngoại ngữ hiện nay. Ví dụ, để kiểm tra cách phát âm, từ vựng, ngữ pháp có thể tiến hành theo các bước sau:

 Bước 1: Xác định các kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra.

 Bước 2: Thiết kế các đoạn Video Clips có hình ảnh động nhưng đã bỏ lời

thoại.

 Bước 3: Phân vai để học sinh tham gia thể hiện lời thoại trong các đoạn

Video Clips

 Bước 4: Đánh giá cho điểm

 Cho học sinh các nhóm khác nhận xét về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng

 Luyện tập để chính học sinh tham gia vào q trình tự đánh giá.

Hoặc để kiểm tra ngữ âm và bổ sung vốn từ vựng cho học sinh có thể sử dụng các

đĩa phim ca nhạc có lời đã được cắt tiếng (Karaoke để học sinh hát theo).

Học sinh có thể chấm điểm theo các tiêu chí: về ngữ âm, về cách thể hiện. +Rèn luyện kĩ năng nghe, phát âm và viết tiếng Anh thông qua các phần mềm tiếng Anh cho giáo viên.

Mời chuyên gia chỉ cho giáo viên các phần mềm tiếng Anh, yêu cầu GV luyện tập khả năng nghe, phát âm và viết tiếng Anh để có thể dạy và truyền đạt chính xác kiến thức và các kĩ năng tiếng Anh cho học sinh. Hướng dẫn GV cách khai thác, sử dụng các phần mềm này cho việc tự học và sử dụng trong bài học.

+ Rèn luyện các kỹ năng sử dụng các thiết bị vi tính cho GV: sử dụng hệ điều hành Windows, kỹ năng vận hành máy chiếu đa năng và các TBDH hiện đại khác, kỹ năng sử dụng các phần mềm văn phòng như MS WORD để soạn thảo văn bản; MS EXCEL để thống kê điểm và xếp loại học sinh theo thang điểm.

+ Bồi dưỡng giáo viên các phương pháp dạy học tích cực và cách sử dụng các phương tiện ICT kết hợp với các phương pháp tích cực này để tích cực hóa học sinh trong q trình học tập. Hướng dẫn GV ứng dụng trị chơi điện tử, các tương tác âm thanh và hình ảnh, ứng dụng các loại mobi (điện thoại di động, ipad…) youtube, phim ảnh trong dạy học... để thiết kế giáo án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên001 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)