Giải pháp quản lí đổi mới dạy học ngoại ngữ theo đề án đổi mới Dạy và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên001 (Trang 38 - 42)

và học ngoại ngữ giai đoạn 2008 – 2020

Cùng với ICT - ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh - là cơng cụ có tầm quan trọng chiến lược hàng đầu trong thời đại tồn cầu hóa, đối với mỗi con người, mỗi cơng dân toàn cầu, và đối với mỗi đất nước, mỗi dân tộc. Ngày 30 tháng 9 năm 2008 Thủ tướng đã ký QĐ số 1400/QĐ-TTg v/v Phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" trong đó xác định mục tiêu của đề án là đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại

ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân VN, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

Khung trình độ năng lực ngoại ngữ thống nhất, chi tiết gồm 6 bậc, tương thích với các bậc trình độ ngoại ngữ quốc tế thơng dụng để làm căn cứ biên soạn chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy và xây dựng tiêu chí đánh giá ở từng cấp học, trình độ đào tạo, bảo đảm sự liên thông trong đào tạo ngoại ngữ giữa các cấp học.

Bậc 1: Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ

ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/bạn bè… Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ.

Bậc 2: Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường

xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thơng tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm).

Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mơ tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.

Bậc 3: Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát

biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí... Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngơn ngữ đó. Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm.

Có thể mơ tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình.

Bậc 4: Có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ

của bản thân. Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ.

Có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau.

Bậc 5: Có thể hiểu và nhận biết được hàm ý của các văn bản dài với

phạm vi rộng. Có thể diễn đạt trơi chảy, tức thì, khơng gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt.

Có thể sử dụng ngơn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chun mơn. Có thể viết rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện được khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ ngữ nối câu và các công cụ liên kết.

Bậc 6: Có thể hiểu một cách dễ dàng hầu hết văn nói và viết. Có thể

tóm tắt các nguồn thơng tin nói hoặc viết, sắp xếp lại thơng tin và trình bày lại một cách logic. Có thể diễn đạt tức thì, rất trơi chảy và chính xác, phân biệt được các ý nghĩa tinh tế khác nhau trong các tình huống phức tạp.

* Khung trình độ năng lực ngoại ngữ bao gồm các tiêu chuẩn:

Bộ GD- ĐT vừa công bố các yêu cầu cơ bản về năng lực giáo viên tiếng Anh phổ thơng. Theo đó, năng lực giáo viên tiếng Anh phổ thơng bao gồm các tiêu chí về kiến thức và kĩ năng giúp cho giáo viên có căn cứ để phấn đấu nâng cao năng lực nghề nghiệp.

Nội dung yêu cầu gồm 5 lĩnh vực: Kiến thức về mơn học và chương

trình; kiến thức về dạy học tiếng Anh; kiến thức về học sinh; giá trị và thái độ nghề nghiệp; kết nối và rút kinh nghiệm về dạy học tiếng Anh.

Cụ thể, giáo viên tiếng Anh phải đạt bậc 4/6 (đối với giáo viên tiểu học và THCS), bậc 5/6 (đối với giáo viên THPT) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cần có sự hiểu biết cơ bản về văn hóa của các nước nói tiếng Anh; có khả năng so sánh, đối chiếu với văn hóa Việt Nam và đưa các kiến thức văn hóa vào việc giảng dạy. Có khả năng sử dụng các tài

liệu văn học, văn hóa và học thuật viết bằng tiếng Anh phù hợp với cấp học để dạy tiếng Anh. Có khả năng tổ chức quá trình dạy học, sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học khác nhau để dạy 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết cho học sinh phù hợp với cấp học...Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thơng đạt trình độ bậc 3 ( B1) theo khung năng lực ngoại ngữ ( KNLNN).

* Trong lĩnh vực dạy ngoại ngữ, các giải pháp đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020 được xác định:

1)Triển khai thực hiện các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng giáo viên ngoại ngữ các cấp học, nhằm bổ sung, chuẩn hóa về trình độ đào tạo đội ngũ theo quy định.

2) Mở các khoá bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho những người đạt trình độ ngoại ngữ theo quy định mà có nguyện vọng được tuyển dụng làm giáo viên, giảng viên dạy ngoại ngữ;

3) Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. Khuyến khích bồi dưỡng giáo viên qua các khố tập huấn quốc tế trong nước và nước ngoài, được cấp chứng chỉ quốc tế;

4) Thực hiện đổi mới công tác tuyển sinh đào tạo giáo viên ngoại ngữ theo hướng tăng cường tính tự chủ của các nhà trường trong công tác tuyển sinh đào tạo bồi dưỡng;

5) Khuyến khích mạnh mẽ, tạo cơ chế thuận lợi để các trường liên kết, hợp tác giảng dạy, đào tạo, tuyển dụng người Việt Nam ở nước ngồi hoặc người nước ngồi có đủ trình độ ngoại ngữ làm giáo viên dạy ngoại ngữ trong các nhà trường;

6) Nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung, hồn chỉnh các cơ chế, chính sách chế độ cần thiết, phù hợp, đáp ứng yêu cầu của công tác giảng dạy, học tập ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân;

7) Xây dựng, ban hành các chính sách đầu tư, các tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất đối với các cơ sở đào tạo ngoại ngữ;

8) Đẩy mạnh cơng tác xã hội hố, thu hút sự đóng góp của tồn xã hội cho công tác dạy và học ngoại ngữ; khuyến khích đầu tư nước ngồi phát triển mở rộng các loại hình cơ sở đào tạo ngoại ngữ;

9) Hoàn chỉnh các quy định về việc dạy và học, kiểm tra, đánh giá, cấp văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ; khuyến khích thành lập các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ có chất lượng;

10) Tăng cường cơng tác tun truyền nhằm nâng cao nhận thức toàn xã hội; nhất là đối với thế hệ trẻ về việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng yêu cầu mới…

Phấn đấu từ nay đến năm 2015 tổ chức được cho 100% số giáo viên ngoại ngữ của các trường cao đẳng, đại học và một bộ phận giáo viên ngoại ngữ của các trường phổ thông, dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp được đi học tập, bồi dưỡng chuyên môn ngắn hoặc dài hạn ở các nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên001 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)