Thực trạng ứng dụng ICT trong dạy học môn Tiếng Anh ở các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên001 (Trang 57)

2.2. Phân tích kết quả đánh giá thực trạng

2.2.2. Thực trạng ứng dụng ICT trong dạy học môn Tiếng Anh ở các trường

trường THPT tỉnh Điện Biên

2.2.2.1. Nhận thức về ứng dụng ICT trong dạy học môn Tiếng Anh

CBQL các trường đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của sử dụng ICT trong việc nâng cao chất lượng dạy và học; giáo viên có hiểu biết cơ bản rằng việc ứng dụng ICT vào dạy học là xu thế phát triển tất yếu trong giáo dục. Ban giám hiệu các trường đều xác định không những phải tăng cường ứng dụng ICT mà còn phải tham mưu giúp lãnh đạo cấp trên trong quản lí và ứng dụng ICT, cũng như giúp ngành giáo dục bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chun mơn cho GV địa phương. Vì vậy CBQL cũng tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học của mình, đáp ứng yêu cầu trong cơng tác quản lí hiện nay (100 % CBQL đã biết sử dụng Word, Excel, Power poit). Tuy nhiên khái niệm ứng dụng ICT trong dạy học nói chung và dạy học Tiếng Anh nói riêng cịn được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau. Ví dụ, đại đa số giáo viên và

CBQL chưa hiểu rõ ICT là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Information and Communication Technology (Công nghệ thông tin và truyền thông), và cũng chưa biết đến sự đa dạng của các loại phương tiện ICT. Hiểu biết của CBQL

nhà trường về các phần mềm trong dạy học Tiếng Anh thì khá hạn chế.

Kết quả điều tra cho thấy, 80% giáo viên và CBQL nhà trường đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dạy và học tiếng Anh cho học sinh và cho rằng ứng dụng ICT rất cần thiết; 20% cho rằng ứng dụng ICT không tạo sự khác biệt trong dạy học môn tiếng Anh. 80% nhận thấy rằng, các công cụ và các phương tiện ICT làm cho việc dạy và học tiếng Anh trở nên hấp dẫn hơn, ví dụ như cho học sinh xem các video clip hay phim có phụ đề tiếng Anh làm cho các em hứng thú học hơn. Quan trọng hơn, 87% giáo viên và CBQL nhà trường cho rằng ứng dụng ICT giúp học sinh phát huy được sự sáng tạo, các kĩ năng nghe nói và đọc tiếng Anh. Tuy nhiên, nhận thức về việc nên ứng dụng các loại phương tiện ICT khác nhau của giáo viên và CBQL nhà trường cũng khác nhau. 100% CBQL nhà trường cho rằng giáo viên nên sử dụng giáo án điện tử nhưng chỉ có 66.7% giáo viên đồng ý cần sử dụng giáo án điện tử trong dạy học môn tiếng Anh. Như vậy về mặt nhận thức giáo viên và CBQL nhà trường đều đã có sự giác ngộ khá cao.

2.2.2.2. Các điều kiện thiết bị ICT của môn Tiếng Anh

Thông qua việc thực hiện chủ trương chuẩn hoá CSVC trường học; phát huy sức mạnh toàn dân tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học các trường THPT trong tồn tỉnh đã được trang bị phịng máy tính. Tuy nhiên phịng máy này chỉ dùng để dạy học sinh môn tin học, hầu như không sử dụng để dạy môn tiếng Anh. Chỉ có 2/3 các trường trong tồn tỉnh có phịng đa năng, nhưng hiệu quả sử dụng những phòng này chưa cao. Duy chỉ có trường THPT chun Lê Q Đơn vận hành tốt phòng học đa năng nhưng số cabin lại ít hơn so với thực tế học sinh trên lớp. Đặc biệt ở hầu hết các trường đều có phịng lab nhưng hiệu quả khai thác phòng học hiện đại này chưa cao; Có trường từ khi lắp đặt khơng sử dụng được vì thiết bị khơng đồng

bộ, có trường do thiết bị quá hiện đại, trình độ giáo viên có hạn nên cũng không sử dụng được. Ở trường DTNT THPT Tuần Giáo số máy chiếu lại quá ít, thường để tập trung ở kho thiết bị, giáo viên có nhu cầu phải đăng ký mượn và vận chuyển đến lớp giảng dạy nên nhiều giáo viên thiếu mặn mà thường ngại thực hiện thao tác đăng ký và chuẩn bị sử dụng.

Việc ứng dụng ICT của giáo viên hầu hết đều dựa trên các phương tiện cá nhân vì các nhà trường vẫn còn rất thiếu thốn các phương tiện ICT. Các videoclips, băng dạy tiếng Anh…chủ yếu do cá nhân giáo viên tích lũy.

Bảng 2.4. Thống kê cơ sở vật chất, thiết bị năm học 2013 – 2014 của 3 trường

Trường Lớp Số phịng máy tính Số phịng đa năng Phòng thư viện điện tử Hệ thống đường truyền Internet tốc độ cao ADSL Đài Cassette phục vụ dạy-học ngoại ngữ (chiếc) Máy chiếu (chiếc) Phần mềm hỗ trợ giảng dạy THPT Phan Đình Giót 27 03 0 0 có 10 15 0 THPT Chuyên LQĐ 28 03 1 0 có 10 20 0 DTNT THPT Tuần Giáo 17 02 0 0 có 5 10 0 Tổng 72 5 01 0 có 25 45 0

( Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm tra CSVC nhà trường cuối năm học 2013-2014)

Năm học 2008 – 2009 với chủ đề là ứng dụng ICT trong dạy học, các trường đã được đầu tư thêm máy móc, TBDH, được trang bị thêm một vài

máy tính, một vài máy Cassette dành riêng cho tổ ngoại ngữ. Tuy nhiên việc sử dụng đài quay băng khơng cịn phù hợp với xu thế dạy học hiện nay. Các trường đã tập trung ngân sách đầu tư đường truyền Internet và phòng làm việc cho GV. Tuy nhiên, GV ít thiết kế giáo án dạy học tích cực có ứng dụng ICT và họ chưa tích cực truy cập mạng để tải dữ liệu, tham khảo các trang giáo dục, các bài giảng mẫu của các giáo viên khác.

2.2.2.3. Khả năng ứng dụng ICT của giáo viên môn Tiếng Anh

Trong thực tế, có 14 GV đã dùng máy tính xách tay trong dạy học mơn tiếng Anh, 66.7% dùng các tư liệu tiếng Anh tải về từ mạng intenret, 86.7% dùng đèn chiếu, 53.3% dùng catset để cho học sinh nghe các đoạn băng tiếng Anh, có 13.3% giáo viên trẻ sử dụng điện thoại để tải các đoạn phim, câu chuyên bằng tiếng Anh sử dụng cho việc dạy học tiếng Anh. Mức độ ứng dụng thường xuyên ICT trong dạy học mơn tiếng Anh là 26.6%, cịn 70% sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng. Qua khảo sát có 70% giáo viên cho rằng họ có khả năng ứng dụng các phương tiện ICT trong dạy học môn tiếng Anh ở mức khá (áp dụng thông dụng) và 30% đánh giá năng lực sử dụng trung bình (mức cơ bản). Giáo viên và CBQL nhà trường đều nhận thấy kĩ năng dạy học sử dụng các phương tiện ICT của giáo viên và học sinh đều hạn chế và đây là khó khăn lớn nhất cho các trường trong việc thúc đẩy giáo viên ứng dụng ICT trong dạy học. 50% giáo viên cho rằng họ khó khăn khi sử dụng các phương tiện ICT. Đặc biệt 90% giáo viên cho biết họ tốn rất nhiều thời gian khi chuẩn bị bài giảng có sử dụng các phương tiện ICT và đây là một bất lợi cho họ. 3.4% giáo viên được khảo sát chưa bao giờ sử dụng ICT trong dạy học. Hầu hết các giáo viên đều không biết đến các phần mềm dạy tiếng Anh.

Thói quen khai thác giữ liệu qua internet ít được GV quan tâm. Các ứng dụng trò chơi điện tử, các tương tác âm thanh và hình ảnh, ứng dụng các loại mobi (điện thoại di động, ipad…) youtube, phim ảnh trong dạy học, các phần mềm dạy học… cịn rất ít. Nhiều phần mềm giảng dạy tiếng Anh được nghiên cứu và sử dụng và có sẵn trên các website: ATutor E-Learning System

- ocad.ca ; full version free software, english teaching software;

english language teaching software nhưng hầu như chưa được GV khai thác

và sử dụng.

Qua quan sát 06 tiết dạy học tiếng Anh của 06 giáo viên và phỏng vấn học sinh tại các trường, cho thấy, giáo viên đã sử dụng một số phương tiện ICT nhưng khơng thường xun và rất ít. Thao tác khi sử dụng phịng lab còn lúng túng, chưa khai thác hết các chức năng từ máy chủ. Học sinh chưa quen với hệ thống điều khiển trong từng cabin. Hầu như internet không phổ biến đến học sinh để các em có thể truy cập những thơng tin các em muốn tìm hiểu ngay tại trường.

Những GV giảng dạy các tiết có ứng dụng ICT thường mắc những lỗi sau:

+ Lỗi ở khâu chuẩn bị: Về nội dung thiếu thông tin thời sự, chưa biết

chắt lọc và tinh giản kiến thức cơ bản cần trình bày trên các slide. Về tư liệu hình ảnh được tạo siêu liên kết vào bài học thường rơi vào hai tình huống, thừa hoặc thiếu. Chưa có hệ thống tư liệu được nghiên cứu cẩn thận phục vụ cho phù hợp với bài giảng, do chưa nắm bắt được cách ứng dụng và thiếu kinh nghiệm.

+ Lỗi ở khâu thiết kế: Số lượng slide thường nhiều hơn mức cần thiết,

tốc độ lật nhanh làm cho HS không kịp tiếp thu. Việc phối hợp màu sắc không chuẩn và thiếu các nguyên tắc cơ bản về độ sáng/tối, độ đậm/nhạt, độ tương phản khiến cho các slide không đạt tới sự hài hoà cần thiết, gây ức chế tâm lý cho học sinh. Lạm dụng các hiệu ứng chuyển động là vấn đề thường gặp nhất ở các GV mới bắt đầu sử dụng. Lý do chủ yếu chính là hiểu sai về việc ứng dụng ICT vào bài dạy như thế nào dẫn đến lạm dụng trình chiếu, đa số sử dụng slide thay cho bảng viết, chưa thể hiện được thế nào là một giáo án dạy học tích cực (DHTC) có ứng dụng ICT.

+ Lỗi ở khâu dạy học trên lớp: GV quá phụ thuộc vào thiết bị và công

cố định, cứ thế thực hiện khơng tính đến các tình huống dạy học mới xuất hiện trên lớp, đòi hỏi GV phải điều chỉnh. Nguyên nhân sâu xa là GV chưa làm chủ được cơng nghệ, ngại dừng việc trình chiếu để bổ sung, sửa chữa bài giảng ngay tại lớp. Đặc biệt là không kết hợp hiệu quả được với các phương pháp, biện pháp dạy học khác.

Khảo sát cho thấy, những lí do họ ít sử dụng ICT là do: mất quá nhiều thời gian chuẩn bị (90%). Do thời gian soạn bài chủ yếu vào các buổi tối và các ngày nghỉ. Bên cạnh đó giáo vien có quá nhiều các công việc gia đình, con cái, chấm chữa bài, thăm hỏi gia đình học sinh, các loại hồ sơ, sổ sách và các hoạt động chuyên môn, xã hội khác. Đây chính là ngun nhân mà giáo viên khơng thể soạn bài tốt nếu như lao động với cường độ bình thường. Các nguyên nhân khác là do học sinh hạn chế kĩ năng ICT làm cho giáo viên khó khăn (56.7% học sinh khơng có kĩ năng sử dụng ICT), do thiếu phương tiện (67%). Mặc dù các trường đã có thư viện song đầu sách phục vụ công tác giảng dạy và sách nghiệp vụ cịn ít và chưa đầy đủ. Các phương tiện hỗ trợ công tác thiết kế giáo án có ứng dụng ICT cịn thiếu thốn. Hoạt động của tổ chuyên môn tương đối đều đặn theo định kì một buổi trong tuần, song chất lượng còn thấp chưa chú ý đến việc soạn bài tập thể. Khả năng tổ chức chỉ đạo của các tổ chun mơn cịn nhiều bất cập dẫn đến việc trao đổi kinh nghiệm cũng như phương pháp soạn bài để nâng cao chất lượng bài soạn còn hạn chế. Trong trường hợp đặc biệt như thi GV dạy giỏi, hội giảng... thì việc soạn bài tập thể đã đạt hiệu quả đáng kể.

Trong quá trình quan sát CBQL chỉ đạo chuyên môn và tiếp xúc với đội ngũ GV của các đơn vị tác giả nhận thấy đa số GV đều cảm thấy ngại thiết kế và sử dụng giáo án có ứng dụng ICT. Vẫn cịn có bộ phận GV tồn tại tư tưởng ngại đổi mới PPDH; cịn có nhiều GV và CBQL ở các cấp chưa hiểu về bản chất của ứng dụng ICT, qui trình thiết kế và sử dụng ứng dụng ICT trong tiết dạy học tích cực. Sự thiếu thống nhất trong chỉ đạo của các cấp quản lí là những nguyên nhân làm cho việc chuẩn bị giờ dạy có sử dụng ICT trong dạy

học bị hạn chế. Thậm chí có giáo viên cịn cho rằng việc ứng dụng ICT trong dạy học chỉ dành riêng cho những tiết thao giảng hoặc thiết kế bài để dự thi. Ngược lại cũng có người biết thiết kế nhưng lại khơng có điều kiện để sưu tầm tư liệu, khơng có kho tư liệu điện tử hỗ trợ họ phải tự làm, nên nhiều khi có thể làm được nhưng họ cũng ngại, không tự tin. Mặt khác, GV chưa nhận thức đầy đủ về đổi mới phương pháp dạy học, phổ biến là trình chiếu, là cách dạy thơng báo các kiến thức định sẵn, cách học thụ động, chứ chưa phải là giáo án DHTC có ứng dụng ICT. Mặc dù đã có sự tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, song cũng chưa phát huy hiệu quả cao trong dạy học. Nhận thức về quy trình dạy học mới chỉ dừng lại ở mức độ làm sao cho học sinh dễ hiểu,

dễ nhớ và làm theo cho đúng mà chưa thấy cái đích cuối cùng là: Dạy cho học

sinh cách học, phương pháp học, làm cho học sinh tự tìm đến tri thức và vận dụng sáng tạo, gắn mọi hoạt động vào với thực tiễn. Bên cạnh đó, nhiều

GVcịn có tâm lí ngại thay đổi, khơng đầu tư suy nghĩ tìm tịi, ít đọc tài liệu thiếu cập nhật thơng tin. Đó là những trở ngại lớn cho việc thiết kế và sử dụng giáo án có ứng dụng ICT để thực hiện các phương pháp dạy học tích cực của GV. Học sinh không hứng thú học môn tiếng Anh vì nhà trường quá thiếu phương tiện ICT, mất thời gian và do các em không thấy tác dụng của môn tiếng Anh đối với việc học tập và tương lai của các em. Các em cho biết, các em chỉ hứng thú với giờ học nào giáo viên có cho xem videoclip hay phim hay có các trị chơi. Nhưng những giờ học như thế lại quá ít. Đại bộ phận các em còn ỷ lại, thụ động dựa dẫm vào thầy cơ, chỉ quen học vẹt, ít tư duy, học tủ, học lệch, hạn chế về việc vận dụng kiến thức vào việc làm bài tập, cách trình bày một đoạn văn, câu văn ngắn….

2.2.3. Thực trạng quản lí ứng dụng ICT trong dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT tỉnh Điện Biên

2.2.3.1. Thực trạng vận dụng các chức năng quản lí.

a) Triển khai kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo để nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh và việc ứng dụng ICT trong dạy học môn tiếng Anh

Các trường căn cứ nhiệm vụ năm học của Bộ và Sở GD&ĐT Điện Biên để xây dựng kế hoạch năm học, trong đó có kế hoạch năm học dành cho các môn học và môn tiếng Anh. Sở GD&ĐT Điện Biên ban hành công văn số 1509/SGD ĐT- hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 về CNTT&NCKH, yêu cầu các trường tập huấn và bồi dưỡng GV, tổ chức hội thảo, triển khai chương trình cơng nghệ giáo dục và E-learning… Trên cơ sở các hướng dẫn này các trường có các kế hoạch triển khai về ứng dụng ICT ngay từ đầu năm học, cho GV đăng ký dự thi thiết kế bài giảng điện tử E- learning, thi kiến thức liên mơn, bài giảng Dư địa chí....thậm chí cịn đưa ra chỉ tiêu cụ thể, ví dụ, trường THPT Phan Đình Giót quy định mỗi GV thực hiện 2 giờ dạy có ứng dụng ICT/ kỳ học. Trường DTNT THPT Tuần Giáo đưa vào tiêu chí tính điểm thi đua đối với mỗi tiết dạy có ứng dụng ICT...Đầu năm trường THPT Phan Đình Giót và THPT Chun Lê Q Đơn tổ chức cho GV thi kiểm tra trình độ tin học, nếu không đạt sẽ không được soạn, giảng bằng máy tính. Các trường tổ chức tập huấn cho CBGV, động viên khen thưởng các GV tích cực ứng dụng và có sáng kiến trong ứng dụng ICT, chỉ đạo giáo viên bám sát chương trình mơn tiếng Anh, chú trọng cá nhân hóa học sinh. Tuy nhiên công tác chỉ đạo thực hiện vẫn còn nhiều khâu vướng mắc, chưa đồng nhất; chưa có hướng chỉ đạo cụ thể về cách soạn bài và cách sử dụng các phương pháp dạy học ứng dụng ICT. Do đó khi tổ chức tập huấn bồi dưỡng thiết kế giáo án có ứng dụng ICT hầu hết là theo kiểu trình chiếu, đa số GV sử dụng Microsoft Office PowerPoint để thiết kế trình chiếu cả giờ dạy 45 phút và thay vì viết bảng, ngay cả cuộc thi GV dạy giỏi cấp tỉnh, tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên001 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)