3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lí ứng dụng ICT trong dạy học tiếng Anh
3.2.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng giáo viên kiến thức và kĩ năng sử dụng ICT
trong dạy học môn tiếng Anh
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng đội ngũ GV thành thạo các kiến thức và kĩ năng ICT sử dụng trong dạy học môn Tiếng Anh, làm chủ việc thiết kế và sử dụng giáo án DHTC có ứng dụng ICT nhằm nâng cao chất lượng học tập môn tiếng Anh cho học sinh.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp và cách thức thực hiện
- Nâng cao nhận thức của GV về vai trò, ý nghĩa của ICT đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy để họ tích cực ứng dụng ICT trong dạy học. Thông qua sinh hoạt chuyên môn, qua các trao đổi hằng ngày, qua các văn bản chỉ thị và qua các loại tờ rơi giúp GV hiểu rằng, các thiết bị ICT là những công cụ tốt nhất sử dụng trong dạy học để tích cực hóa người học. GV muốn có các giờ dạy hấp dẫn và dễ dàng hình thành các kĩ năng nghe nói, đọc viết tiếng Anh thì cần sử dụng ICT trong dạy học. Họ cần có trách nhiệm và ý thức hơn trong việc ứng dụng ICT vào dạy học môn tiếng Anh giúp học sinh được lĩnh hội tiếng Anh bản xứ thông qua các videoclips.
- Bồi dưỡng cho GV các kiến thức, kĩ năng tin học sau:
+ Cung cấp các kiến thức và kĩ năng sử dụng trình chiếu powerpoint, chuẩn bị bài giảng có ứng dụng ICT.
+ Làm cho GV hiểu rõ vấn đề ứng dụng ICT khơng phải là một hình thức để GV bấm máy “chiếu chữ” mà đó là sự khai thác chắt lọc các thơng tin như hình ảnh, chữ viết, màu sắc, âm thanh, biểu mẫu, .v.v. Khi sử dụng các
phần mềm hỗ trợ cần kết hợp với PPDH tích cực để làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú học tập và kích thích tư duy người học.
Để bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng tin học cho GV, nhà trường mời giáo viên tin học tập huấn cách thiết kế các slide, cách chèn hình ảnh, đường kết nối, cách tạo âm thanh… trong một bài giảng. Cho giáo viên xem một số trình bày powerpoint mẫu và mời giáo viên tiếng Anh sử dụng tốt trình bày kinh nghiệm, minh họa và dạy mẫu trên học sinh cho các giáo viên khác làm theo. Chỉ cho giáo viên các trang web có chứa các hình ảnh, câu chuyện, phim, videoclips, trò chơi, các tư liệu tiếng Anh sử dụng trong dạy học và cách khai thác để giáo viên có thể ứng dụng trong bài dạy. Các nhà trường nên duy trì tốt các hoạt động của trang ".truongtructuyen.edu.vn"để GV có thể trao đổi chuyên môn.CBQL kiểm tra đượcviệc thực hiện chuyên mơn của các tổ, nhóm
+ Hướng dẫn GV cách soạn các bài kiểm tra trên một số phần mềm để kiểm tra kiến thức tiếng Anh của học sinh. Các phần mềm này giúp GV kiểm tra nhanh việc nắm kiến thức cơ bản của học sinh và làm cho việc đánh giá kết quả khách quan hơn. Mặt khác tận dụng được các cơ hội để học sinh rèn được các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết, nâng cao được chất lượng dạy học mơn tiếng Anh và có hình thức kiểm tra phù hợp với xu thế học ngoại ngữ hiện nay. Ví dụ, để kiểm tra cách phát âm, từ vựng, ngữ pháp có thể tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định các kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra.
Bước 2: Thiết kế các đoạn Video Clips có hình ảnh động nhưng đã bỏ lời
thoại.
Bước 3: Phân vai để học sinh tham gia thể hiện lời thoại trong các đoạn
Video Clips
Bước 4: Đánh giá cho điểm
Cho học sinh các nhóm khác nhận xét về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng
Luyện tập để chính học sinh tham gia vào q trình tự đánh giá.
Hoặc để kiểm tra ngữ âm và bổ sung vốn từ vựng cho học sinh có thể sử dụng các
đĩa phim ca nhạc có lời đã được cắt tiếng (Karaoke để học sinh hát theo).
Học sinh có thể chấm điểm theo các tiêu chí: về ngữ âm, về cách thể hiện. +Rèn luyện kĩ năng nghe, phát âm và viết tiếng Anh thông qua các phần mềm tiếng Anh cho giáo viên.
Mời chuyên gia chỉ cho giáo viên các phần mềm tiếng Anh, yêu cầu GV luyện tập khả năng nghe, phát âm và viết tiếng Anh để có thể dạy và truyền đạt chính xác kiến thức và các kĩ năng tiếng Anh cho học sinh. Hướng dẫn GV cách khai thác, sử dụng các phần mềm này cho việc tự học và sử dụng trong bài học.
+ Rèn luyện các kỹ năng sử dụng các thiết bị vi tính cho GV: sử dụng hệ điều hành Windows, kỹ năng vận hành máy chiếu đa năng và các TBDH hiện đại khác, kỹ năng sử dụng các phần mềm văn phòng như MS WORD để soạn thảo văn bản; MS EXCEL để thống kê điểm và xếp loại học sinh theo thang điểm.
+ Bồi dưỡng giáo viên các phương pháp dạy học tích cực và cách sử dụng các phương tiện ICT kết hợp với các phương pháp tích cực này để tích cực hóa học sinh trong q trình học tập. Hướng dẫn GV ứng dụng trò chơi điện tử, các tương tác âm thanh và hình ảnh, ứng dụng các loại mobi (điện thoại di động, ipad…) youtube, phim ảnh trong dạy học... để thiết kế giáo án có ứng dụng ICT trong dạy học tiếng Anh được tốt. Ngoài những kỹ năng tin học cơ bản, để GV ứng dụng tốt các phần mềm, TBDH hiện đại thì họ cần phải có những kiến thức, kĩ năng sử dụng các phương pháp tích cực và những thủ thuật làm cho bài giảng sinh động mới đem lại hiệu quả cao và đạt được mục tiêu đổi mới PPDH.
Để bồi dưỡng các kiến thức, kĩ năng sử dụng ICT nhà trường cần sắp xếp thời gian, phòng máy và cho giáo viên tin học kèm cặp, hướng dẫn các giáo viên. Có chế độ tư vấn cho giáo viên tin học để họ tích cực hướng dẫn
các giáo viên trong trường nói chung và giáo viên mơn tiếng Anh nói riêng. Bồi dưỡng giáo viên cốt cán và xây dựng các giờ dạy mẫu để giáo viên tham khảo.
Nhà trường cần tiến hành đa dạng các hình thức đào tạo bồi dưỡng cho GV về trình độ tin học và trình độ thiết kế và sử dụng giáo án DHTC có ứng dụng ICT. Kết hợp cả hai mơ hình đào tạo: chun gia, giảng viên hướng dẫn giảng dạy trên lớp và mơ hình đào tạo trực tuyến (E-Learning) nhằm tối ưu hóa chất lượng học tập. Lãnh đạo nhà trường cử giáo viên tham gia các khoá đào tạo tin học do Sở và Bộ GD&ĐT tổ chức bên cạnh các khóa bồi dưỡng tại nhà trường. Tổ chức các hội thảo, các sinh hoạt chuyên môn, các diễn đàn để giáo viên thảo luận, trao đổi kinh nghiệm. Phân loại GV theo trình độ, năng lực sử dụng để có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp. Tổ chức các lớp dành riêng cho các giáo viên lớn tuổi. Tổ chức tham quan học tập và giao lưu với các đơn vị bạn để học hỏi trao đổi kinh nghiệm. Hàng năm các trường cần phát động phong trào thi đua học tập, bồi dưỡng, ứng dụng ICT trong hoạt động giảng dạy và học tập, đặc biệt tổ chức các kỳ hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi,… để GV học tập lẫn nhau về cách thức dạy học ứng dụng ICT.
Đồng thời, hàng năm cần yêu cầu GV đăng kí thi đua, thường xuyên nêu gương các điển hình tiên tiến về các sản phẩm nghiên cứu khoa học, các sáng kiến kinh nghiệm cho các cá nhân, tổ chun mơn có báo cáo sáng kiến kinh nghiệm về các đề tài có ứng dụng ICT trong giảng dạy.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện
- Lãnh đạo nhà trường và các cấp thực sự quan tâm đến vấn đề nâng cao trình độ ICT của GV; coi việc thiếu hụt kiến thức về ICT là một phần trách nhiệm của nhà quản lí; có kế hoạch bồi dưỡng mang tính chiến lược và có các kế hoạch hành động cụ thể để nâng cao trình độ ICT của giáo viên; linh hoạt trong việc đưa ra các chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng GV cụ thể.
- Đảm bảo đầy đủ về CSVC và thiết bị ICT để giáo viên thực hành trong quá trình bồi dưỡng và sử dụng trong dạy học.
- Có đủ nguồn tài chính để tổ chức lớp học bồi dưỡng và các hoạt động khen thưởng, thi đua: Trả tiền bồi dưỡng báo cáo viên, hỗ trợ kinh phí cho GV học tập (thanh tốn tiền cơng tác phí), bảo hành, bảo trì máy… phù hợp với thực tiễn.