3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lí ứng dụng ICT trong dạy học tiếng Anh
3.2.6. Mối liên hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp mà tác giả đưa ra có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong năm biện pháp, mỗi biện pháp đều có vai trị quan trọng, tạo thành một thể thống nhất. Sử dụng phù hợp từng biện pháp trong những tình huống cụ thể và kết hợp hài hòa các biện pháp sẽ quản lí hiệu quả việc ứng dụng ICT trong dạy học tiếng Anh ở các trường THPT tỉnh Điện Biên.
Biện pháp 1: Là tiền đề để xây dựng và phát triển các biện pháp khác.
Khi CBQL và GV nhận thức đầy đủ về vai trị, lợi ích của việc ứng dụng ICT
trong quản lí dạy học Tiếng Anh, có kiến thức và kĩ năng sử dụng ICT trong dạy học mơn tiếng Anh sẽ quản lí và ứng dụng ICT trong dạy học có hiệu quả
hơn, do đó nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh. Nếu đội ngũ GV không thành thạo kĩ năng sử dụng ICT trong dạy học thì những biện pháp cịn lại dù được triển khai tốt cũng sẽ không phát huy được tác dụng.
Biện pháp2: Biện pháp này kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng ICT
của GV, gắn liền với biện pháp 1 và 3. Biện pháp này giúp nhà trường thấy được các ưu điiểm và tồn tại trong q trình giảng dạy của GV để có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên sát thực hơn, giúp GV thực hiện giờ học đạt hiệu quả cao hơn. Mặt khác cải tiến việc đánh giá GV ứng dụng ICT trong dạy học để phù hợp với kiến thức, kĩ năng GV đã được bồi dưỡng.
Biện pháp 3: Là biện pháp có ý nghĩa rất lớn để thực hiện có hiệu quả
việc đổi mới PPDH. Bởi có kiến thức tin học, có kỹ năng sử dụng ICT nhưng CSVC không được đáp ứng đầy đủ hoặc khơng có nguồn tư liệu để khai thác thì khơng đem lại hiệu quả cao. Trong khi nguồn thông tin trên mang internet là vô kể, nếu khai thác khơng đúng nguồn sẽ khó tránh khỏi những hậu quả về sau. Biện pháp này hỗ trợ để thực hiện biện pháp 1 và các biện pháp khác liên quan đến đánh giá và khen thưởng GV.
Biện pháp 4: Chi tiết hóa các hướng dẫn giúp giáo viên chuẩn bị và thực
hiện các giờ học có ứng dụng ICT. Biện pháp này giúp cho việc triển khai
biện pháp 1,2 và 3 có kết quả tốt hơn. Bởi vì thời gian bồi dưỡng là ngắn nên
GV không thể thực hành đầy đủ các thao tác sử dụng ICT trong dạy học hay
thiết kế một bài dạy điện tử. Vì vậy, họ cần được chỉ dẫn, tư vấn cụ thể hơn cho các bài học mà họ sẽ tiến hành hay được chỉ dẫn tận tay cách sử dụng các
thiết bị để thành thạo hơn khi sử dụng.
Biện pháp 5: Trong môi trường giáo dục, để tổ chức mọi hoạt động đều
phải căn cứ vào các văn bản của các cấp lãnh đạo. Nên đối với việc ứng dụng ICT trong dạy học môn Tiếng Anh khơng thể khơng có chỉ đạo từ các cấp quản lí. Các văn bản chỉ đạo thường ngắn gọn súc tích nên khi về đến nhà trường cần được triển khai cụ thể. Mặt khác, nhà trường cũng cần có các chính sách của riêng mình để thúc đẩy việc ứng dụng ICT trong dạy học nói chung và dạy học mơn tiếng Anh nói riêng.
Các văn bản pháp lí và các chính sách là cơ sở để triển khai bốn biện pháp đã đề ra ở trên.
Để quản lí tốt việc ứng dụng ICT trong dạy học tiếng Anh trong môi trường dạy học ĐPT thì cần thực hiện đầy đủ, hài hoà, đồng bộ các biện pháp trên. Mỗi biện pháp mà tác giả đề xuất đều là những biện pháp quan trọng có quan hệ mật thiết bổ trợ lẫn nhau và không nên thiếu một biện pháp nào nếu muốn các biện pháp thực hiện đảm bảo tính khả thi và đạt hiệu quả cao nhất.