IV. Phân loại theo loại tiền
2.2.2.2 Phân loại theo kì hạn
Trong hoạt động huy động vốn, kì hạn của nguồn vốn là mối quan tâm đặc biệt của các Ngân hàng thương mại, bởi hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu nhu cầu cho vay trong thời gian ngắn là chủ yếu
thì các ngân hàng nên tăng cường huy động vốn trong ngắn hạn để giảm chi phí trả lãi. Cịn nếu nhu cầu cho vay trung và dài hạn tăng cao thì cẫn nỗ lực trong việc huy động các nguồn vốn có kì hạn dài. Ngược lại ngân hàng cũng cần căn cứ vào kì hạn của nguồn vốn huy động để đưa ra quyết định cho vay, vì theo nguyên tắc các ngân hàng chỉ được sử dụng 30% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán.
Quan sát bảng số liệu ta thấy, nguồn vốn khơng kì hạn là nguồn vốn khá ổn định, chiếm tỷ trọng 12-13%. Trong khi đó nguồn vốn ngắn hạn và vốn trung và dài hạn lại có sự thay đổi lớn. Năm 2007 vốn trung và dài hạn chiếm tỷ lệ trên 60% trong tổng nguồn vốn huy động, thì đến năm 2008 và 2009 vốn huy động trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ lệ gần 19% trong khi đó vốn huy động kì hạn ngắn lại chiếm tỷ lệ gần 70%. Lý do dẫn đến sự biến động này là do sự tăng lên mạnh mẽ của nguồn vốn ngắn hạn và sự giảm sút của nguồn vốn huy động từ tiền gửi trung và dài hạn. Cụ thể năm 2008 nguồn vốn ngắn hạn tăng 159.599 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 254,05%. Năm 2009 so với 2008 nguồn vốn huy động được trong ngắn hạn tiếp tục tăng với tỷ lệ là 32,28 % tướng ứng số tiền 71.799 triệu đồng. Trong khi vốn ngắn hạn tăng mạnh thì nguồn vốn trung và dài hạn của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển chi nhánh Phủ Qùy lại giảm. Năm 2008 so với 2007 vốn trung và dài hạn giảm 80.867 triệu đồng tưng ứng giảm 56,6%. Năm 2009 so với 2008 nguồn vốn trung và dài hạn có tăng 19.822 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 31,97%. Có sự gia tăng này là do năm 2009 Chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong huy động vốn trung và dài hạn, đặc biệt là áp dụng hình thức tiết kiệm dự thưởng với cơ cấu giải hấp dẫn, những khách hàng muốn tham dự chương trình khuyến mãi này thì phải có số tiền gửi lớn hoặc kì hạn gửi dài.Tuy nhiên xét về cơ cấu thì nguồn trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ hơn vốn ngắn hạn rất nhiều.
Huy động vốn trung và dài hạn đang là khó khăn chung của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, bởi do sự biến động của nền kinh tế đã tác động đến tâm lý của người gửi tiền. Giai đoạn năm 2007- 2009 kinh tế Việt Nam trải qua nhiều sóng gió, lạm phát bắt đầu từ cuối năm 2007 và kéo dài đến cuối 2008, năm 2009 là nạn suy thoái kinh tế do ảnh hưởng nền kinh tế đầu tầu là Mỹ. Trước những diễn biến nhanh, phức tạp của tình hình kinh tế trong và ngồi nước năm 2008, NHNN đã điều
chỉnh lãi suất cơ bản tới 7 lần, trong đó có 3 lần điều chỉnh tăng (từ mức 8,25%/năm lên 8,75%, 12% và 14%/năm; 4 lần điều chỉnh giảm (từ 14%/năm xuống 13%, 12%, 11% và 8,5%/năm) nhằm nới lỏng từng bước chính sách tiền tệ, góp phần ngăn chặn đà suy giảm kinh tế năm 2009. Qua hai năm lãi suất của các Ngân hàng thay đổi liên tục theo tình trạng nền kinh tế, cùng với xu thế hội nhập và tồn cầu hóa kinh tế Việt Nam sẽ còn chịu nhiều tác động của kinh tế thế giới, chính vì vậy người dân thường chọn gửi tiền trong ngắn hạn để giảm thiểu các rủi ro về lãi suất. Bên cạnh đó do sự phát triển của sản xuất, kinh doanh nhu cầu về vốn là rất lớn, người dân thường gửi tiền trong ngắn hạn để chủ động trong việc rút vốn, việc để vốn nhàn rỗi trong thời gian dài là rất hiếm. Mặt khác do cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại hiện nay nhiều Ngân hàng chạy đua trong việc tăng lãi suất, áp dụng nhiều chương trình khuyến mại. Khi cạnh tranh gia tăng rõ ràng khách hàng là người hưởng lợi, nhiều khách hàng gửi tiền với kì hạn ngắn để chờ xem Ngân hàng nào lãi suất cao hơn, khuyến mãi nhiều hơn sẽ đem tiền sang Ngân hàng đó gửi. Tâm lý chờ lãi suất tăng, chờ khuyến mãi hấp dẫn hơn cũng tác động không nhỏ đến việc chỉ chọn gửi tiền trong ngắn hạn của người dân.