THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG TRƢỜNG TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TẠI THỊ XÃ PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC
2.3 Quá trình xây dựng trƣờng Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Yên - tỉnh Vĩnh Phúc
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước và nhiệm vụ đền năm 2000 đã chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm của GD&ĐT, trong đó có việc xây dựng và ban hành chuẩn Quốc gia về các trường học. Để thực hiện chương trình hành động của Bộ GD&ĐT nhằm đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, ngày 26/4/1997, Bộ trưởng đã ra Quyết định số 1366/ GD - ĐT ban hành quy chế công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn (1996 - 2000). Sau một thời gian thực hiện Nghị quyết TW2 chủ trương xây dựng trường học nói chung và trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia nói riêng đã được khẳng định lại trong Văn
kiện Đại hội lần IX của Đảng. Chiến lược 10 năm phát triển giáo dục Đào tạo (2001- 2010) và gần đây nhất là kết luận của Hội nghị lần thứ 6 - BCHTW Đảng khóa IX càng khẳng định cơ sở khoa học và tính đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của việc xây dựng trường học phải theo chuẩn Quốc gia. Đặc biệt trường Tiểu học chuẩn Quốc gia có sứ mệnh đi đầu, đi sớm nhất so với các bậc học khác. Phấn đấu hình thành hệ thống trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia là một yêu cầu khách quan, kế thừa và phát triển những yếu tố tích cực của trường Tiểu học hiện có, đồng thời có bổ sung những yếu tố mới để hình thành các trường Tiểu học hồn chỉnh, phát triển 5 tiêu chuẩn ở mức độ 1 và 2 do Bộ GD - ĐT ban hành. Tuy nhiên xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia là một quá trình. Qúa trình này kéo dài bao lâu là tùy thuộc vào hiện trạng của từng trường, tùy thuộc vào sự nỗ lực chủ quan của tập thể nhà trường và địa phương nơi trường đóng, tùy thuộc vào điều kiện KT - XH của từng địa phương.
Trong những năm qua, Tỉnh ủy - UBND tỉnh Vĩnh Phúc, UBND thị xã Phúc Yên đã tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành giáo dục tổ chức thực hiện quy chế công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, cụ thể là: - Thực hiện PCGDTH đúng độ tuổi và PCGD THCS từ nay đến năm 2010. Phấn đấu đến năm 2003 hoàn thành PCGDTH đúng độ tuổi và hoàn thành PCGD THCS.
- Tạo ra chuyển biến cơ bản về chất lượng và hiệu quả GD&ĐT. Kiện toàn đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, vững vàng về nghiệp vụ sư phạm và chính trị tư tưởng; tăng cường và khai thác tốt CSVC, trang thiết bị dạy học, chú trọng xây dựng các trường đạt chuẩn Quốc gia. Mỗi năm phải có từ 5 - 10% số trường đạt chuẩn Quốc gia.
- Quy hoạch mạng lưới trường lớp một cách khoa học phù hợp với thực tế và yêu cầu phát triển, đoán trước được các mục tiêu phát triển KT - XH đã được hoạch định trong quy hoạch tổng thể của tỉnh đến năm 2010 và đến năm 2020. Hàng năm tỉnh dành khoảng chục tỷ đồng để mở rộng diện tích đất trường học, đáp ứng yêu cầu diện tích trường chuẩn.
- Tăng cường đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng để xây dựng đội ngũ nhà giáo có phẩm chất cao, đáp ứng được u cầu giáo dục; có chính sách ưu đãi nhằm thu hút sinh viên tốt nghiệp loại giỏi.
- Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục, tăng cường nề nếp kỷ cương, đồng thời đẩy mạnh XHHGD, củng cố và phát triển hội Khuyến học nhằm huy động mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân và phụ huynh học sinh về tác dụng thiết thực của việc xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.
- Tham mưu tích cực và tổ chức cho tất cả các thành viên có liên quan về trách nhiệm (như cấp ủy, chính quyền, đồn thể địa phương, Hội Cha mẹ học sinh, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên, học sinh...). Nghiên cứu, quán triệt nội dung theo 5 tiêu chuẩn. Yêu cầu cần thiết phải xây dựng trường học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, phân cơng nhiệm vụ cụ thể và thời gian hoàn thành hiện đại hóa, xã hội hóa. Mỗi năm phấn đấu có 10% số trường trong tỉnh được công nhận đạt chuẩn.
Kế hoạch thực hiện Nghị quyết TW2 khóa VIII và kế hoạch thực hiện Nghị quyết TW6 khóa IX, UBND thị xã Phúc Yên phối hợp với Phòng GD thị xã Phúc Yên đã đề ra các chủ trương phát triển GD của thị xã đến năm 2010 cụ thể như sau:
- Huy động hết trẻ em trong độ tuổi ra lớp, hạn chế mức thấp nhất số học sinh bỏ học giữa chừng và số học sinh ở lại lớp, phấn đấu đạt PCGDTH đúng độ tuổi vào năm 2003, đạt chuẩn PCGD THCS vào năm 2005 và đến năm 2010 đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuổi.
- Quy hoạch lại hệ thống trường lớp theo hướng giảm bớt các điểm lẻ, tập trung đầu tư trang thiết bị cho trường học, mở rộng diện tích trường học, theo hướng trường chuẩn Quốc gia, phấn đấu mỗi năm xây dựng 03 trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.
- Chuẩn hóa đội ngũ quản lý các trường và giáo viên theo hướng đạt chuẩn và trên chuẩn, đáp ứng yêu cầu trường chuẩn Quốc gia.
- Giữ vững chất lượng dạy học gắn liền với việc thực hiện đổi mới nội dung, chương trình SGK và cải tiến phương pháp dạy học.
- Thực hiện tốt công tác XHHGD, đẩy mạnh hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân được tham gia học tập. Vận động nhân dân tham gia đóng góp xây dựng trường lớp.
Trong quá trình xây dựng trường Tiểu học theo chuẩn Quốc gia thị xã Phúc Yên có những thuận lợi và những khó khăn nhất định.
Mặt thuận lợi:
- Có Nghị quyết TW2 khóa VIII, Nghị quyết TW6 khóa IX, chiến lược phát triển GDĐT (2001- 2010) đã chỉ đạo cụ thể, đã chỉ ra những giải pháp chủ yếu để phát triển GD như: “Bảo đảm diện tích đất đai và sân chơi, bãi tập cho các trường đúng theo quy định của Nhà nước”.
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có sự quan tâm chỉ đạo việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia với định hướng mỗi năm phải có 5 - 10% số trường đạt chuẩn và dự kiến hàng năm dành hơn chục tỷ đồng để mua đất cho trường học.
- Trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia đảm nhiệm được sứ mệnh giáo dục toàn diện và tạo được chất lượng giáo dục toàn diện, sự phát triển tồn diện cho trẻ em. Uy tín nhà trường được nâng lên, được nhân dân hưởng ứng và tích cực tham gia xây dựng.
- Bước vào thời kỳ CNH - HĐH đất nước, các địa phương từ đô thị đến nông thôn đều đang và sẽ xúc tiến việc quy hoạch xây dựng và phát triển từng địa phương, đó chính là cơ hội thuận lợi để quy hoạch mạng lưới trường học, quy hoạch từng trường cụ thể và bảo đảm diện tích đất để xây dựng trường chuẩn.
- Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ngày càng được củng cố và hoàn thiện về số lượng và chất lượng, rất tích cực học tập để nâng cao trình độ chun mơn trên chuẩn. Đa số n tâm và gắn bó với nghề hơn, vì đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân dành cho sự quan tâm cụ thể về đời sống vật chất và tinh thần.
Mặt khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, công việc xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia ở thị xã Phúc n cũng cịn nhiều khó khăn như:
- Quan niệm của nhiều người về trường Tiểu học còn mơ hồ, phiến diện. Quan niệm này tồn tại trong nhiều CBQL giáo dục và giáo viên, trong nhiều cán bộ quản lý xây dựng và trong nhân dân. Vì vậy, khi đưa ra các tiêu chuẩn về trường Tiểu học thì đồng thời cũng phải tiến hành tuyên truyền vận động rất nhiều đối tượng về sự cần thiết phải xây dựng trường Tiểu học theo các tiêu chuẩn Quốc gia, xây dựng trường
Khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là quỹ đất, là diện tích khn viên trường
học (tính bình qn 10m2/ học sinh) cá biệt có một số trường ở các xã, phường là
những trường có bề dày thành tích, lâu nay bị thiệt thịi do diện tích đất khơng đạt chuẩn quy định.
- Khơng ít trường Tiểu học CSVC đã xuống cấp, xây dựng chắp vá không theo một thiết kế tổng thể đã quy hoạch trước, có nhiều điểm lẻ. Bàn ghế, bảng cịn theo quy cách cũ không phù hợp với học sinh Tiểu học và rất khó khăn khi áp dụng phương pháp dạy học mới. Thiết bị dạy học nghèo nàn, thiếu các phòng chức năng.
- Nhiều cán bộ quản lý trường Tiểu học, CBQL giáo dục các cấp và kể cả giáo viên chưa có quyết tâm cao trong tổ chức thực hiện. Thực chất họ chưa nhận ra những tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia là những quy định bắt buộc để nhà trường Tiểu học phấn đấu để đạt được trong một thời gian nhất định. Nói cách khác, các tiêu chuẩn này chính là sự tổng hợp những yêu cầu và nội dung các văn bản dưới luật PCGD Tiểu học được ban hành từ năm 1995 của Bộ GD&ĐT.
- Đội ngũ giáo viên dạy các môn Nhạc, Họa, Thể dục đào tạo khơng kịp thời, khơng đủ để bố trí cho các địa phương, nhất là các trường trong diện đăng kí phấn đấu trở thành trường đạt chuẩn.
Nhờ sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự cố gắng phấn đấu của ngành GD&ĐT, công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia thị xã Phúc Yên trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực như sau:
Tồn thị xã hiện có 15 trường Tiểu học, trước năm 2004 đã có 04 trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia: Tiểu học Xuân Hòa A (1997), Tiểu học Trưng Nhị (2001), Tiểu học Phúc Thắng (2003), Tiểu học Lưu Quý An (2004).
Trong giai đoạn (2004 - 2006), xây dựng thêm 03 trường Tiểu học đạt chuẩn: Tiểu học Hùng Vương (2005), Tiểu học Tiền Châu A (2005), Tiểu học Nam Viêm (2006).
Trong giai đoạn (2006 - 2008), xây dựng thêm 01 trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia: Tiểu học Xuân Hòa B (2007).
Như vậy tính đến hết năm 2007 thị xã có 08/15 trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 53% (tỷ lệ của tỉnh là 58%)
* Đánh giá kết quả quá trình xây dựng trường chuẩn Quốc gia:
Ưu điểm:
Công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia đã được sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy Đảng - HĐND - UBND các cấp. Ngành GD&ĐT đã có nhiều cố gắng trong cơng tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền các xã, phường xây dựng kế hoạch và triển khai các giải pháp tổ chức thực hiện; nỗ lực xây dựng đội ngũ, nâng cao chất lượng GD tồn diện, đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực tập trung xây dựng nhà trường theo các tiêu chí của trường chuẩn Quốc gia. Các xã, phường đều có nghị quyết, kế hoạch triển khai Nghị quyết 04/NQ - HĐ của HĐND thị xã, thành lập được các ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn Quốc gia của địa phương; đầu tư xây dựng, tu bổ nâng cấp CSVC, cảnh quan sư phạm các nhà trường.
Tồn tại:
Công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia trong giai đoạn (1996 - 2000); (2002 - 2006) không đạt được các chỉ tiêu theo Nghị quyết của HĐND thị xã về số lượng trường đạt chuẩn và tiến độ thực hiện.
Tỷ lệ trường đạt chuẩn của thị xã hiện nay chỉ xấp xỉ mặt bằng chung của tỉnh, đứng sau huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch và thành phố Vĩnh Yên. Kết quả này chưa tương xứng với thị xã Phúc Yên, đơn vị đứng đầu tỉnh về tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách trên địa bàn.
* Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại trên là:
Cấp ủy Đảng và chính quyền một số xã, phường chưa có quyết tâm cao tìm giải pháp khắc phục khó khăn trong việc đầu tư xây dựng CSVC cho các nhà trường.
BGH một số trường chưa tích cực chủ động triển khai kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, cịn trơng chờ ỷ lại địa phương, khơng tham mưu được các giải pháp có hiệu quả cho các cấp ủy, chính quyền.
Điều kiện kinh tế của nhiều xã, phường cịn khó khăn, nguồn kinh phí hạn hẹp khơng đủ để đầu tư mở rộng diện tích, xây dựng CSVC cho các nhà trường theo tiêu chí của trường chuẩn Quốc gia.
Tỉnh Vĩnh Phúc đã có những chính sách quan tâm đầu tư cho giáo dục nhưng chưa cập yêu cầu. Tỷ lệ ngân sách tỉnh hộ trợ cho xây dựng CSVC trường
học cịn thấp, kinh phí hỗ trợ rải nhiều năm, chưa tính đến nhu cầu giải phóng mặt bằng và xây dựng các cơng trình thiết yếu khác ngồi phịng học như: Nhà điều hành, các phòng chức năng, cơ sở giáo dục thể chất, thẩm mỹ. Những quy định về đóng góp kinh phí hỗ trợ giáo dục chưa huy động được triệt để các nguồn lực xã hội (nhân dân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội).