- Thiếu máy tính giảng dạy Thiếu phòng chức năng
2.5 Đánh giá chung về thực trạng xây dựng trƣờng Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
gia tại thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc
Có thể thấy qua thực trạng triển khai, xây dựng phát triển số lượng và nâng cao chất lượng GD góp phần thực hiện quy hoạch xây dựng trường chuẩn trong các trường Tiểu học tại thị xã Phúc Yên đã mang lại những kết quả đáng khích lệ về các mặt, có thể đúc kết như sau:
Nhận thức về trường chuẩn Quốc gia: Đại đa số các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh đều tán thành vì những lợi ích thiết thực đem lại trong q trình dạy học, giáo dục, phát triển tồn diện cho học sinh, cụ thể là: các cấp ủy Đảng - chính quyền quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện cho các nhà trường xây dựng và phát triển. Cán bộ quản lý xây dựng kế hoạch chỉ đạo trường phấn
đấu xây dựng trường đạt chuẩn. Giáo viên ra sức học tập chuẩn hóa, phấn đấu trên chuẩn, gắn bó với học sinh, có điều kiện quản lý - giáo dục học sinh tốt hơn, giúp cha mẹ học sinh yên tâm khi đưa con em tới trường.
* Thành tựu đã đạt được:
Đã tạo được chuyển biến về nhận thức đối với lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương cấp thị, phường, xã trong đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh về ý nghĩa mục đích của việc xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia. Qua giai đoạn 1 thị xã đã xây dựng được 8 trường Tiểu học đạt chuẩn, đạt tỷ lệ % như bảng tổng hợp dưới đây:
Bảng 2.18: Kết qủa xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1 qua các năm 1996 - 2007 tại thị xã Phúc Yên
Tổng số trường Năm Trường Tiểu học đạt chuẩn Số lượng Tỉ lệ % 15 1997 Xuân Hoà A 1 6.66 2001 Trưng Nhị 1 6.66 2003 Phúc Thắng 1 6.66 2004 Lưu Quý An 1 6.66 2005 Tiền Châu A 2 13.33 Hùng Vương 2006 Nam Viêm 1 6.66 2007 Xuân Hoà B 1 6.66
Với nhận thức đổi mới quản lý giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển GD&ĐT, Thị ủy và UBND thị xã đã chỉ đạo ngành GD triển khai các giải pháp thiết thực để từng bước nâng cao năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục của mỗi CBQL từ phòng GD đến các nhà trường. Đội ngũ CBQL được kiện tồn với 100% đạt trình độ đào tạo chuẩn, trên chuẩn và đều là Đảng viên ĐCSVN. Một số CBQL đã nêu cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, duy trì nề nếp, kỷ cương trong thực hiện quy chế chuyên môn.
BGH các trường đã ra sức học tập chuẩn hóa về trình độ chun mơn và nghiệp vụ quản lý, chủ động lập kế hoạch xây dựng trường chuẩn, kế hoạch hoạt động năm học, học kỳ, tháng, tuần và có biện pháp tổ chức thực hiện đúng kế hoạch đã tích cực tham mưu với Đảng ủy, Ủy ban, phòng GD về kế hoạch và các biện pháp cụ thể lãnh đạo hoạt động của nhà trường theo mục tiêu và kế hoạch GD của cấp học.
Phẩm chất, đạo đức và trình độ chun mơn, nghiệp vụ của GV được nâng lên. Số giáo viên đạt danh hiệu GV dạy giỏi, đạt danh hiệu thi đua các cấp ở các trường đạt chuẩn cao hơn so với các trường chưa đạt chuẩn. Công tác bồi dưỡng đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo được GV tích cực hưởng ứng. Giáo viên có kế hoạch và thực hiện tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
CSVC - trang thiết bị trường học được sự quan tâm đầu tư của tỉnh, của thị xã và cấp ủy, chính quyền các xã, phường, cơng tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia có nhiều chuyển biến, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết 04/ NQ - HĐ của HĐND thị xã (08 trường đã đạt chuẩn); công tác xây dựng trường học có 209 phịng học. Về đầu tư trang thiết bị dạy học: UBND thị xã đã chỉ đạo ngành GD tăng cường đầu tư trang - thiết bị dạy học cho các nhà trường, chuyển giao kịp thời các thiết bị dạy học theo chương trình đổi mới giáo dục phổ thơng, đảm bảo cung ứng đầy đủ SGK cho học sinh.
Về cảnh quan sư phạm: Các nhà trường đều quan tâm tu bổ nâng cấp cảnh quan sư phạm, phong trào xây dựng nhà trường “Xanh - Sạch - Đẹp” chú trọng, 85% các trường xếp loại môi trường khá và tốt.
Công tác XHHGD được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả: Đảng ủy, HĐND các xã, phường đều có các Nghị quyết chuyên đề về giáo dục và Quyết định thành lập các Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng một xã hội học tập từ cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển. Các xã, phường đều thành lập trung tâm học tập cộng đồng, một số trung tâm đã xây dựng được nội dung chương trình hoạt động cụ thể, thiết thực. Việc huy động các tổ chức xã hội, đoàn thể và nhân dân tham gia các hoạt động GD cấp ủy, chính quyền các cấp
quan tâm, góp phần tích cực xây dựng môi trường GD lành mạnh, nâng cao chất lượng GD toàn diện và hướng tới xây dựng một xã hội học tập từ cơ sở.
Từ 8 trường đạt chuẩn Quốc gia có tác động mạnh mẽ đến phong trào GD của toàn thị xã. Các trường đạt chuẩn đã có sức mạnh thu hút học sinh ở khu vực lân cận vào học. BGH, giáo viên, cán bộ công nhân viên các trường chưa đạt chuẩn đã tích cực phấn đấu học tập đạt chuẩn và trên chuẩn đáp ứng nhu cầu chuẩn hóa nhà trường trong các năm tiếp theo.
Có được thành tựu trên trước hết nhờ Thị ủy - UBND thị xã đã căn cứ vào nhu cầu phát triển GD Tiểu học của thị xã, thiết lập được mạng lưới trường lớp đều khắp các xã - phường; tích cực đào tạo bồi dưỡng ĐNGV, CBQL, trang bị đầy đủ thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu công tác tổ chức dạy học ở các trường Tiểu học. Phịng GD, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường đã có nhiều cố gắng trong công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương để kịp thời biến các chủ trương về GD Tiểu học trở thành hiện thực. ĐNGV đã không ngừng lớn mạnh, đủ về số lượng, tăng dần về chất lượng, một bộ phận có ý thức phấn đấu vươn lên cả về chun mơn và nhận thức chính trị, tích cực tham gia bồi dưỡng thường xun, góp phần quyết định chất lượng GD học sinh và thực hiện tốt công tác PCGDTH đúng độ tuổi, tiến dần đến một xã hội học tập.
* Hạn chế cần khắc phục:
Bên cạnh những thành tích cơ bản đã đạt được, ngành GD&ĐT thị xã vẫn bộc lộ một số hạn chế, bất cập trước những yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp phát triển GD&ĐT trong thời kỳ mới:
- Tiến độ xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia diễn ra chậm, chưa đúng mục tiêu của thị xã đề ra. Qua hơn 10 năm xây dựng chỉ đạt 8/15 trường được kiểm tra công nhận.
- Tỷ lệ trường Tiểu học được chăm sóc giáo dục theo chương trình 2 buổi/ ngày và bán trú cịn thấp, có sự chênh lệch giữa các phường, xã. Chất lượng GD đạo đức, thể chất, thẩm mỹ trong một số nhà trường chưa được chú trọng, chất lượng dạy học tin học, ngoại ngữ còn nhiều hạn chế.
- Cơ sở vật chất, diện tích khn viên nhiều trường cịn khó khăn, chưa đạt yêu cầu của trường chuẩn Quốc gia. Tỷ lệ phòng học kiên cố còn thấp, nhiều trường có diện tích khơng đạt quy định theo Nghị quyết 04/ NQ - HĐ của HĐND thị xã; đa số các trường chưa quy hoạch và xây dựng được khu giáo dục thể chất; một số trường còn sử dụng CSVC trên cùng một khuôn viên.
- Công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia chưa đạt tiến độ kế hoạch, xây dựng thư viện, phịng học bộ mơn đạt chuẩn, mơi trường Xanh - Sạch - Đẹp và đưa tin học vào giảng dạy trong nhà trường cịn gặp nhiều khó khăn do ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí đầu tư cho GD hạn hẹp.
- Đội ngũ giáo viên cịn mất cân đối giữa các giữa các mơn học, các trường học; chất lượng chun mơn, nghiệp vụ có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung. Một số bộ phận CBQL trường học chưa bắt kịp yêu cầu đổi mới và phát triển của sự nghiệp giáo dục. Hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên chưa cao, nhất là việc đổi mới phương pháp trong quản lý giáo dục và dạy học. Công tác quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ nhân viên còn chậm đổi mới, chưa phát huy được tiềm năng của đội ngũ.
* Nguyên nhân của những tồn tại trên:
- Việc xây dựng kế hoạch công tác chưa được Hiệu trưởng các nhà trường quan tâm đúng mức như: quy trình xây dựng kế hoạch, các giải pháp thực hiện, công tác kiểm tra đôn đốc của BGH và hiệu quả tham mưu với cấp ủy Đảng và Chính quyền địa phương, nội dung kế hoạch chưa cụ thể hóa trong từng thời điểm. Đặc biệt chưa ý thức đầy đủ tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược phát triển GD&ĐT của nhà trường, trong đó có việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
- Một số bộ phận nhỏ CBQL, giáo viên do trình độ đào tạo, năng lực hạn chế, chưa chuyển biến bắt kịp yêu cầu nhiệm vụ của ngành trong giai đoạn mới. Tinh thần tự giác, ý thức cộng đồng trách nhiệm chưa cao để dẫn đến hiệu quả GD của nhà trường cịn thấp.
- Tỉnh đã có những chính sách quan tâm đầu tư cho GD nhưng chưa cập yêu cầu. Tỷ lệ ngân sách tỉnh hỗ trợ xây dưng CSVC trường học cịn thấp, kinh phí hỗ trợ rải nhiều năm, khơng tính đến nhu cầu giải phóng mặt bằng và xây dựng các
cơng trình thiết yếu khác ngồi phịng học như: Nhà điều hành, các phòng chức năng, cơ sở GD văn hóa nghệ thuật, TDTT. Những quy định về đóng góp hỗ trợ GD chưa huy động được triệt để các nguồn lực xã hội.
Tiểu kết chương 2:
- Nhìn chung thực trạng giáo dục của thị xã Phúc Yên có nhiều chuyển biến, tuy nhiên so với phát triển KT - XH thì phát triển giáo dục của thị xã chưa tương xứng. Điều này cần được sự quan tâm và động viên nhiều hơn nữa cả về vật chất lẫn tinh thần của các cấp có thẩm quyền để nâng cao số lượng và chất lượng các trường đạt chuẩn Quốc gia.
- Kết qủa khảo sát các trường Tiểu học tại thị xã Phúc Yên (15 trường Tiểu học) theo 5 tiêu chuẩn đạt chuẩn Quốc gia do Bộ GD&ĐT quy định như sau:
+ Về tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý
Đội ngũ CBQL của thị xã Phúc n đạt chuẩn cao, 100% CBQL có trình độ Cao đẳng, Đại học. Công tác tốt, chấp hành đủ, khoa học các kế hoạch do Bộ đề ra. Các tổ chức, đoàn thể và hội đồng trong nhà trường hoạt động có hiệu quả, chấp hành tốt sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương và của Phịng giáo dục.
+ Về tiêu chuẩn 2: Đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và cao ở chất lượng. Tồn thị xã trình độ giáo viên đạt như sau:
Trên chuẩn: 84,8% Đạt chuẩn: 13,4% Dưới chuẩn: 1,8%
Phẩm chất đạo đức và trình độ chun mơn tốt, số giáo viên chưa đạt chuẩn chiếm số lượng nhỏ (1,8%) do tuổi cao ngại đi học, khơng có GV yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ. Hoạt động chuyên môn và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng được tổ chức định kỳ theo sự chỉ đạo.
CSVC - TBTH là vấn đề khó khăn nhất trong các tiêu chuẩn, nhiều trường trong thị xã khơng đạt chuẩn chỉ vì thiếu diện tích đất, thiếu phịng học, phịng chức năng. Hiện tại chỉ có 8 trường đạt ở tiêu chuẩn này (53%), 7 trường còn lại đều thiếu một trong các tiêu chí đó.
+ Về tiêu chuẩn 4 : Thực hiện cơng tác xã hội hố giáo dục
Tiêu chuẩn này có 12 trường thực hiện tốt và đạt chuẩn (80%), còn lại 3 trường chưa thực hiện tốt, do sự tham gia huy động đóng góp trong việc tăng cường CSVC cho nhà trường cịn kém.
+ Về tiêu chuẩn 5 : Hoạt động và chất lượng giáo dục
Tồn thị xã có 13 trường đạt tiêu chuẩn này theo của chuẩn Quốc gia (86%). Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục đủ, đúng, duy trì tốt tỷ lệ HS bỏ học dưới 1%. Chất lượng và hiệu quả giáo dục đạt khá cao, nhiều trường khơng có HS yếu kém. Đây là kết quả đáng mừng và đáng được khích lệ cần được duy trì và phát huy.
Kết quả trên ta thấy quá trình xây dựng trường chuẩn Quốc gia của thị xã Phúc Yên có nhiều thành tựu đạt được cần phát huy, bên cạnh đó cần xác định các nguyên nhân của những hạn chế để từ đó chúng tơi đề xuất hệ thống các biện pháp đồng bộ, khả thi ở chương 3.
CHƢƠNG 3