- Thiếu máy tính giảng dạy Thiếu phòng chức năng
7. Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện
đánh giá việc thực hiện xây dựng các trường chuẩn Quốc gia
Qua kết quả khảo nghiệm nhận thức của các đội ngũ CBQL, GV và phụ huynh HS tại thị xã Phúc Yên về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia. Với tỷ lệ như trên chúng ta có thể khẳng định hệ thống các biện pháp đã đề xuất trong luận văn là có cơ sở khoa học, có tính thực tiễn và tính khả thi cao. Song về tính cấp thiết ta thấy đa số ý kiến lựa chọn biện pháp 4 với nội dung “tham mưu với cấp ủy, chính quyền cung ứng điều kiện vật chất, tài chính đáp ứng yêu cầu trường chuẩn Quốc gia”. Đây là biện pháp rất cần thiết, chiếm tới (82%), trong thời điểm hiện nay là phù hợp với địa bàn thị xã Phúc Yên. Bên cạnh đó, với nhận thức của CBQL, GV và cha mẹ HS thì việc cải tiến phương pháp dạy học, tổ chức dạy 2 buổi/ ngày nâng cao chất lượng GD đảm bảo sự bền vững của từng trường trong tồn thị xã sẽ góp phần khẳng định vị thế trong tương lai khơng xa. Từ đó tạo động lực cho BGH và tập thể GV phấn khởi quyết tâm thi đua phấn đấu và duy trì trường đạt chuẩn Quốc gia để đạt ở mức độ cao hơn.
Biện pháp tăng cường XHHGD cũng được đánh giá cao, điều đó chứng tỏ cha mẹ HS muốn cho con em họ được học trong một ngôi trường đạt chuẩn và sẵn sàng tham gia thực hiện các chủ trương về GD khi phát động....
Nhìn chung các biện pháp đã đề xuất được CBQL, lãnh đạo Đảng và chính quyền, cha mẹ HS, GV và thực tiễn chấp nhận. Nó sẽ được tiếp tục phát huy ở cấp học khác trong công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia trên địa bàn thị xã Phúc Yên. Nhưng vấn đề đặt ra là nghiên cứu vận dụng linh hoạt và phù hợp với điều kiện cụ thể từng trường, kết hợp với nghiên cứu bổ sung những kinh nghiệm của các tỉnh bạn. Và điều quan trọng nữa là sự năng động của đội ngũ CBQL phòng, trường trong tổ chức chỉ đạo thực hiện các biện pháp nêu trên. Các biện pháp khả thi chỉ phát tác dụng thật sự khi CBQL linh hoạt, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Đây là “suy nghĩ không cũ trên các vấn đề không mới ” và việc xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia tại thị xã Phúc Yên sẽ đạt kết quả 100% khi thực hiện được các điều nêu trên.
Tiểu kết chương 3:
- Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn chúng tôi đã đề xuất 7 biện pháp xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia của thị xã Phúc Yên như sau:
Biện pháp 1: Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc
xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.
Biện pháp 2: Phối, kết hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục và các ngành hữu quan
ở tỉnh Vĩnh Phúc và có sự chỉ đạo thống nhất từ tỉnh đến thị xã.
Biện pháp 3: Quy hoạch phát triển trường Tiểu học thị xã theo các tiêu chí của
chuẩn Quốc gia
Biện pháp 4: Tổ chức triển khai xây dựng tổ chức nhà trường, cơ sở vật chất -
thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng trường chuẩn Quốc gia.
Biện pháp 5: Tăng cường chỉ đạo, cải tiến phương pháp dạy học nâng cao chất
lượng giáo dục đảm bảo xây dựng trường chuẩn Quốc gia
Biện pháp 6: Thường xuyên thực hiện xã hội hố giáo dục góp phần xây dựng
trường chuẩn Quốc gia
Biện pháp 7: Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện xây dựng các trường
chuẩn Quốc gia
- Với yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung để tiến tới đáp ứng được các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn Quốc gia, dựa trên đặc thù của nhà trường, Hiệu trưởng, Phòng giáo dục và các ban ngành có liên quan cần quan tâm tới các biện pháp đã được nghiên cứu và đề xuất để nâng cao chất lượng dạy học về mọi mặt như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, mơi trường lạnh mạnh... Để đạt được như vậy, địi hỏi từng biện pháp phải được nghiên cứu thực hiện trong mối quan hệ tổng thể, vận dụng và khai thác tối đa thế mạnh từng yếu tố phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và từng địa phương.
- Bên cạnh xin ý kiến chuyên gia, chúng tơi đã tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp, các ý kiến đều đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất và kết quả đạt trên 80%.