Tăng cường chỉ đạo, cải tiến phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục đảm bảo xây dựng trường chuẩn Quốc Gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xây dựng các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tại thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 97 - 102)

- Thiếu máy tính giảng dạy Thiếu phòng chức năng

BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TRƢỜNG TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TẠI THỊ XÃ PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC

3.2.5 Tăng cường chỉ đạo, cải tiến phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục đảm bảo xây dựng trường chuẩn Quốc Gia

dục đảm bảo xây dựng trường chuẩn Quốc Gia

Trong biện pháp này cần thực hiện những nội dung sau:

* Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

Thực hiện các chuyên đề về đổi mới và hiện đại hóa phương pháp dạy học nhằm tạo động lực cho đội ngũ GV tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chun mơn, nghiệp vụ sư phạm. Từ đó họ có năng lực quản lý, điều khiển giờ học theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, sao cho hoạt động của thầy và trò phối hợp nhịp nhàng hơn. Cần phải có kế hoạch, chương trình về việc cải tiến phương pháp giảng dạy trong kế hoạch hàng năm của nhà trường.

Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch từng tháng, từng học kỳ và cả năm học qua các hoạt động cụ thể như: kế hoạch bồi dưỡng về đổi mới phương pháp cho giáo viên, xây dựng các giờ chuẩn, giờ dạy mẫu theo chuyên đề riêng cho từng môn học.

Bất cứ giáo viên nào cũng hiểu rằng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện việc đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết. Trước đây phương pháp dạy học được sử dụng trong trường Tiểu học thường tập trung vào giáo viên: giáo viên dạy học đúng SGK và học sinh ghi chép học thuộc lòng. Phương pháp này khơng cịn phù hợp cho các chương trình GD hiện nay với quan niệm “ tập trung vào học sinh”. Kiểu dạy này coi trọng quá trình học của học sinh, hình thành và phát triển kỹ năng học, cách học, phương pháp học nhằm đáp ứng những yêu cầu và khối lượng kiến thức phong phú và đa dạng. Điều cốt lõi của phương pháp này là tổ chức dạy học, hướng vào người học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, gây hứng thú cho học sinh học tập, học tập có chất lượng và hiệu quả hơn.

Để cải tiến phương pháp dạy học đảm bảo có hiệu quả trước hết phải làm cho ĐNGV ý thức rằng việc sử dụng phương pháp dạy học theo xu thế đổi mới là một tất yếu, phải quán triệt tư tưởng cho cán bộ, giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học trước yêu cầu mới, thách thức mới của mỗi xã hội và q trình chuẩn hóa nhà trường, nhận thức được tính cấp thiết của việc cải tiến phương pháp dạy học trong nhà trường.

Những biện pháp giúp đổi mới phương pháp dạy học cần thực hiện là:

- Bản thân giáo viên phải tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ và khả năng chun mơn.

- Thường xuyên dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp.

- Chủ động xem sách báo, tham quan để học hỏi kinh nghiệm, mở mang kiến thức.

- Học tập, sử dụng trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng tin học trong giảng dạy.

- Tích cực học hỏi kinh nghiệm tự làm đồ dùng dạy học phù hợp với yêu cầu của từng bài, từng môn, đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm.

- Sử dụng phiếu luyện tập, giúp học sinh luyện tập được nhiều hơn, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

- Tăng cường tổ chức các tiết học ngoài giờ để tạo sự thoải mái cho học sinh học tập.

- Hướng dẫn học sinh đổi mới phương pháp học, tăng cường kiểm tra nhận thức của học sinh, đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh.

- Hiệu trưởng các trường Tiểu học cần phải chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện các cuộc hội thảo về việc cải tiến phương pháp dạy học, tổ chức phong trào thi đua hai tốt, thi giáo viên dạy giỏi, tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm...

* Hiệu trưởng các trường thực hiện một số biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên

Thực hiện đổi mới về nề nếp sinh hoạt trong nhà trường theo hướng kế hoạch hóa, với cách thức tổ chức gọn, có nội dung khoa học, phát huy tinh thần dân chủ, tích cực, chủ động của cán bộ giáo viên, nhân viên trong việc tham gia đóng góp ý kiến để nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà trường.

Trên cơ sở kế hoạch năm, cụ thể hóa nội dung các hoạt động trong tháng, tuần để các khối chun mơn thảo luận đóng góp, đồng thời thơng báo cơng khai để mọi thành viên của nhà trường biết thực hiện.

Chỉ đạo các tổ khối hoạt động tốt về công tác chuyên môn như thảo luận nội dung, phương pháp môn dạy, tổ chức các chuyên đề, nâng cao hiệu quả tự bồi dưỡng chun mơn, cần tránh sinh hoạt tổ khói theo lối làm cơng tác hành chính.

Tổ chức kiểm tra thường xuyên và đột xuất về công tác sinh hoạt chuyên môn của tổ khối và giáo viên. Qua kiểm tra phải có kết luận, rút kinh nghiệm đánh giá kết quả việc thực hiện nề nếp dạy học, để từ đó có biện pháp chỉ đạo sát hơn, thiết thực hơn. Phù hợp với thự tiễn hơn và đặc biệt là có tác dụng giáo dục, thúc đẩy phong trào đi lên.

Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt các khâu: soạn giáo án, giảng bài, quản lý giờ lên lớp, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà và chấm bài kiểm tra của học sinh có nhận xét rút kinh nghiệm làm bài cho học sinh.Thực hiện nghiêm chỉnh kỷ cương, nề nếp chuyên mơn trong tồn nhà trường, tăng cường dự giờ thăm lớp. Quản lý chặt chẽ giờ học trên lớp, kiểm tra thường xuyên hồ sơ chuyên môn của giáo viên. Đầu năm yêu cầu giáo viên đăng ký chất lượng sẽ đạt được của lớp mình phụ trách.

Tổ chức kiểm tra trình độ nghiệp vụ, tay nghề của giáo viên qua việc dự giờ, đánh giá kiểm tra lý thuyết, xây dựng giờ giảng theo phương pháp mới, cải tiến phương pháp giảng dạy. Qua đó đánh giá kiến thức, kỹ năng phối hợp các phương pháp mới, cải tiến phương pháp giảng dạy và sự rèn luyện về tay nghề của giáo viên. Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy chế chuyên môn về việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, tiến trình kiểm tra cho điểm theo quy định. Kiểm tra chất lượng giảng dạy của giáo viên qua kết quả học tập của học sinh sau mỗi lần thi kiểm tra học kỳ và kết quả của cả năm học.

Chú trọng phân loại học sinh để có phương pháp dạy sát đối tượng, phù hợp với khả năng trình độ nhận thức của học sinh. Từ đó phát huy được tính tự giác trong việc nhận thức, tiếp thu kiến thức của học sinh.

Qua thực tế giảng dạy giáo viên xác định lại từng loại học sinh để có biện pháp phụ đạo, nâng dần khả năng học tập của học sinh, việc làm này có nhiều thuận lợi trong việc áp dụng phương pháp dạy học mới và giảng dạy sẽ đạt chất lượng bền vững.

Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên một cách khách quan, bằng cách thực hiện kế hoạch hóa cơng tác kiểm tra, duy trì chế độ tự kiểm tra và kiểm tra ở tất cả các bộ phận từ khối chuyên môn tới giáo viên. Việc kiểm tra phải được tiến hành công khai và đánh giá nghiêm túc, bình đẳng để đảm bảo tính khách quan, cơng bằng giúp giáo viên nhận ra điểm mạnh, điểm yếu trong cơng tác giảng dạy. Từ đó điều chỉnh, hồn thiện phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đảm bảo sự phát triển bền vững. Thực hiện đoàn kết trong đơn vị bằng con đường phê và tự phê, thông qua chế độ thông tin hai chiều, phối hợp chặt chẽ giữa BGH với tổ khối chuyên môn.

* Tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Để nâng cao chất lượng toàn diện bậc Tiểu học và cũng là thực hiện tiêu chí trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, cần phải tăng quỹ thời gian học tập ở trường cho học sinh, tạo điều kiện đổi mới có hiệu quả nội dung, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học đảm bảo sự phát triển bền vững đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước.

Chỉ đạo các trường Tiểu học xây dựng trường chuẩn Quốc gia tổ chức lớp học 2 buổi/ ngày bằng cách tiến hành tổ chức như sau:

- Tổ chức họp cha mẹ học sinh để lấy ý kiến về khả năng và nhu cầu học 2 buổi/ ngày của học sinh.

- Có kế hoạch đầu tư về CSVC như tăng thêm phòng học, phòng chức năng, phòng y tế nhà trường, phòng âm nhạc, khu vui chơi, bãi tập...

- Thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, nâng cấp, sửa chữa cơ sở hiện có, trả lương cho giáo viên dạy 2 buổi/ ngày.

- Nâng cao chất lượng giảng dạy để thu hút nhu cầu của cha mẹ học sinh và học sinh.

- Chỉ đạo các trường dạy 2 buổi/ ngày thực hiện tốt công tác quản lý: quản lý kế hoạch dạy học, quản lý nhân sự, quản lý tài chính.

- Thực hiện tốt cơng tác thanh kiểm tra để người quản lý thấy được yêu cầu để ra có chất lượng và hiệu quả như thế nào. Tiến hành thanh kiểm tra các hoạt động như:

+ Thanh tra tài chính: do Phịng GD kết hợp với phịng tài chính thực hiện để kiểm tra chứng từ, sổ sách thu chi từ các lớp dạy 2 buổi/ ngày, tránh tiêu cực có thể xảy ra.

+ Thanh tra chuyên môn: được tiến hành thường xuyên hoặc đột xuất để kiểm tra xem giáo viên thực hiện đã đầy đủ chưa, có khoa học và chính xác khơng. Để từ đó có kế hoạch sửa chữa, nâng cao ý thức nghề nghiệp của từng giáo viên.

+ Thanh tra công tác quản lý của Hiệu trưởng về các mặt tài chính, kế hoạch dạy 2 buổi/ ngày, quá trình thực hiện và kết quả.

* Đổi mới công tác thi đua khen thưởng và hoạt động thông tin trong nhà trường

Nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời, tổ chức phong trào thi đua sẽ xây dựng được bầu khơng khí thi đua sơi nổi trong nhà trường, nhằm tạo động lực cho những bước chuyển biến thiết thực trong việc nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học. Chỉ đạo thực hiện đổi mới nội dung và hình thức phong trào thi đua “hai tốt”. Có chế độ khen thưởng và phê bình rút kinh nghiệm kịp thời, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa BGH với Ban chấp hành Cơng đồn để làm tốt cơng tác tư tưởng, xác định đúng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác thi đua.

Việc đánh giá xếp loại trong thi đua cần xét trên các mặt là: những CB, GV, CNV duy trì được thành tích cao, có nhiều cố gắng vượt lên rõ rệt, khắc phục khó khăn, tích

cực tham gia có hiệu quả phong trào thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp thị, cấp tỉnh. Việc tổ chức thi đua phải được sơ kết, đánh giá và rút kinh nghiệm kịp thời, công khai, khách quan, dân chủ.

Cần khai thác các nguồn lực để xây dựng được nguồn quỹ thi đua khen thưởng để có thể xét khen thưởng cho tương xứng với công sức và sự cố gắng của cán bộ giáo viên.

Chỉ đạo đổi mới hoạt động thông tin trong quản lý chuyên môn ở các trường Tiểu học, bởi vì trong cơng tác quản lý, thơng tin có vai trị hết sức quan trọng. Sự sai lệch thông tin sẽ làm cho những quyết định quản lý thiếu chính xác, khơng kịp thời, từ đó có thể dẫn tới hiệu quả nghiêm trọng.

Để nắm bắt thơng tin một cách chính xác, trung thực, Hiệu trưởng phải tổ chức các “kênh thu thông tin” nhiều chiều, từ giáo viên, CBQL, học sinh, các hoạt động thường xuyên của nhà trường tới các lực lượng xã hội. Tiến hành một cách hợp lý, tránh tình trạng chồng chéo gây tâm lý căng thẳng. Thông tin phải được thu thập theo kế hoạch định kỳ, đồng thời thu thập chủ động và ngẫu nhiên. Khéo léo sàng lọc thông tin và xử lý kịp thời, chính xác thơng tin đã thu thập được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xây dựng các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tại thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)