Thường xuyên thực hiện xã hội hóa giáo dục góp phần xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xây dựng các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tại thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 102 - 106)

- Thiếu máy tính giảng dạy Thiếu phòng chức năng

BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TRƢỜNG TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TẠI THỊ XÃ PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC

3.2.6 Thường xuyên thực hiện xã hội hóa giáo dục góp phần xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia

học đạt chuẩn Quốc gia

Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học đang hình thành, chưa ổn định, các em chưa có niềm tin vững chắc để có thể ứng xử trước những vấn đề phức tạp của xã hội. Do đó cần có sự thống nhất giữa nhà trường - gia đình và các lực lượng xã hội để các em có nhận thức, thái độ, hành vi đúng đắn, hành động đúng và phát triển toàn diện. Sự kết hợp thống nhất giữa các môi trường GD là việc làm khơng thể thiếu trong q trình GD thế hệ trẻ, trong đó GD nhà trường giữ vai trò chủ đạo, trọng tâm. Chỉ đạo các trường Tiểu học huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia vào công tác XHHGD là yêu cầu của việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Trong biện pháp này cần chú trọng thực hiện những nội dung sau:

* Kết hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội về xã hội hóa giáo dục

Xã hội hóa GD khơng chỉ là vận động mọi người cùng đóng góp tiền của, vật chất để xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị mà quan trọng là vận động toàn xã hội

tham gia vào công tác GD. GD trẻ em là mối quan tâm, là việc làm của toàn xã hội. Nhà trường là một bộ phận xã hội có nhiệm vụ hình thành mẫu người theo u cầu của xã hội. Việc kết hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội để GD trẻ em là xây dựng một mơi trường và những điều kiện thích hợp phục vụ cho cơng tác GD sẽ tác động đến việc hình thành nhân cách trẻ em. Cần thực hiện tốt tuyên truyền để mỗi người dân nhất là cha mẹ học sinh, mỗi tổ chức, tất cả các lực lượng xã hội, tùy theo sức của mình mà đóng góp tài lực, vật lực, trí tuệ cho cơng tác GD và phát triển GD.

Vận động các lực lượng xã hội tùy theo khả năng, trách nhiệm của mình, tham gia vào quá trình GD theo các nội dung, chương trình của nhà trường để tạo ra những sân chơi bổ ích cho học sinh. Cụ thể: ngành văn hóa thơng tin, TDTT, Đội TNTPHCM tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao; ngành y tế tổ chức chăm lo sức khỏe, thực hiện y tế học đường thơng qua các chương trình nha học đường, vệ sinh học đường, vệ sinh thực phẩm; ngành cơng an triển khai chương trình pháp luật, thực hiện cam kết ngăn ngừa tệ nạn xã hội xâm nhập học đường...

Thành lập hội Khuyến học trong nhà trường và đưa hoạt động của hội đi vào hoạt động có nề nếp, có hiệu quả thiết thực để thúc đẩy động viên phong trào thi đua “hai tốt” trong nhà trường. Hội khuyến học cần được xây dựng quy chế hoạt động, lên kế hoạch về chương trình và nội dung hoạt động theo từng tháng, từng học kỳ và theo cả năm học để thực sự có tác dụng khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ thiết thực cho hoạt động dạy học.

* Phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình góp phần xây dựng nhà trường đạt chuẩn Quốc gia

Nhà trường và gia đình cần có sự phối kết hợp với nhau để có sự thống nhất về mục đích, nội dung và phương thức GD học sinh cụ thể:

- Thông báo cho cha mẹ học sinh biết những chính sách GD, mục đích và yêu cầu của chương trình nội dung cách đánh giá xếp loại của bậc học, của từng khối lớp, lực học, hạnh kiểm, năng khiếu, sức khỏe.... của học sinh. Từ đó nêu lên các yêu cầu cụ thể đối với cha mẹ học sinh trong việc giúp đỡ, tạo điều kiện cho học sinh học tập, vui chơi, giải trí và phối hợp với nhà trường để GD các em. BGH, giáo viên chủ nhiệm xếp lịch

tiếp phụ huynh tạo điều kiện thuận lợi cho cha mẹ học sinh phối hợp với nhà trường để GD các em. Tổ chức Đại hội cha mẹ học sinh đầu năm học và thực hiện chế độ họp định kỳ với cha mẹ học sinh theo định kỳ đầu năm, cuối học I và cuối học năm học.

- Gia đình có nhiệm vụ ni con khỏe, dạy con ngoan, giúp trẻ thực hiện đúng chuẩn mực của nhà trường, xã hội. Khi nhận được giấy mời họp phụ huynh, cha mẹ đi đầy đủ để được thông báo về đặc điểm tính cách, thái độ học tập, hạnh kiểm của con em mình, để kịp thời động viên, nhắc nhở các con. Bên cạnh đó có trách nhiệm tham gia đóng góp kinh phí để cùng với nhà trường khắc phục những khó khăn về CSVC cũng như xây dựng quỹ khuyến học để khen thưởng, cấp học bổng động viên giáo viên và học sinh thực hiện xuất sắc phong trào thi đua hai tốt.

* Thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục

Chỉ đạo thực hiện công tác XHHGD nhằm phát huy tối đa vai trò của GD và cộng đồng xã hội, gắn bó và nâng cao trách nhiệm của hai bên, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển GD. GD Tiểu học gắn với lợi ích thiết thực của mọi gia đình, mọi cộng đồng dân cư, mọi địa phương.

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, phát huy vai trị của MTTQ và các ban ngành, đoàn thể trong việc huy động các nguồn lực tham gia phát triển sự nghiệp GD. Tiếp tục triển khai sâu rộng cuộc vận động XHHGD và đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài. Mở rộng và tăng cường các mối quan hệ của ngành GD, của các nhà trường với các ngành , địa phương, các doanh nghiệp và cơ quan đơn vị. Để mọi tầng lớp nhân dân và cộng đồng xã hội tham gia theo quy định của pháp luật vào các hoạt động GD, đóng góp xây dựng CSVC và xây dựng môi trường GD lành mạnh cho các nhà trường.

Công tác XHHGD tập trung vào các nội dung trọng tâm: Khuyến khích và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển GD. Huy động triệt để các nguồn lực xã hội chăm lo cho GD&ĐT. Xây dựng xã hội học tập từ cơ sở để mọi người dân ở mọi lứa tuổi, ở mọi trình độ đều có điều kiện tham gia học tập theo nhu cầu bản thân. Xây dựng mỗi nhà trường thực sự là một trung tâm văn hóa, mơi trường GD lành mạnh ở địa phương.

Tiết kiệm chi từ ngân sách cấp thường xuyên, đồng thời khai thác được nguồn đầu tư theo chương trình mục tiêu của tỉnh và tranh thủ được sự tài trợ, hỗ trợ của các đơn vị tổ chức và cá nhân.

Có sự phân khai chi tiết nguồn ngân sách cấp và quản lý tài chính hết sức chặt chẽ theo đúng quy định, thực hành tiết kiệm các khoản chi để ưu tiên cho công tác nghiệp vụ, mua sắm bổ sung trang thiết bị và sửa chữa CSVC. Bám sát chương trình phát triển GD của Tỉnh để tranh thủ nguồn đầu tư. Mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp; nghiên cứu và có kế hoạch giới thiệu về những chủ trương lớn có tính chiến lược của nhà trường bằng cách thông báo rộng rãi trong địa phương để các đơn vị, cá nhân có điều kiện đầu tư, tham gia xây dựng cho từng hạng mục cơng trình đã được quy hoạch, áp dụng hình thức cho nhận đăng ký đầu tư trọn gói cơng trình cụ thể theo kế hoạch của nhà trường.

Xây dựng mơ hình Xã hội - Nhà trường - Gia đình - Cơ quan, nhằm kêu gọi các cơ quan ban ngành của tỉnh ủng hộ, đầu tư xây dựng CSVC, nhân dân đóng góp kinh phí ủng hộ các nhà trường, phấn đấu để đạt được từ 30 đến 35% tổng ngân sách xây dựng CSVC cho nhà trường. Thực hiện vay ngân hàng theo chính sách ưu đãi của nhà nước để có vốn đầu tư và thực hiện trả dần từ các nguồn tiết kiệm ngân sách, nguồn tài trợ và ủng hộ khác.

Tổ chức các hoạt động dịch vụ hợp lý trong nhà trường để trích nguồn thu cho đầu tư CSVC nhà trường.

* Thực hiện công bằng trong giáo dục

Luật GD quy định: “Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong GD, tạo điều kiện để ai cũng được học hành...”. Trẻ em ở độ tuổi Tiểu học đều được tạo điều kiện đến trường và được hưởng nền GD Quốc gia để phát triển tồn diện. Tính cơng bằng xây dựng trong GD Tiểu học được đảm bảo bởi mục tiêu Quốc gia, các tiêu chuẩn GD của bậc học và sự phong phú đa dạng của các giải pháp cụ thể, thích hợp với từng trẻ em. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ học sinh nghèo, con em gia đình liệt sỹ, thương bệnh binh, con dân tộc, như miễn giảm các khoản thu... Huy động tài chính từ phía cha mẹ học sinh, hội cha mẹ học sinh, hội khuyến học, các đoàn thể...

Để huy động được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội trong công tác XHHGD, cần khơng ngừng nâng cao vai trị của các tổ chức trong nhà trường như Cơng

đồn, hội Cha mẹ học sinh, hội Khuyến học... Cần chú ý vai trị của Cơng đồn, bởi vì tổ chức Cơng đồn là người đại diện cho tiếng nói của cán bộ cơng chức trong nhà trường, là chỗ dựa tin cậy của mọi đồn viên, CBGV, NV trong q trình thực hiện quyền dân chủ của mình. Cần phát huy vai trị của hội Cha mẹ học sinh, tạo sự gắn bó chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để kịp thời GD học sinh.

Hoạt động của Cơng đồn, hội Cha mẹ học sinh, hội Khuyến học phải đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của mọi thành viên trong tổ chức của mình đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của chi bộ nhà trường nhằm thực hiện đúng đường lối của Đảng về GD&ĐT, sẽ góp phần to lớn trong việc thực hiện công tác XHHGD nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD tồn diện trong nhà trường và quá trình chuẩn hóa các nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xây dựng các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tại thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)