Tr-ờng cao đẳng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học của trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp i trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 35)

Luật Giáo dục năm 2005 đ-ợc Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 n-ớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 tại điều 38 có quy định tr-ờng Cao đẳng là một trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục của Nhà n-ớc CHXHCNVN; nằm trong hệ đại học, tiếp nhận học sinh tốt nghiệp phổ thông, đ-ợc đào tạo 3 năm để trở thành những kỹ s- thực hành, những cán bộ kỹ thuật điều hành sản xuất.

Tại điều 39, điều 40 của luật giáo dục năm 2005 có quy định: * Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chun mơn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông th-ờng thuộc chuyên ngành đ-ợc đào tạo. [ điều 39 – Luật giáo dục].

* Yêu cầu về nội dung ph-ơng pháp giáo dục:

Đào tạo trình độ cao đẳng phải đảm bảo cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chuyên môn cần thiết, chú trọng rèn

28

luyện kỹ năng cơ bản và năng lực thực hiện công tác chuyên môn. Ph-ơng pháp đào tạo phải coi trọng việc bồi d-ỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển t- duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho ng-ời học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng. [điều 40 – Luật giáo dục].

* Về cơ cấu tổ chức – ch-ơng II, điều 4 trong quy định về nhiệm vụ và tổ chức của tr-ờng đại học (bao gồm cả tr-ờng cao đẳng) quy định về cơ cấu tổ chức của tr-ờng cao đẳng nh- sau:

- Lớp học - Bộ môn - Khoa

- Phòng (ban chức năng)

- Cơ sở phục vụ giảng dạy, học tập nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất.

- Cơ sở phục vụ đời sống. - Hội đồng (tổ chức t- vấn).

Các tổ chức của tr-ờng nói trên đặt d-ới sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu tr-ởng hoặc Phó Hiệu tr-ởng đ-ợc Hiệu tr-ởng phân cơng.

Tuỳ theo khối l-ợng, tính chất cơng việc và tình hình cụ thể, Hiệu tr-ởng có thể phân quyền quản lý cho các Tr-ởng đơn vị, các Phó Hiệu tr-ởng, các Tr-ởng đơn vị chịu trách nhiệm tr-ớc Hiệu tr-ởng về những công việc đ-ợc giao, tr-ởng đơn vị chịu trách nhiệm tr-ớc Hiệu tr-ởng về mọi mặt của đơn vị mình.

Để đạt đ-ợc mục tiêu đề ra đòi hỏi các nhà quản lý từ Hiệu tr-ởng, Phó Hiệu tr-ởng, Tr-ởng, Phó các phịng, Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm các Khoa đến Tổ bộ môn phải xây dựng đ-ợc quy chế tổ chức và hoạt động để quản lý và điều hành các hoạt động của đơn vị mình một cách hiệu quả.

Đối t-ợng quản lý hoạt động dạy học:

29

Là quản lý sự hoạt động của ng-ời dạy, ng-ời học và các tổ chức s- phạm của nhà tr-ờng trong việc thực hiện các kế hoạch, ch-ơng trình dạy học nhằm đạt đ-ợc mục tiêu đề ra.

Mục tiêu của quản lý hoạt động dạy học:

Nhằm đạt tới mục tiêu chung của nhà tr-ờng với các yêu cầu: đảm bảo quán triệt nguyên lý giáo dục, các nguyên tắc và lý luận dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học; các kế hoạch và ch-ơng trình giảng dạy đ-ợc thực hiện đúng nội dung và thời gian; các quy chế, nội dung về giảng dạy học tập đ-ợc chấp hành nghiêm chỉnh.

Nội dung quản lý hoạt động dạy học:

Quản lý mục tiêu đào tạo, kế hoạch và ch-ơng trình giảng dạy; quản lý nhà giáo và ng-ời học; quản lý nền nếp dạy học; quản lý chất l-ợng dạy học…

Nh- vậy quản lý hoạt động dạy học trong tr-ờng cao đẳng đòi hỏi

tr-ớc hết phải tuân theo hoạt động quản lý chung của các tr-ờng đồng thời tuỳ theo mục tiêu, nhiệm vụ chức năng, tổ chức bộ máy … của từng trường cao đẳng vận dụng sao cho phù hợp để cơng tác quản lý nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng trong tr-ờng đạt đ-ợc hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học của trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp i trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)