Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về GDĐĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học mô hình hóa trong môi trường tích hợp phần mềm casyopée (Trang 68 - 70)

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ về mối quan hệ giữa các biện pháp

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về GDĐĐ

GDĐĐ cho học sinh

3.2.1.1 Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Qua hoạt động thực tiễn và kết quả điều tra cho thấy nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, hội phụ huynh học sinh và các lực lượng giáo dục khác về vấn đề này là chưa cao, chưa đúng đắn. Do vậy theo tôi điều đầu tiên cần phải làm là nâng cao nhận thức giáo dục đạo đức cho các lực lượng làm giáo dục, từ đó phát huy tinh thần cộng đồng trách nhiệm trong việc quản lý

GDĐĐ cho học sinh.

3.2.1.2 Nội dung của biện pháp

Trước hết cần khắc phục những quan niệm không đúng hoặc chưa đầy đủ về giáo dục đạo đức đang tồn tại phổ biến trong đời sống xã hội, ở khơng ít phụ huynh, thầy cơ, các lực lượng trong và ngoài Trung tâm. Những quan điểm chưa đúng đắn đó thường biểu hiện như sau:

Thứ nhất: đối với phụ huynh của học sinh

Khơng ít các bậc phụ huynh vẫn xem việc dạy dỗ con em mình là của Trung tâm: Họ quan niệm đã khốn “Trọn gói” cho Trung tâm về giáo dục con em họ. Đây là quan niệm sai lầm vì thầy cơ có tận tâm đến đâu thì vẫn khơng đủ quyết định nhân cách của các em giáo dục của Trung tâm sẽ hạn chế nếu không nhận được sự giúp đỡ của gia đình. Hơn nữa về phương pháp: nhiều gia đình đã yêu thương, dạy dỗ con khơng đúng cách. Một số gia đình khác lại quá khắt khe, nghiệt ngã, không công bằng với con cái. Đó là lối giáo dục phản nhân văn. Đó là thiếu dân chủ trong giáo dục.

Thứ hai: đối với Trung tâm và các thầy cô giáo

Trở ngại đầu tiên trong giáo dục đạo đức là sự không thống nhất về quan niệm đạo đức. Nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay vẫn tồn tại một sai lầm lớn nhất của một số thầy cơ đó là: Chỉ biết dạy chữ đơn thuần mà không biết dạy nghĩa. Chỉ biết nhồi nhét kiến thức sách vở, mà tách rời với cuộc sống thực tiễn, tách rời giữa trí dục với đức dục.

Thứ ba: đối với các lực lượng giáo dục, các cơ quan quản lý, các cấp uỷ Đảng và chính quyền.

Sự hạn chế về quan niệm giáo dục, đặc biệt ở giáo dục đạo đức thường thấy ở các lực lượng giáo dục ngoài xã hội, ở các cơ quan quản lý giáo dục ngay cả cấp chính quyền đó là chủ nghĩa hình thức, bệnh quan liêu và hành chính mệnh lệnh. Sự quan tâm tới nhà trường chỉ theo “mùa vụ”. Nó chỉ rộ lên vào những ngày: khai giảng, 20/11, trong thi cử, bế giảng năm học, ...

lực lượng làm giáo dục bồi dưỡng cho họ về:

Chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, quy định của Bộ GD-ĐT về cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, cơng tác quản lý

Ảnh hưởng nhân cách của người CBQL, GV, ... đối với học sinh.

Trách nhiệm của từng GVCN, GV bộ mơn, cán bộ Đồn, Ban giám đốc... trong việc giáo dục đạo đức cho HS.

3.2.1.3 Quy trình thực hiện

Tổ chức học tập, tuyên truyền đường lối chính sách về giáo dục cho cán bộ giáo viên học sinh trong Trung tâm

Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý về chuyên đề về đạo đức, pháp luật, GDĐĐ.

Tổ chức hội thảo về hoạt động giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho giáo viên, học sinh. Phân công rõ trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận, gia đình học sinh.

Phát động và vận động thực hiện tốt các phong trào: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Dân chủ - Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”, “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo” và tổ chức tuyên truyền, giáo dục thông qua các phong trào.

Tổ chức hội nghị biểu dương CBGV-HS có thành tích xuất sắc trong quản lý, giáo dục và rèn luyện đạo đức đức

3.1.2.4 Các điều kiện thực hiện

Nâng cao nhận thức ý thức trách nhiệm cho các cá nhân, các tổ chức, đối với việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh. Các hoạt động phải huy động nhiều bộ phận, tổ chức tham gia và thể hiện được sự đóng góp có hiệu quả của mỗi thành viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học mô hình hóa trong môi trường tích hợp phần mềm casyopée (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)