Động thái không gian của dịch bệnh cây là sự biểu hiện sự phát sinh phát triển bệnh theo không gian, nghĩa là quy luật biến đổi cự ly lây lan, tốc độ lây lan.
(1) Sự lây lan của bệnh cây.
Quy luật biến đổi về lợng sự lây lan bệnh có sự khác nhau do loài bệnh và phơng thức lây lan khác nhau. Những bệnh lây lan nhờ gió thờng lây lan rất xa, chịu ảnh hởng của nhân tố khí tợng, nhất là gió.Nhừng bệnh lây lan cự ly ngắn chủ yếu là bệnh trong đất, chịu ảnh hởng của các hoạt động canh tác, tới nớc. Còn bệnh lây lan qua hạt, chịu tác động của con ngời, nh thu hái hạt mua bán hạt, cất trữ hạt. Những bệnh lây lan nhờ côn trùng lại chịu ảnh hởng
lây lan ngời ta chia ra cự ly gần lây lan một lần trong vòng 100 mét, cự ly vừa trên 100m đến mấy chục nghìn mét và cự ly xa trên mấy chục đến hàng trăm nghìn mét.
(2)Sự khuếch tán và phân bố bệnh cây.
Sự khuếch tán và kiểu phân bố bệnh cây có quan hệ với nguồn sơ xâm nhiễm, có thể chia ra nguồn bản địa và nguồn ngoại lai. Nguồn bản địa trong đồng ruộng trở thành trung tâm phát bệnh rồi lan rộng ra cả vờn hoặc cả rừng.Cự ly lây lan xa hay gần sẽ làm cho diện tích bị bệnh rộng hay hẹp. Sự phân bố của bệnh cây thờng là phân bố ngẫu nhiên hoặc gần nh phân bố đều.
Chơng V
Điều tra, chẩn đoán và dự tính dự báo bệnh cây
Điều tra hay giám sát bệnh cây, chẩn đoán bệnh cây và dự tính dự báo bệnh cây là tiền đề của việc phòng trừ bệnh cây có hiệu quả. Muốn phòng trừ theo nguyên tắc IPM cần nắm vững loài bệnh, nguyên nhân gây ra bệnh, mức độ phân bố, mức độ bị bệnh và mức độ tổn thất và để đề ra biện pháp phòng trừ thích hợp.
5.1. Điều tra bệnh cây
Mục đích điều tra bệnh cây là đánh giá tình hình phân bố, mức độ bị bệnh, tỷ lệ tổn thất và tổn thất sản lợng thực tế để tiến hành phòng trừ.
Nội dung điều tra bao gồm điều tra sơ bộ nhằm nắm vững khái quá tình hình bệnh hại tại khu vực điều tra và điều tra tỷ mỷ nhằm xác định các chỉ tiêu trên đối với một loại bệnh chủ yếu.
Các bớc điều tra bao gồm chuẩn bị, ngoại nghiệp và nội nghiệp. Công tác chuẩn bị bao gồm chuẩn bị các tài liệu liên quan đến bệnh cây, các dụng cụ điều tra, các bảng biểu cần thiết. Công tác ngoại nghiệp bao gồm điều tra sơ bộ và điều tra tỷ mỷ ngoài thực địa. Công tác nội nghiệp bao gồm việc chỉnh lý các số liệu điều tra, xác định các mẫu vật,viết báo cáo điều tra.
Tuỳ từng đối tợng điều tra mà nội dung điều tra có sự khác nhau. đối với vờn ơm cần có các tài liệu về địa hình, loại đất, năm lập vờn ơm, loại cây trồng trớc đó. Đối với rừng trồng cần tìm hiểu loài cây trồng, xuất xứ, điều kiện canh tác, kỹ thuật trồng. Phơng pháp đặt ô tiêu chuẩn cho vờn ơm thờng là 1m2, cho rừng trồng thờng là 600-1000m2 làm sao bảo đảm trong ô có trên
Khi điều tra sơ bộ tuỳ theo điều kiện địa hình mà xác định tuyến điều tra. Điều tra sơ bộ không đòi hỏi chính xác nhng diện điều tra phải rộng. Có thể trên tuyến điều tra rẽ ngang hai bên để quan sát các nhân tố điều tra, xác định đợc tỷ lệ cây bệnh, mức độ bị hại một cách khái quát.
Điều tra tỷ mỷ trên ô tiêu chuẩn cần có số liệu chính xác về tỷ lệ cây bệnh, mức độ bị bệnh, mức độ tổn thất của bệnh và ảnh hởng của bệnh đến sản lợng thực tế. Các ô tiêu chuẩn phải đại diện cho loài bệnh, tỷ lệ và mức độ tổn thất ,có thể đặt theo ô bàn cờ, ô trên đờng chéo, ô song song, ô trên tuyến phóng xạ rồi rẽ đôi...Số lợng ô tuỳ theo diện tích của khu điều tra mà lấy khoảng 0,1-0,5% diện tích. Diện tích ô tiêu chuẩn đối với rừng thuần loài và bệnh hại lá là 0,05-0,1ha, bệnh hại thân cành 0,25-1ha. Trên ô có thể chọn cây tiêu chuẩn, chọn cành, chọn lá tiêu chuẩn, chọn quả...để điều tra tuỳ theo loại bệnh hại rễ, thân cành, lá hay quả...
Trong ô tiêu chuẩn cần ghi chép các mục sau: Các nhân tố rừng( tổ thành, tuổi rừng, chiều cao, độ tàn che, cây dới, thực bì, địa thế địa hình, tính hình vệ sinh rừng)
Điều tra từng cây xác định xem xét tính hình bệnh hại, sâu hại, thống kê tỷ lệ cây bệnh ( mật độ tơng đối)
Rút mẫu ngẫu nhiên hay cơ giới, theo đờng chéo, chữ Z, song song, bàn cờ...để chọn cây tiêu chuẩn khoảng 10-20 cây. Trên mỗi cây chọn lá, cành tiêu chuẩn để điều tra bệnh hại lá hoặc bệnh hại thân cành.
Các công thức đợc tính khi tiến hành điều tra ngoại nghiệp và nội nghiệp bao gồm:
- Xác định phân bố, tính tỷ lệ cây bệnh theo công thức sau:
P(%) =100.n/N
Trong đó P(%) là tỷ lệ cây bệnh; n là số cây bị bệnh; N là tổng số cây điều tra.
Thông thờng trong điều tra bệnh cây nếu tỷ lệ cây bệnh 0-10% đợc xác định là phân bố cá thể; 10-20% là phân bố cụm; 20-30% là phân bố đám và trên 30% là phân bố đều.
Tuy nhiên còn cần phải xem xét cụ thể, vì do đặc điểm lây lan của bệnh trên từng đối tợng cây rừng và tuổi cây rừng. Thờng có các loại phân bố: phân bố đều hay nhị thức dơng; phân bố ngẫu nhiên hay phân bố Poisson; phân bố cụm (tụ đàn) hay phân bố nhị thức âm và phân bố Neyman,.
Nghiên cứu phân bố bệnh cây giúp ta tìm hiểu đặc điểm lây lan của bệnh, đặc tính sinh vật học của bệnh đồng thời có thể xử lý các số liệu nghiên cứu và là căn cứ khoa học để xác định phơng pháp điều tra rút mẫu chính xác.
-Xác định mức độ bị bệnh. Tuỳ theo yêu cầu mà lấy mẫu điều tra khác nhau nh tán cây là đơn nguyên, lấy cành làm đơn nguyên, lấy tán làm đơn nguyên, lấy lá hoặc cụm lá làm đơn nguyên ...Nếu lấy bệnh hại lá làm đối tợng điều tra thì ta chọn một số cây tiêu chuẩn, trên cây tiêu chuẩn chọn cành tiêu chuẩn theo các hớng và vị trí khác nhau, trên mỗi cành chọn một số lá tiêu chuẩn. Tổng số lá điều tra trên cây trên 30 lá. Trên mỗi lá đợc phân cấp bị hại nh sau:
Cấp 0:lá không bị hại; cấp I : diện tích lá bị hại dới 1/4; cấp II: diện tích lá bị hại 1/4-1/2 ; cấp III: diện tích lá bị hại 1/2-3/4; cấp IV: bị hại trên 3/4.
Thống kê số lá bị hại theo các cấp rồi tính theo công thức sau:
R(%) = ∑nv.100/NV
Trong đó R(%) là mức độ bị hại; n là số lá ở mỗi cấp; v là số cấp; N là tổng số lá điều tra, V là số cấp cao nhất.
Nếu R(%) từ 0-5% ở mức độ khoẻ; 6-20% mức độ nhẹ; 21-35% -vừa; 36- 50%-nặng; >50%- rất nặng.
R(%) từ 0-5%-khỏe; 6-10% nhẹ; 11-20% vừa; 21-30% nặng; > 30%- rất nặng.
Tính chỉ số tổn thất nh sau: DI = P(%) x R(%)
Thông thờng nếu chỉ số tổn thất 0,1-0,3 ở mức tổn thất ít cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh; 0,3-0,5 tổn thất vừa, cần áp dụng biện pháp phòng và trừ cục bộ và >0,5 là tổn thất nhiều cần áp dụng các biện pháp phòng trừ ngay.
Tính hệ số tổn thất nh sau:
Q =(A-E).100/ A
Trong đó Q là hệ số tổn thất; A là sản lợng ( theo trọng lợng sản phẩm hoặc theo khối gỗ, D,H) bình quân 1 cây không bị bệnh ( hoặc bị bệnh nhẹ); E là sản lợng (theo trọng lợng sản phẩm hoặc theo khối gỗ, D,H) bình quân cây của cây bị hại (hoặc bị hại nặng) .
Tỷ lệ tổn thất sản lợng có thể dùng công thức:
C = (QxP)/100
Trong đó C là tỷ lệ tổn thất (trọng lợng hoặc D.H); Q là hệ số tổn thất; P là tỷ lệ cây bị hại.
Tính lợng tổn thất thực tế trên đơn vị diện tích ( ha) nh sau:
L =(A.M.C)/100
Trong đó L là tổn thất sản lợng (trọng lợng hoặc D.H); A là sản lợng bình quân cây không bị hại ( hoặc nhẹ) M là số cây trên đơn vị diện tích (ha); C là tỷ lệ tổn thất sản lợng.
Thống kê điều tra mức độ bị hại và mức độ tổn thất thờng không nh nhau, theo đặc điểm của bệnh hại. Ví dụ khi xác định sản lợng hạt lúa, hạt ngô thì ta lấy trọng lợng nghìn hạt với mức độ bị hại theo diện tích. Để xác định mức độ tổn thất. Ví dụ: Xác định tổn thất bệnh bạc lá lúa nh biểu sau:
nghìn hạt 0 1 2 3 4 Cả cây khoẻ 1/3 số lá bị hại 1/3-1/2 số lá bị hại Tất cả số lá bị hại Lá bạc hết 26.3 26,0 25,8 25,0 24,2 - 1,1 1,9 4,9 7,98
Nếu là bệnh hại quả thì ta lấy sản lợng và chất lợng quả làm chỉ tiêu đánh giá.
Khi đánh giá tổn thất bệnh xoăn lá thông do rệp, ta có thể phân cấp nh sau: Cấp 0: không có rệp, cấp I có 1-10 con; cấp II có 11-50 con; cấp III có trên 50 con. Sau khi điều tra trên 30 cây mỗi điểm ta xác định chỉ số bị hại nh sau:
x = số cây cấp I x 1+ số cây cấp II x 5+số cây cấp III x 10
đồng thời xác định mối quan hệ chỉ số bị hại (x) với số lợng rệp trên cây(y) theo phơng trình hồi quy nh sau:
y =7,49x-229
và chỉ số bị hại (x) với tỷ lệ cây bị xoăn lá (y’) nh sau: y’ =0,0977x-8,4
Khi phân tích hệ sinh thái rừng một thể hoàn chỉnh hình thành thông qua dòng năng lợng và vật chất giữa quần xã sinh vật rừng với môi trờng hữu cơ và vô cơ, ngời ta thờng xem bệnh cây là một thành viên của hệ sinh thái tìm hiểu vị trí và tác dụng của chúng trong hệ sinh thái có ý nghĩa quan trọng trong phòng trừ. Hệ sinh thái rừng khác nhau sẽ có kết cấu dinh dỡng, kết cấu không gian, kết cấu thời gian và kết cấu số lợng khác nhau.
-Kết cấu dinh dỡng là mối liên hệ thức ăn giữa các sinh vật. Chúng hình thành nhiều chuỗi thức ăn hoặc tạo nên nhiều vật khống chế lẫn nhau để đảm bảo tính ổn định của rừng.
-Kết cấu không gian là sự phân bố chiều ngang và chiều dọc của rừng. Nh bệnh khô lá thông thờng gây hại ở lá, bệnh loét thân gây hại ở thân. Chúng có sự cạnh tranh nhau.
-Kết cấu thời gian cũng khác nhau, thông thờng có bệnh gây hại vào mùa xuân, có bệnh gây hại vào mùa hè...
-Kết cấu số lợng. Số lợng loài trong quần xã khá phong phú. Chỉ số đa dạng Shannon-Wiener là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phong phú loài. Công thức đó là:
H = -∑ PilogPi
Trong đó Pi là tỷ lệ số lợng một loài nào đó trong tổng số loài, cơ số log có thể log 2,10 hoặc e.
Số loài trong quần xã càng nhiều, tỷ lệ số lợng các loài phân bố càng đều, chỉ số tính đa dạng càng cao, bệnh càng nhẹ. Nếu trong quần thể loài chỉ có 1 loài, H =0, chỉ số đa dạng thấp nhất, bệnh càng nặng. Khi số lợng các loài đều bằng nhau, H = log (số loài), chỉ số đa dạng cao nhất, cây ít bị bệnh.
Tính ổn định quần xã, thông thờng kết cấu quần xã càng phức tạp, tính đa dạng càng cao, tác dụng giữa các loài càng nhiều con đờng, tính ổn định càng cao, nh rừng tự nhiên có nhiều vi sinh vật gây bệnh nhng bệnh rất nhẹ; ngợc lại rừng trồng thuần loài, hoặc đồng ruộng tính ổn định quần xã sẽ giảm thấp. Ngoài ra có thể do nguyên nhân nguồn thức ăn tập trung trên diện tích lớn, tác dụng cạnh tranh giữa các loài ít, bệnh sẽ nặng. Sự đơn giản kết cấu quần xã nh rừng tự nhiên biến thành trồng thuần loài có thể làm mất đi tính ổn định sẵn có và sẽ làm cho sâu bệnh tăng lên đột ngột, dễ gây thành dịch. Mặt khác do tác động con ngời ( nh sử dụng thuốc hoá học) quần thể
sâu bệnh trong quần xã đơn giản có thể rất nhanh từ mật độ thấp khôi phục đến mật độ cao.
Trong quá trình điều tra ta cần chú ý đến mối quan hệ môi trờng phi sinh vật và sinh vật trong hệ sinh thái rừng. Các nhân tố phi sinh vật bao gồm các chất vô cơ ( nh C,N,CO2,O2,Ca,P,K), các chất hữu cơ ( nh protein, đờng, lipid, chất mùn...), khí hậu, đát đai và điều kiện vật lý ( nh nhiệt độ, độ ẩm,ánh sáng, kết cấu và tính chất đất). Các nhân tố sinh vật bao gồm các sinh vật sản xuất ( nh cây xanh, tảo) vật tiêu phí sơ cấp ( nh côn trùng ăn cây, nhện, động vật ăn cây...) vật tiêu phí thứ cấp ( nh vật bắt mồi, vật ăn nấm bệnh, vật ký sinh nấm, các động vật ăn thịt...) và vật phân giải ( nh vi sinh vật sống trong đất...).
Tất cả chúng có quan hệ với nhau. Trong đó vật sản xuất tổng hợp các chất hữu cơ và cố định năng lợng mặt trời một cách liên tục trong các chất hữu cơ đó. Chúng không chỉ là nguồn năng lợng cho bản thân mà còn là nguồn năng lợng duy nhất cho các vật tiêu phí và vật phân giải. Trong vật tiêu phí sâu và bệnh ký sinh là vật tiêu phí quan trọng nhất. Chúng uy hiếp đến nền sản xuất nông lâm nghiệp. Các vật tiêu phí đó cũng bị các thiên địch điều tiết và khống chế. Vì vậy chúng giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng. Các vật phân giải làm nhiệm vụ phân giải xác thực vật thành các chất hữu cơ đơn giản hơn thải vào môi trờng cho các vật sản xuất lợi dụng. Chúng có vai trò rất quan trọng thúc đẩy quá trình phân giải. Cũng chính vì vậy dòng vật chất là tuần hoàn còn dòng năng lợng là đơn hớng.
Cân bằng sinh thái là trạng thái tơng đối ổn định về kết cấu và chức năng trong thời gian nhất định của hệ sinh thái. Đầu vào và đầu ra về vật chất và năng lợng gần bằng nhau. Sự can thiệp vừa phải của con ngời trạng thái ổn định sẽ đợc tự điều chỉnh. Nhng sự can thiệp quá mạnh vợt quá khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái, cân bằng sinh thái bị phá vỡ. Nguyên nhân của
dùng thuốc trừ sâu bệnh không hợp lý đã dẫn đến các trận dịch sâu bệnh uy hiếp đến cuộc sống của con ngời. Vì vậy muốn phòng trừ có kết quả nhất thiết trong điều tra dự tính dự báo bệnh cây cần phải trên cơ sở hệ sinh thái, phát huy đầy đủ hiệu ích bảo vệ môi trờng hệ sinh thái rừng, hiệu ích khống chế tự nhiên và hiệu ích kinh tế. Trong quản lý hệ sinh thái rừng trồng nhất thiết phải tuân thủ quy luật sinh thái.
5.2. Chẩn đoán bệnh cây
Chẩn đoán (diagnosis) trớc hết phải xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh, loại vật gây bệnh sau đó mới từ đặc tính và quy luật phát sinh phát triển của vật gây bệnh mà đa những phơng pháp khống chế hữu hiệu.