Ngành phụ nấm bất toàn có nhiều loài hoại sinh nhng cũng rất nhiều loài sống ký sinh gây ra bệnh hại cho cây trồng.. Trong Nấm bất toàn chỉ có giai đoạn vô tính, cha phát hiện giai đoạn hữu tính cho nên gọi là Nấm bất toàn. Khi phát hiện giai đoạn hữu tính hầu hết chúng thuộc Nấm túi, một ít
chúng thuộc Nấm đảm. Đặc trng chủ yếu của nấm bất toàn là thể sợi nấm có vách ngăn, sinh sản vô tính hình thành bào tử phân sinh, cha phát hiện giai đoạn hữu tính.
Kết cấu của bào tử phân sinh cũng có rất nhiều loại. Có loại mọc quả bào tử, có loại thành cuống bào tử. Bào tử và cuống bào tử ( Hình 3.30).
(1)Các chi thuộc lớp cuống bào tử. Bào tử mọc rải rác trên cuống hoặc mọc trên chùm cuống, hoặc mọc trên chất đệm. Bào tử phân sinh có màu hoặc không màu, đơn bào hoặc đa bào. Những chi gây bệnh cây chủ yếu có:
+ Chi bào tử bột (Oidium) Thể sợi màu trắng, mọc bề mặt. Cuống bào tử thẳng, không phân nhánh. Bào tử hình bầu dục, đơn bào, không màu, mọc thành chuỗi ( hình 3.31), thờng gây bệnh phấn trắng keo và nhiều loài cây.
+ Chi bào tử cuống vòng ( Verticillium)(hình 3.32) Cuống bào tử thẳng, phân nhánh, một phần nhánh mọc vòng. Bào tử hình trứng tròn đến bầu dục, không màu, đơn bào mọc đơn hoặc mọc chùm . Gây bệnh héo vàng
+ Chi mốc xanh ( Penicillium) Cuống bào tử thẳng, đỉnh phân nhánh nhiều lần dạng chổi, đỉnh có cuống hình bình, bào tử phân sinh mọc thành chuỗi. Bào tử đơn bào, không màu, hình trứng tròn ( hình 3.33)
+ Chi bào tử chùm nho ( Botrytis) Cuống dài nhỏ, màu nâu xám, phân nhánh, đỉnh phình to dạng cầu, trên có nhiều cuống nhỏ, trên đó mọc bào tử tụ lại dạng chùm nho. Bào tủ hình trứng tròn, đơn bào, không màu hoặc màu xám. Hạch nấm màu đen ( hình 3.34). Gây bệnh mốc xám trên ớt, nho, bách, hải đờng ( B. cinerea).
+ Chi mốc bào tử nâu ( Fulvia) Cuống bào tử màu nâu đen, mọc đơn hoặc chùm, không phân nhánh hoặc phân nhánh ở trên và giữa. Bào tử phân sinh màu nâu đen, mọc đơn hoặc chuỗi ngắn, đơn bào hoặc 2 tế bào, hình dạng và kích thớc thờng thay đổi, hình trừng tròn, hình ống, hình quả chanh...(hình 3.35). Gây bệnh mốc lá cà ( F. fulva)
+ Chi nấm bào tử đuôi ( Cercospora). Cuống bào tử màu nâu đen, mọc cụm trên chất đệm, không phân nhánh, thẳng hoặc uốn cong. Trên đỉnh mọc bào tủ phân sinh. Bào tử mọc đơn, không màu hoặc màu sẫm, hình sợi có nhiều vách ngăn ( hình 3.36). Chúng thờng gây các bệnh đốm góc lá hồng (
C. kaki) bệnh đốm trằng lá da ( C. luffae), bệnh đốm xám cây bách ( C. asparagi) bệnh rơm lá thông ( C. pini-densiflorae)
+ Chi nấm bào tử liền ( Alternaria) Cuống bào tử màu nâu nhạt, nhành đơn, ngắn, uốn cong. Bào tử mọc thành chuỗi, màu nâu, hình dạng không đều, hình trứng, hình củ cà rốt, có vách ngăn ngang dọc. ( hình 3.37) . Chúng thờng gây ra bệnh thối cổ rễ cây con, bệnh thối gốc cây cà ( A. solani) bệnh đốm lá thạch trúc ( A. dianthi)
+ Chi nấm bào tử lỡi liềm ( Fusarium) Cuống bào tử mọc thành chùm trên đệm, cuống bào tử có hình dạng kích thớc không đều nhau. Bào tử phân sinh thờng có hai loại, một loại hình lỡi liềm nhiều vách ngăn, không màu; một loại hình bầu dục, đơn bào không màu ( hình 3.38). Chúng thờng gây ra bệnh khô héo cây chuối ( F. oxysporum f.sp. cubense), bệnh khô héo da ( F. oxysporum f.sp. lycopersici) bệnh thối cổ rễ cây thông ( F. oxysporum)
Các chi thuộc lớp nấm xoang ( Coelomycetes). Trong lớp này có 2 bộ : bộ nấm đĩa đen ( Melanconiales) và bộ vỏ cầu ( Sphaeropsidales).
Bộ đĩa đen có bào tử phân sinh mọc trên đĩa bào tử bao gồm một số chi gây bệnh cây là:
+ Chi nấm thán th ( Colletotrichum). Đĩa bào tử mọc dới biểu bì, có lúc mọc lông cứng màu nâu có vách ngăn. Cuống bào tử không màu đến màu nâu. Bào tử phân sinh không màu, đơn bào hình ống dài hoặc trăng khuyết
( hình 3.39). Hiện nay chi nấm này còn bao gồm cả nấm đĩa gai (
Vermicularia) và nấm đĩa bào tử dài ( Gloeosporium). Chúng thờng gây nên bệnh đốm than cam quýt, đốm than lá keo, đốm than xà cừ ( C. gloeosporioides), bệnh đốm than da ( C. orbiculare)...
+ Chi bào tử loét tròn ( Sphaceloma). Cuống bào tử ngắn, không phân nhánh, xếp liền trên đĩa bào tủ. Bào tử phân sinh. đơn bào, không màu, hình bầu dục ( hình 3.40)
Bộ vỏ cầu có bào tử mọc trong vỏ hình cầu. Những chi gây ra bệnh cây bao gồm:
+ Chi mốc điểm lá ( Phyllosticta), vỏ bào tử phân sinh vùi dới biểu bì, có miệng, cuống bào tử ngắn, bào tử nhỏ đơn bào, không màu, hình trứng tròn ( hình 3.41). Nấm này thờng gây bệnh đốm lá bạch đàn ( P. eucalyptii), đốm lá ớt ( P. physaleos).
+ Chi mốc điểm thân cây ( Phoma). Vỏ bào tử vùi hoặc nửa vùi dới biểu bì,. Cuống bào tử ngắn. Bào tử nhỏ hình trứng, không màu, đơn bào (hình 3.42). Bệnh gây ra trên cây trám ( P. lingam)
+ Chi mốc điểm thân lớn ( Macrophoma) . Giống nh chi trên nhng bào tử lớn. Nói chung đờng kính lớn hơn 15àm ( hình 3.43). Gây ra bệnh vân vòng và khô cây.
+ Chi mốc tựa điểm ( Phomopsis). Bào tử phân sinh thờng có 2 loại, thờng thấy bào tử hình trứng tròn, đơn bào không màu, có thể nẩy mầm; một loại khác hình sợi, một đầu uốn, đơn bào không màu, không thể nẩy mầm ( hình 3.44).
Ngoài những chi trên ta còn gặp một số loài thuộc các chi mốc vỏ hình thuẫn (Coriothyrium), chi bào tử hai tế bào ( Diplodia), chi vỏ bào tử 2 tế bào ( ascochyta ) chi bào tử hình kim ( Septoria). Chúng thờng gây nên bệnh đốm lá hoặc loét thân cây thông, bạch đàn và nhiều cây nông nghiệp. Các chi thuộc bộ nấm không bào. Loại nấm này không hình thành bào tử. ,
chỉ có thể sợi nấm, có lúc hình thành hạch nấm.Những chi nấm gây bệnh cho cây thờng có:
+ Chi nấm sợi hạch. Sợi nấm màu nâu, phân nhánh. Hạch nấm màu nâu hoặc màu đen, bề mặt thô, hình dạng không nh sơi nấm và hạch nấm nối liền. Chúng là một loại nấm sống trong đất và sống ký sinh, chủ yếu xâm nhiễm rễ cây làm cho cây đổ, gây bệnh thối cổ rễ cây con ( Rhizoctonia solani)( Hình 3.45)
+ Chi nấm hạch nhỏ ( Sclerotium). Mô nấm cứng, mới đầu màu trắng về sau chuyển thành màu nâu hoặc đen, màu bên trong không đều, bên trong màu nhạt hơn. Sợi nấm không màu hoặc màu nhạt, không hình thành bào tử phân sinh. Ta thờng gặp bệnh khô loét vỏ cây ( Sclerotium rolffsii).( Hình 3.46)