Nấm túi thuộc về nấm bậc cao, phần lớn mọc trên cạn, một số hoại sinh trên gỗ mục, trong đất , phân và xác động vật, một số ký sinh trên cay, trên cơ thể ngời và động vật. Rất nhiều thể sợi nấm có thể hình thành biến thái chất đệm và hạch nấm, chúng khác nhau về hình thái rất lớn. Đặc trng chủ yếu của nấm túi là sợi nấm có vách ngăn, một số ít đơn bào ( nh nấm men); sinh sản vô tính hình thành bào tử phân sinh, sinh sản hữu tính hình thành túi và bào tử túi, hầu hết túi mọc trong quả túi, một ít loài mọc lộ ra ngoài. Ngành phụ nấm này đợc chia ra nhiều lớp nh lớp nám túi nửa,nám túi sâu, Nấm túi không hoàn chỉnh, Nấm hạch,nám xoang,nám túi sâu, nấm đĩa , bộ, họ. Đối với bệnh cây ta thờng gặp mấy chi sau:
(1) Chi nấm túi ngoài ( Taphrina) túi lộ ra ngoài xếp song song trên mặt cây chủ. Trong túi có 8 bào tử, bào tử đơn bào, không màu hình bầu dục hoặc hình tròn. Sinh sản vô tính của nấm túi ngoài bào tử túi nẩy mầm trong túi mà hình thành bào tử àm ( hình 3.16). Nấm túi ngoài thờng gay bệnh cây quyết và cây ăn quả. Chúng làm cho quả biến dạng, làm cho là xoăn lại, nh bệnh xoăn lá đào ( T. deformans).
(2) Các chi nấm phấn trắng thuộc bộ phấn trắng ( Erysiphales) Chúng đều là nấm ký sinh trên cây, sợi nấm hình thành vòi hút trong tế bào biểu bì để hút dinh dỡng. Quả túi là một loại vỏ túi kín. Trong túi có 1 hoặc nhiều túi. Ngoài túi có nhiều sợi phụ có hình thái khác nhau và là một căn cứ để phân chia các chi. Sinh sản vô tính hình thành cuống bào tử phân sinh mọc thẳng phân hoá từ sợi Nấm, trên cuống bào tử hình thành bào tử hình bầu dục , không màu, đơn bào. Chúng thành bột màu trắng nên gọi là bệnh phấn trắng. Nấm phấn trắng bao gồm các chi: vỏ 1 túi sợi phân nhánh (Podosphaera), chi vỏ cầu kim ( Phyllactinia) chi sợi móc câu (
Uncinula), chi vỏ sợi đơn ( Sphaerotheca) và chi nấm phấn trắng ( Erisiphe). ( hình 3.17)Chúng thờng gây nên bệnh phấn trắng trên các loài cây ăn quả, cây cao su, cây dẻ và một số cây cảnh.
(3) Các chi nấm bồ hóng thuộc Bộ nấm bồ hóng ( Meliolales). Thể sợi Nấm mcọ trên mặt cây chủ, màu đen có sợi phụ và lông cứng. Vỏ túi hình cầu, chứa ít túi, mỗi túi có 2-8 bào tử. Bào tử túi hình bầu dục, màu nâu có 2-4 vách ngăn. Nấm này ký sinh mạnh gây bệnh trên nhiều loài cây rừng và cây ăn quả.
(4) Các chi nấm vỏ cầu thuộc bộ vỏ cầu ( Sphaeriales). Túi nằm trong vỏ hình cầu, có miệng ở đỉnh. Trong bộ này ta thờng gặp các chi: vỏ đỏ chùm ( Nectria) gây bệnh trên cây lá rộng, nấm mốc đỏ ( Gibberella)
gây bệnh lúa von, gây hại cành dâu, chi vàng trúc ( Shiraia) gây bệnh trên cành tre,trúc.chi nấm vỏ chùm nhỏ ( Glomerella) ( Hình 3.18) gây
lá tre, chi vỏ thối đen ( Valsa)( hình 3.19) ký sinh trên mơ mận đào; chi vỏ đệm trong ( Endothia) gây bệnh khô cành dẻ; chi Balansia gây bệnh chổi sể tre luồng, chi Cordiceps là loại nấm mọc trên sâu ta gọi là Đông trùng hạ thảo làm thuốc bổ quý.Chi vỏ bào nang ( Physalospora) ( hình 3.20) gây bệnh vân vòng và thối đen cây; một số chi nấm mọc trên gỗ mục là nấm vỏ than vân vòng ( Daldinia) nấm gậy than ( Xylaria)
(5) Các chi thuộc lớp nấm xoang ( Loculoascomycetes). Chúng có 3 loại: +Chi nấm xoang nang loét (Elsinoe) (hình 3.21) thuộc bộ nhiều xoang ( Myriangiales), trong xoang chỉ có 1 túi hình cầu, bào tử hình ống dài, không màu, có 3 vách ngăn. Giai đoạn vô tính là chi bào tử tròn (
Sphaceloma). Chúng thờng xâm nhiễm mô biểu bì gây ra phình tế bào và bần hoá, làm cho đốm bệnh lồi lên gọi là bệnh loét.
+Chi nấm xoang đệm ( Dothidea) thuộc bộ xoang đệm (Dothidiles). Trong đệm túi có 1 xoang bào tử, mỗi xoang có nhiều túi, gốc xoang mọc thành chùm. Giữa xoang không có sợi bên, đỉnh xoang hình thành miệng xoang. Trong bộ này có các chi Guignardia,( hình 3.22) Mycosphaerella, ( hình3. 23) Chúng thờng gây bệnh loét thân.Trong bộ này ta còn gặp các chi thuộc họ nấm bồ hóng Capnodiaceae. Chất đệm không có lông cứng, bào tử dạng xếp gạch, màu nâu, nh bệnh bồ hóng chanh, bồ hóng chè...
+Chi nấm xoang bào tử dạng xếp gạch ( Pleosporia) . Đệm xoang có 1 xoang,trong xoang có nhiều túi, đỉnh xoang có miệng. Bào tử nhiều vách ngăn ngang dọc, dạng xếp gạch.Trong loại này ta gặp các chi Pleospora, ( hình 3.24) Venturia ( hình 3.25). Chúng thờng gây bệnh khô cành cây lá rộng.
(6) Các chi thuộc lớp nấm đĩa (Discomycetes). Nấm này quả túi là một đĩa túi, dạng đĩa hoach dạng chén, trên đó mọc túi và sợi bên xếp thành một tầng gọi là bào tầng ( hymenium). Giai đoạn vô tính không phát triển ít hình thành bào tử phân sinh.. Hầu hết chúng sống hoại sinh. Ta thờng gặp các chi Nấm đĩa hạch ( Sclerotinia) (hình 3.26), đĩa nấm mọc trên hạch, chi nấm đĩa chuỗi ( Monilia) ( hình 3.27), đĩa túi dạng phễu, mọc trên hạch nấm giả. Túi hình ống tròn, bào tử túi đơn bào không màu hình bầu dục. Gây bệnh thối nâu quả đào, quả lê...