Tính kháng bệnh nằm ngang và tính kháng bệnh thẳng đứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi triệu chứng và ứng dụng trong chẩn đoán bệnh cây (Trang 92 - 93)

Vanderplank chia tính kháng bệnh ra làm 2 loại: tính kháng bệnh nằm ngang và tính kháng bệnh thẳng đứng.

Tính kháng bệnh nằm ngang là tính kháng bệnh không chuyên hóa, tính kháng bệnh đồng ruộng, tính kháng bệnh phổ biến. Những loài có tính kháng bệnh nằm ngang phản ứng đối với vật gây bệnh gần nh nhau. Nghĩa là tính kháng bệnh và tính gây bệnh không có tác dụng lẫn nhau, trong thời kỳ ngắn không mất đi tính kháng bệnh, tính kháng bệnh này rất ổn định. Tính kháng bệnh nằm ngang do nhiều gen khống chế, do tác dụng tổng hợp của nhiều gen, di truyền của tính kháng bệnh là di truyền số lợng.

Tính kháng bệnh thẳng đứng còn gọi là tính kháng bệnh chuyên hoá. Chỉ có một (số) loài có tính kháng bệnh nhng một (số) loài kia lại không có tính kháng bệnh. Nghĩa là tính kháng bệnh và tính gây bệnh có tác dụng khác nhau rõ rệt. Những tính kháng bệnh nh vậy thể hiện sự miễn dịch hay tính kháng bệnh rất cao, nhng tính kháng bệnh đó không thể kéo dài, và do sự biến dị loài đồng ruộng mà làm mất đi tính kháng bệnh. Tính kháng bệnh thẳng đứng do một gen khống chế, di truyền của tính kháng bệnh là di truyền chất lợng.

4.3. Quá trình xâm nhiễm của vật gây bệnh

Quá trình xâm nhiễm của vật gây bệnh ( infection progress) là quá trình từ khi vật gây bệnh tiếp xúc với cây chủ đến khi phát bệnh.Xâm nhiễm là một quá trình liên tục. để phân tích các nhân tố ảnh hởng ở các giai đoạn khác nhau, ngời ta chia quá trình xâm nhiễm ra làm 4 thời kỳ.

Thời kỳ tiền xâm nhập ( preinfection period) là giai đoạn vật gây bệnh vận động đến cây chủ và chịu ảnh hởng của chất tiết cây chủ và hình thành sự xâm nhiễm,

Hoạt động của vật gây bệnh trong thời kỳ này có 2 phơng thức: phơng thức bị động, nhờ các động lực tự nhiên nh gió nớc, côn trùng hoặc con ngời; và phơng thức chủ động nh nấm, vi khuẩn, tuyến trùng trong đất di chuyển đến hạt giống gieo hay rễ cây và chịu ảnh hởng của chất tiết thực vật mà tiến hành xâm nhiễm. Giai đoạn này là thời kỳ vật gây bệnh và cây chủ nhận biết nhau và cũng là thời kỳ mấu chốt của phòng trừ bệnh cây theo nguyên lý vi sinh thái. Nhiều nghiên cứu chứng minh thông tin sinh hoá, thông tin dòng điện, tính vật lý bề mặt đợc biểu hiện ra để vật gây bệnh tìm đến cây chủ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi triệu chứng và ứng dụng trong chẩn đoán bệnh cây (Trang 92 - 93)