CHƯƠNG 1: CƠ SỞ L LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO
1.5. Những yêu cầu về phát triển ĐNGV theo Chuẩn nghề nghiệp GVTH
Đội ngũ GVTH được xác định trên cơ sở lớp học và định mức biên chế theo quy định của nhà nước. Hiện nay theo quy định của nhà nước định mức không quá 1,5 giáo viên đứng lớp cho một lớp học ( đối với trường dạy 2 buổi trên ngày) (Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV). Mỗi trường được bố trí 01 biên chế giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đơn thuần về số lượng thì việc xác định số giáo viên cần có cho một trường TH theo công thức:
Số giáo viên cần có = số lớp học x 1,5 giáo viên /lớp
Số lượng GV là yếu tố định lượng của đội ngũ. Nó rất quan trọng nhưng chưa nói lên tất cả mà bên cạnh đó còn vấn đề chất lượng và cơ cấu.
1.5.2. Đồng bộ về cơ cấu
Cơ cấu đội ngũ GVTH sẽ được nghiên cứu trên các tiêu chí có liên quan đến biện pháp phát triển đội ngũ. Các nội dung cơ bản gồm:
1.5.2.1.Cơ cấu chuyên môn (theo môn dạy) hay còn gọi là cơ cấu bộ môn Ở Tiểu học, cơ cấu chuyên môn bao gồm GV dạy các môn văn hóa cơ bản như Toán, Tiếng Việt,… GV dạy các môn nghệ thuật, chuyên biệt như Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục,… GVTổng phụ trách đội TNTP Hồ Chí Minh…
Để đảm bảo cho các hoạt động GD trong nhà trường, mỗi lớp học cần biên chế tối thiểu là 1 GV dạy văn hóa cơ bản kiêm công tác chủ nhiệm lớp, mỗi GV dạy các môn học nghệ thuật và chuyên biệt có thể dạy các khối lớp sao cho đủ quy định của ngành là 23 tiết/tuần.
1.5.2.2.Cơ cấu theo trình độ đào tạo
Cơ cấu GV theo trình độ đào tạo là sự phân chia GV theo tỉ trọng của các trình độ đào tạo. Các trình độ đào tạo của giáo viên TH có thể là: Trung cấp, Cao đẳng, Đại học sư phạm, Thạc sĩ. Xác định một cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo và thực hiện các hoạt động liên quan để đạt đến cơ cấu đó cũng là một giải pháp nâng cao chất lượng đội ĐNGV. Số giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo đương nhiên cần phải nâng chuẩn. Tùy thuộc vào điều kiện của từng trường, vào đối tượng HS, các nhà QL cần phải lựa chọn được phương án tối ưu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng GV cho phù hợp. Trong tình hình hiện nay, ĐNGV đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình thì nên chọn hình thức bồi dưỡng thường xuyên các chuyên đề nâng cao của bộ môn để theo yêu cầu giảng dạy trước mắt và hình thức đào tạo sau đại học để nâng chuẩn.
1.5.2.3.Cơ cấu theo độ tuổi
Việc phân tích GV theo độ tuổi nhằm xác định cơ cấu đội ngũ theo từng nhóm tuổi, là cơ sở để phân tích thực trạng, chiều hướng phát triển của tổ chức để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo và bổ sung.
1.5.2.4.Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo giới tính
Chỉ xét mặt tỉ trọng của cơ cấu giới tính ĐNGV trong trường TH có thể không nói lên điều gì sự phát triển về giới. Bởi vì ở đây GV nữ luôn chiếm một tỉ lệ cao hơn nam giới.
Tuy nhiên, về các khía cạnh như: Điều kiện để đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên và nâng cao trình độ cho ĐNGV nữ ảnh hưởng rất nhiều như thời gian nghỉ sinh đẻ, con ốm…lại là các yếu tố có tác động đến chất lượng đội ngũ. Do đó, cơ cấu về giới tính vẫn có liên quan đến chất lượng GD&ĐT.
Tóm lại, nghiên cứu cơ cấu giới tính trong ĐNGV là để có tác động cần thiết thông qua QL đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu suất công tác của từng cá nhân và của cả ĐNGV.
1.5.3. Đạt chuẩn về trình độ và chất lượng
Chất lượng ĐNGV bao hàm nhiều yếu tố: Trình độ được đào tạo của từng thành viên trong đội ngũ, thâm niên làm việc trong tổ chức, thâm niên trong vị trí làm việc mà người đó đã và đang đảm nhận, sự hài hòa giữa các yếu tố… Các vấn đề này có thể đề cập ở 2 nội dung sau:
- Trình độ đào tạo: đạt chuẩn hay vượt chuẩn, đào tạo chính quy hay không chính quy, chất lượng và uy tín của cơ sở đào tạo.
- Sự hài hòa giữa các yếu tố trong đội ngũ:
+ Hài hòa giữa chức vụ, ngạch bậc và trình độ đào tạo; giữa phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn.
+ Sự hài hòa giữa nội dung công việc và vị trí mà thành viên của đội ngũ đang đảm nhận với thời gian thâm niên và mức độ trách nhiệm của mỗi thành viên.
Từ việc phân tích, xác định nội dung, nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên TH, những biện pháp cần được nghiên cứu nằm trong nhóm công việc: đào tạo cơ bản ban đầu; đào tạo để đạt chuẩn và nâng chuẩn;
bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật tri thức trong điều kiện khối lượng tri thức của nhân loại tăng lên nhanh chóng, sự thay đổi của nhà trường, của ngành GD cũng đang diễn ra không ngừng với tốc độ nhanh; các biện pháp về
tổ chức nhân sự để hoàn thiện bộ máy nhằm tạo ra môi trường tốt cho hoạt động.
Song song với việc thực hiện các biện pháp là vấn đề kiểm tra để đánh giá tình hình giảng dạy của ĐNGV để duy trì. Bên cạnh đó, Thanh tra GD cần có những biện pháp để duy trì các quy chế về chuyên môn và không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và vận dụng nghiệp vụ sư phạm vào thực tế của giáo viên trong tình hình mới; đổi mới quy trình và cơ chế xếp loại giáo viên hàng năm của nhà trường.
1.6. Nội dung phát triển ĐNGVTH theo Chuẩn nghề nghiệp