Đánh giá chung về thực trạng phát triển ĐNGV TH Gia Thụy -Long Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học gia thụy, quận long biên , thành phố hà nội theo tiêu chuẩn nghề nghiệp (Trang 68 - 73)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở

2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển ĐNGV TH Gia Thụy -Long Biên

Qua phân tích thực trạng ĐNGV và các biện pháp phát triển ĐNGV, ta

thấy những thành công và hạn chế sau:

2.4.1. Thành công

Những biện pháp của CBQL nhà trường đã thực hiện trong việc phát triển ĐNGV là khá đồng bộ, có hệ thống và đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng GD của nhà trường.

Những chính sách trong sử dụng, đãi ngộ, đào tạo và bồi dưỡng của trường tuy còn hạn chế song một phần nào đó đã tạo điều kiện, động viên, khuyến khích ĐNGV yên tâm công tác, gắn bó với nghề và hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công đảm nhiệm.

GVTH Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội có phẩm chất chính trị tốt, yêu nghề, chấp hành tốt những quy định của ngành; thương yêu tôn trọng, luôn gần gũi, gắn bó với học sinh; có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường GD. ĐNGV còn có kiến thức vững vàng, nắm chắc chương trình môn học, thành thạo trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học, tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội và có khả năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, GD kĩ năng sống. ĐNGV phần lớn là giáo viên trẻ, được đào tạo bài bản, nhanh nhạy, dễ tiếp thu cái mới, có ý thức vươn lên, đây là một thuận lợi cho các hoạt động củ nhà trường. 100% ĐNGV viên có trình độ đạt chuẩn, trên chuẩn, nhiệt tình trong giảng dạy, có ý thức trách nhiệm cao, tinh thần khắc phục khó khăn, sáng tạo trong công việc.

2.4.2. Hạn chế

Nhận thức về đổi mới trong quản lí, đổi mới phương pháp dạy học và các biện pháp phát triển ĐNGV chưa đồng đều trong cán bộ giáo viên.

Nhà trường chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược và dự báo về nhu cầu phát triển dẫn đến nhiều năm nhà trường đều thiếu giáo viên trong cơ cấu đội ngũ.

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chưa đa dạng, chưa thực sự mang lại hiệu quả. Ý thức tự học, tự bồi dưỡng trong một bộ phận ĐNGV còn hạn chế.

Phương pháp dạy và học ở các lớp bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học

còn chậm đổi mới, chất lượng các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề còn nhiều hạn chế, bất cập, còn nặng lý thuyết và hình thức.

Công tác đánh giá, xếp loại GV của hiệu trưởng và thanh tra viên theo Chuẩn nghề nghiệp chưa thật chính xác, khoa học, đều tay, còn né tránh, nể nang, còn tình trạng đánh giá cao hơn so với thực tế.

Cơ cấu bộ môn, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới tính còn có sự bất hợp lý. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ không đồng đều giữa các tổ khối.

Trình độ tin học, ngoại ngữ của một số GV thấp nên khả năng tiếp nhận thông tin, kiến thức về GD trong nước và quốc tế rất hạn chế.

Môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ, chính sách của nhà trường chưa thực sự khích lệ được nội lực của ĐNGV.

2.4.3. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế

Công tác phát triển ĐNGV trườngTH Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội được UBND quận và Phòng HD&ĐT quan tâm, tạo điều kiện về tinh thần và vật chất để đội ngũ được tuyển chọn, có chất lượng hàng đầu trong số các trường tiểu học trong quận.

Phần lớn ĐNGV là GV đang vững vàng (tuổi đời từ 30 đến 50) chiếm 65,6%, có kinh nghiệm trong giảng dạy và trong GD HS nên chất lượng và hiệu quả GD cao.

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cần được quan tâm và đầu tư thỏa đáng.

Đào tạo, bồi dưỡng phải được thực hiện thường xuyờn, rừ nội dung và đa dạng về hình thức nhằm không ngừng nâng cao nhận thức, trình độ lý luận chính trị, năng lực sư phạm, chuyên môn nghiệp vụ ĐNGV. Tuy nhiên, hoạt động đào tạo và bồi dưỡng trong các năm gần đây chưa đạt được kết quả theo mong muốn vì giáo viên cốt cán còn chưa thực sự, cởi mở và áp lực thi đua của nhà trường tương đối lớn nên giữa các giáo viên vẫn chưa có sự tin tưởng, chia sẻ và giúp đỡ chân thành.

Việc thay đổi chính sách và chế độ đãi ngộ, tăng cường kinh phí cho các hoạt động GD còn nhiều bất cập, chưa theo và ngang tầm với những yêu cầu

của thực tế xã hội với GD&ĐT.

Một số GV thiếu ý chí vươn lên, an phận, không muốn học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngại đổi mới phương pháp dạy học, không biết sử dụng các trang thiết bị hiện đại và phần mền trong giảng dạy nên phương pháp dạy học lạc hậu không cuốn hút được HS. Chính vì vậy chưa theo được yêu cầu đổi mới GD hiện nay.

Tiểu kết Chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng về công tác phát triển ĐNGV TH Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội theo Chuẩn nghề nghiệp, tác giả nhận thấy: Việc phát triển ĐNGV của trường trong thời gian qua chỉ mới được thể hiện bước đầu;

CBQL trường tuy đã có những biện pháp phát triển đội ngũ nhưng vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực hiện nay. Các biện pháp phát triển ĐNGV đã được BGH trường sử dụng trong thời gian qua mới dừng lại ở mức độ nhất định, còn bộc lộ những vấn đề cần được điều chỉnh, bổ sung như: Công tác lập kế hoạch, tuyển dụng chưa phù hợp với thực tế và chưa phát huy tác dụng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và các nội dung bồi dưỡng còn bộc lộ nhiều hạn chế. Các biện pháp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên chưa được quan tâm kịp thời và thỏa đáng.

Để nâng cao chất lượng ĐNGV trong giai đoạn hiện nay và cho tương lai, CBQL trường TH Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội cần có những biện pháp tích cực, hiệu quả trong công tác phát triển ĐNGV trong giai đoạn mới nhằm theo và vượt Chuẩn nghề nghiệp. Biện pháp phát triển ĐNGV trong giai đoạn tới cần được xây dựng trên cơ sở tiếp cận đồng bộ các biện pháp quản lý và khắc phục những hạn chế mà các biện pháp đã đề xuất.

Xuất phát từ những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn và dựa trên cơ sở phân tích thực trạng ĐNGVTH Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội, CBQL nhà trường cần nhận thức sâu sắc công tác phát triển ĐNGVTH giai đoạn 2015-2020 vừa là một yêu cầu cấp thiết, vừa là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm giữ vững và phát triển nhà trường xứng tầm là trường Tiến tiến Xuất

sắc cấp Thành phố. Việc phân tích thực trạng ĐNGV TH Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội là cơ sở thiết yếu để đề ra những biện pháp hợp lý, hiệu quả đối với công tác phát triển ĐNGV về mọi mặt: số lượng, chất lượng, cơ cấu…

theo mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Quận Long Biên và Thành phố Hà Nội trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học gia thụy, quận long biên , thành phố hà nội theo tiêu chuẩn nghề nghiệp (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)