Các yếu tố ảnh hướng đến phát triển ĐNGVtheo Chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học gia thụy, quận long biên , thành phố hà nội theo tiêu chuẩn nghề nghiệp (Trang 38)

Phát triển ĐNGV theo Chuẩn nghề nghiệp là một hình thức QL mới được áp dụng vào trường Tiểu học từ năm học 2010-2011. Vì vậy mơ hình quản lý mới này chịu tác động của các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan sau:

1.7.1. Yếu tố khách quan

Bộ tiêu chuẩn đánh giá GV đã có các tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng, phản ánh đầy đủ các mặt hoạt động của GV, thể hiện được đạo đức nghề nghiệp,

năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của họ. Do đó q trình đánh giá GV trở nên khoa học, khách quan. Khi đó “Chuẩn” đã trở thành một công cụ đánh giá GV của nhà quản lý, nó được xem như là một “thước đo” năng lực hành nghề của GV.

Mặt khác do mơ hình QL mới được áp dụng nên những điều kiện hỗ trợ cho việc phấn đấu theo Chuẩn chưa được chuẩn bị đầy đủ như: điều kiện về CSVC, trang thiết bị dạy học, phịng nghe nhìn, ,… hoặc các hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng chưa có quy mơ phù hợp. Do đó GV chưa có đủ điều kiện để thể hiện hết năng lực của mình theo mơ hình mà chuẩn đề ra, điều này sẽ gây khó khăn cho nhà QL trong q trình đánh giá.

1.7.2. Yếu tố chủ quan

Phát triển ĐNGVTH theo Chuẩn nghề nghiệp là một mơ hình QL mới nên bản thân nhà quản lý chưa được tập huấn kỹ càng do đó họ chưa có kỹ năng, phương pháp, kinh nghiệm trong tất cả các khâu của quá trình QL từ việc triển khai nghiên cứu chuẩn, xây dựng hệ thống tham chiếu, tổ chức thực hiện các công việc để đạt chuẩn cho đến khâu đánh giá để hồn tất quy trình quản lý giáo viên theo chuẩn.

Bản thân mỗi GV, là người được đánh giá, nhưng từ trước đến nay họ có thói quen được cấp trên đánh giá cịn bây giờ bản thân họ cũng phải tham gia vào quá trình đánh giá mình. Trong quá trình cơng tác GV khơng có thói quen phải lưu lại hồ sơ để làm minh chứng cho các tiêu chí. Việc đánh giá bản thân là một việc làm rất khó đối với GV vì tâm lý ngại nhìn thẳng vào sự thật, nếu đánh giá tốt thì họ sợ mang tiếng thiếu khiêm tốn, nếu là có mặt hạn chế thì họ bị tâm lý ngại thừa nhận khuyết điểm. GV chưa có ý thức tự giác trong việc đánh giá bản thân, họ chưa cảm thấy việc đánh giá bản thân là nhu cầu vì vậy sẽ dẫn đến hậu quả là kết quả tự đánh giá sẽ không sát thực tế.

Song song với việc tự đánh giá bản thân, theo trình tự đánh giá của chuẩn, GV còn phải tham gia vào việc đánh giá đồng nghiệp. Lại một lần nữa họ vấp phải tâm lý e ngại khi nhìn thẳng vào sự thật, thái độ phê bình trong

chun mơn chưa được xây dựng, ngược lại sợ mất lòng đồng nghiệp khiến GV khơng muốn nói lên những mặt hạn chế của đồng nghiệp, nhất là khi ý kiến của họ có ảnh hưởng đến kết quả đánh giá của đồng nghiệp, điều này cũng gây khó khăn cho nhà quản lý.

Mặc dù Chuẩn có các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá khá cụ thể nhưng phải làm gì và làm như thế nào để đạt được các tiêu chí của Chuẩn thì thực chất chưa rõ ràng. Vì vậy GV lúng túng trong quá trình phấn đấu theo Chuẩn, trong quá trình cơng tác, GV khó xác định nhiệm vụ nào theo tiêu chuẩn nào và cần minh chứng gì.

Ngồi ra yếu tố địa lý, kinh tế xã hội, đặc điểm tình hình học sinh, năng lực sư phạm của giáo viên và năng lực quản lý của nhà quản lý cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển ĐNGV theo Chuẩn nghề nghiệp.

Việc áp dụng Chuẩn nghề nghiệp GV vào việc đánh giá GV bên cạnh những yếu tố thuận lợi như: Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và áp dụng Chuẩn nghề nghiệp GVTH đã được triển khai đồng bộ, toàn diện và hiệu quả.

Tiểu kết Chương 1

Phát triển ĐNGV theo chuẩn NNGVTH có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, nhằm theo những yêu cầu của đổi mới GD. Với những đặc thù và tính ưu việt của nó, cần khai thác triệt để hình thức này để góp phần phát triển ĐNGV nói chung và ĐNGVTH nói riêng. Tuy nhiên hiệu quả của hoạt động phát triển phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng ĐNGVTH theo Chuẩn NNGVTH. Vì vậy, cần dựa vào đặc thù của từng địa phương, từng nhà trường mà tìm ra biện pháp cụ thể, có tính khả thi để phát triển ĐNGV theo Chuẩn NNGVTH đạt hiệu quả cao nhất nhằm huy động mọi khả năng, trí tuệ của từng GV, phát huy năng lực, sở trường vốn có, bổ sung những phần thiếu hụt của mỗi cá nhân, tạo động lực để họ cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của chiến lược GD Việt Nam.

Với những ý nghĩa như vậy, chương 1 của luận văn đã tập trung trình bày những cơ sở lí luận chung về phát triển, phát triển GVTH theo Chuẩn NNGVTH. Đồng thời chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ của trường Tiểu học, đội ngũ GVTH, khẳng định xây dựng và phát triển ĐNGV là xây dựng một tập thể những người gắn bó với lí tưởng dân tộc, có phẩm chất đạo đức trong sáng; có kiến thức chun mơn nghiệp vụ vững vàng; có kĩ năng sư phạm linh hoạt nhằm thực hiện tốt mục tiêu GD của nhà trường.

Các nội dung phát triển ĐNGV ở trường Tiểu học được nêu ra ở chương 1 sẽ là căn cứ để giúp tác giả nghiên cứu thực trạng công tác phát triển ĐNGV ở trường Tiểu học Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội ở chương 2 để từ đó đề xuất những biện pháp phát triển ĐNGV một cách khả thi và có hiệu quả ở chương 3

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA THỤY, LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 2.1. Khái quát về trường Tiểu học Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trường Tiểu học Gia Thụy được thành lập ngày 17/4/2009 theo quyết định số 950/QĐ-UBND của UBND quận Long Biên. Trường chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2009. Trường nằm trên địa bàn phường Gia Thụy thuộc tổ dân phố số 10 Ngõ 564 Nguyễn Văn Cừ - quận Long Biên - Thành phố Hà Nội. Trường được xây dựng trên khuôn viên trung tâm của phường Gia Thụy ( phường Gia Thụy là phường có vị trí trung tâm của quận Long Biên). Trường nằm trong khu hành chính phường, gần UBND phường, nhà văn hóa, trạm y tế... Trường nằm ở vị trí giao nhau của bốn con đường giao thơng chính trong quận là đường Nguyễn Văn Cừ, Ngọc Lâm và Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Linh. Như vậy về vị trí địa lí, trường có khá nhiều thuận lợi, vị trí trung tâm, giao thông thuận tiện. Về truyền thống lịch sử, trên địa bàn phường có Đình làng thờ phụng và ghi nhớ cơng lao của Tứ vị anh linh đã có cơng bảo vệ Đất nước thời kì An Dương Vương và được nhân dân thờ phụng và phong là Thành hoàng làng và tổ chức Lễ hội hàng năm. Như vậy truyền thống lich sử địa phương cũng rất đáng tự hào và có ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Về trình độ dân trí, phường Gia Thụy là nơi có dân trí cao. Đặc biệt, năm 2015, quận cho xây dựng và đưa vào sử dụng ba tòa chung cư cao cấp cho cán bộ quận ngay cạnh trường càng góp phần nâng cao dân trí của nhân dân trong phường.

Trường được trang bị CSVC hiện đại, khá đồng bộ. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường được đào tạo cơ bản, đúng chuyên mơn nghiệp vụ, có ý thức trách nhiệm, tâm huyết với nghề nghiệp. Môi trường GD lành mạnh, cảnh quan sư phạm nhà trường ln được quan tâm giữ gìn đảm

bảo ln xanh - sạch - đẹp theo được yêu cầu ngày càng cao của công tác GD. Năm học đầu tiên (2009 - 2010), tồn trường có 749 học sinh. Đến năm học 2015 - 2016 trường có tổng số 1963 học sinh. Chất lượng GD tồn diện ngày càng được nâng cao.Hai năm đầu thành lập trường được công nhận Tập thể lao động Tiên tiến. Từ năm học 2011 – 2012 đến nay: trường đạt danh hiệu Tập thể Lao động Xuất sắc.

Năm 2012, sau ba năm đi vào hoạt động, trường được công nhận Trường Chuẩn Quốc gia mức độ 1.

Năm học 2013 - 2014 trường được nhận Cờ thi đua Xuất sắc, Bằng khen của Bộ GD&ĐT. Các phong trào văn nghệ, TDTT luôn đạt giải cao cấp Quận, cấp Thành phố. 4 năm liên tục trường có giáo viên đạt giải cao trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố, nhiều học sinh giỏi cấp Quận, Thành phố, Quốc gia ở các môn học và kỳ thi khác nhau như: giải Toán qua mạng, Tiếng Anh qua mạng, Olimpic Tiếng Anh, Tin học trẻ không chuyên, giao lưu học sinh giỏi, thi viết chữ đẹp... Ngoài ra, nhà trường ln quan tâm tổ chức có hiệu quả các hoạt động ngồi giờ lên lớp, các hoạt động từ thiện như: xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bị bão lụt, ủng hộ quỹ vì người nghèo, tham gia hiến máu nhân đạo, nhận đỡ đầu học sinh...

Để có được kết quả đó, phải nói đến đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn ý thức trách nhiệm cao trong công việc. Hiện nay, trường có 64 cán bộ, giáo viên, nhân viên biên chế, trong đó 53 cán bộ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, có 10 giáo viên giỏi cấp Thành phố 39 giáo viên giỏi cấp Quận, hàng năm có nhiều SKKN được công nhận cấp Quận, cấp Thành phố.

2.1.2. Thực trạng về CSVC của nhà trường hiện nay

Trường Tiểu học Gia Thụy có tổng diện tích mặt bằng là 14.120m2. Năm học đầu tiên trường có 3 dãy nhà, 1 khu thể chất, 1 sân bóng. Trong đó dãy nhà A gồm các phòng làm việc của BGH, phòng hội đồng sư phạm nhà trường, phòng làm việc của kế toán, thủ quỹ, y tế,... Dãy nhà B và C gồm 29

phòng học và 2 phòng thư viện. Năm học 2013 - 2014 nhà trường được xây thêm 2 khu nhà mới. Hiện tại tổng số có 55 phịng học, trong đó 42 phịng học cơ bản; 13 phịng học các mơn năng khiếu (Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc), trung bình mỗi phịng rộng 49m2

; phịng GD thể chất, sân bóng đá mini, sân bóng rổ, phịng truyền thống, phòng hoạt động Đội, phòng thư viện, phịng thiết bị GD, phịng chun đề đều có đầy đủ trang thiết bị để giáo viên - học sinh làm việc và học tập. Khối phịng hành chính quản trị có đủ các phịng làm việc của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, phịng hội đồng, phịng kế tốn, thủ quỹ, phòng lưu trữ, phòng y tế học đường, phòng bảo vệ.

Nhà trường còn có bếp ăn bán trú khép kín đảm bảo khâu vệ sinh, chế biến ln an tồn, hợp vệ sinh.

Qua nhiều năm hoạt động, CBQL nhà trường ln quan tâm đến vấn đề quản lí CSVC, bảo dưỡng và bổ sung các trang thiết bị để kịp thời phục vụ và hỗ trợ cho mọi hoạt động trong nhà trường. Ngoài các CSVC và trang thiết bị dạy học cơ bản, nhà trường rất tích cực đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy và quản lí.

Bảng 2.1. Số lượng trang thiết bị trong nhà trường ( Năm học 2015-2016) ( Năm học 2015-2016)

Thiết bị Hiện có Cần bổ sung

SL TL % SL TL %

Máy tính giáo viên 53 82,8 11 17,2

Máy tính học sinh 175 76 55 24

Máy in 8 80 2 20

Máy photo 1 50 1 50

Máy chiếu projector 47 88,6 6 11,4

Máy chiếu đa vật thể 15 75 5 25

Bảng tương tác 1 50 1 50

Tai nghe học sinh 96 51,6 90 48,4

Điều hòa 108 98,1 2 1,9

Tivi 3 100 0 0

Đầu đĩa 3 100 0 0

Catset 5 100 0 0

(Nguồn: Trường Tiểu học Gia Thụy)

Bảng 2.1 cho thấy hệ thống trang thiết bị hỗ trợ cho mọi hoạt động của nhà trường khá đa dạng về thể loại, số lượng cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng và được trang bị đủ cho các phòng làm việc, đủ cho GV ở các tổ, các bộ mơn. Trong đó, ti vi, đầu đĩa và catset được trang bị đủ 100%. Tiếp theo, điều hòa, máy chiếu projector và máy in đã được trang bị từ 80% nhu cầu trở lên. Riêng hệ thống âm thanh phục vụ giảng dạy và làm việc, máy chiếu đa vật thể, máy pho to và máy in còn thiếu 50% trở lên. Dựa trên số liệu thống kê này, nhà trường đã có kế hoạch bổ sung kịp thời cho năm học tiếp theo.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà trường hiện nay

Tổng số cán bộ cán bộ, GV, nhân viên nhà trường hiện nay là: 103 người (Biên chế: 64 ,HĐ ). Nhà trường có 10 tổ chun mơn, bao gồm:

Tổ chuyên môn Số lượng (người)

Ban giám hiệu 3

Khối 1 10 Khối 2 11 Khối 3 11 Khối 4 10 Khối 5 10 Nhạc, Họa, Thể dục, Tin học 12 Ngoại ngữ 11 Văn phịng 5

Lao cơng, bảo vệ 9

Đồn thanh niên có 25 đồng chí. Cơng đồn gồm 66 đồng chí.

2.1.4. Quy mơ và chất lượng đào tạo của trường

Năm học 2009-2010 là năm học đầu tiên của nhà trường với 749 học sinh chia thành 21 lớp. Qua các năm học, số học sinh tăng dần khá mạnh. Đến năm học 2015-2016 này, nhà trường đã có 1963 học sinh chia thành 43 lớp, trung bình khoảng 46 học sinh mỗi lớp. Đặc biệt, trong 3 năm học từ 2011 đến 2014, nhà trường thực hiện thí điểm chương trình cung ứng dịch vụ chất lượng cao nên học sinh trên địa bàn các phường khác nhau cũng học tập tại trường khá đông. Nhà trường trở thành địa chỉ tin cậy của PHHS trong toàn quận. Chất lượng GD của nhà trường được đánh giá dựa theo kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm và học sinh giỏi các cấp.

Bảng 2.2: Tỉ lệ xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh

(Từ năm học 2013- 2014 đến năm học 2015-2016)

Năm học Tỉ lệ xếp loại học lực Tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm

Giỏi Khá TB Yếu Đạt Chưa đạt

2013-2014 86 13,1 0,9 0 100 0

Năm học

Các môn học

hoạt động GD Năng lực Phẩm chất Học sinh hồn thành chương trình Tiểu học Hồn thành Chưa hoàn thành Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 2014-2015 1806 100 0 0 1806 100 0 0 1806 100 0 0 286 100 2015-2016 1964 100 0 0 1964 100 0 0 1964 100 0 0 280 100

(Nguồn: Trường Tiểu học Gia Thụy)

Bảng 2.2 chứng tỏ chất lượng GD của nhà trường ngày càng được nâng lên. Năm học 2013-2014, tỉ lệ học sinh xếp loại học lực Giỏi và học sinh xếp

loại khá cao, tỉ lệ HS xếp loại trung bình rất thấp, khơng có HS xếp loại yếu, kém. Năm học 2014-2015, 2015-2016, 100% HS của nhà trường hồn thành các mơn học. Về hạnh kiểm, 100% học sinh các năm xếp loại Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học sinh (Đạt). Không những thế, học sinh nhà trường còn được trang bị khá hiệu quả các kĩ năng tự phục vụ, giao tiếp, hợp tác, phịng tránh tai nạn thương tích... Chính vì thế các em rất mạnh dạn, tự tin, khả năng quan sát hiện thực cuộc sống tốt, có vốn hiểu biết thực tế, bước đầu biết áp dụng kiến thức, kĩ năng được học vào cuộc sống. Không những kết quả GD đại trà của trường cao mà thành tích mũi nhọn cũng đáng ghi nhận.

Bảng 2.3: Bảng thành tích thi học sinh giỏi các cấp của học sinh

(Từ năm học 2013- 2014 đến năm học 2015-2016)

Năm học Cấp Quận Cấp Thành phố Cấp Quốc gia

Nhất Nhì Ba Nhất Nhì Ba KK Vàng Bạc Đồng

2013-2014 7 6 46 1 2 6 3 1 0 0

2014-2015 7 5 19 5 4 3 4 1 3 2

2015-2016 10 13 33 1 3 2 3 1 0 2

( Nguồn: Trường Tiểu học Gia Thụy)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2013-2014 2014-2015 2015-2016

BIỂU ĐỒ THÀNH TÍCH HỌC SINH GIỎI CÁC CẤP CỦA HỌC SINH (Từ năm học 2013- 2014 đến năm học 2015-2016) Cấp Quận Nhất Cấp Quận Nhì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học gia thụy, quận long biên , thành phố hà nội theo tiêu chuẩn nghề nghiệp (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)