Biện pháp 2:Quy hoạch, tuyển chọn và sử dụng ĐNGV theo kế hoạch phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học gia thụy, quận long biên , thành phố hà nội theo tiêu chuẩn nghề nghiệp (Trang 78 - 83)

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

3.3. Một số biện pháp phát triển ĐNGV ở Trường Tiểu học Gia Thụy, Quận

3.3.2. Biện pháp 2:Quy hoạch, tuyển chọn và sử dụng ĐNGV theo kế hoạch phát

3.3.2.1. Mục đích của biện pháp

Hoạch định, bố trí sắp xếp ĐNGV một cách hợp lý, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, loại hình, có năng lực sư phạm theo yêu cầu phát triển của nhà trường hiện tại và trong tương lai.

Xây dựng và thực hiện quy hoạch ĐNGV trong đó có thực hiện tốt công tác tuyển chọn, sử dụng, bố trí GV. Nếu quy hoạch ĐNGV một cách khoa học, sát thực sẽ giúp nhà trường chủ động trong việc tiếp nhận, sử dụng, sàng lọc nguồn nhân lực, có kế hoạch cụ thể để đảm bảo xây dựng ĐNGV vừa có trình độ phẩm chất và năng lực tốt, vừa đồng bộ cân đối độ tuổi, chuyên ngành đào tạo, thâm niên công tác đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài, đảm bảo nâng cao chất lượng dạy và học.

3.3.6.2. Nội dung của biện pháp

- Xác định xu hướng phát triển của nhà trường và nhu cầu tương lai về đội ngũ để khẳng định số lượng giáo viên mà nhà trường cần có; khả năng đảm nhận công việc của giáo viên và yêu cầu năng lực mà giáo viên phải đạt được.

- Bố trí và sử dụng ĐNGV phù hợp để phát huy năng lực và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đào tạo để họ theo được yêu cầu công việc và yêu cầu mới.

3.3.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Xây dựng quy trình quy hoạch, tạo nguồn Đ N G V của trường. Điều tra, phân tích, đánh giá ĐNGV về số lượng, cơ cấu theo đối tượng; theo yêu cầu quy hoạch, tạo nguồn. Dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên về số lượng, cơ cấu (độ tuổi, trình độ, năng lực dạy học, năng lực GD…) theo chức danh trong từng giai đoạn. Xác định và xây dựng nguồn bổ sung ĐNGVTH hàng năm và lâu dài.

Đánh giá thực trạng đội ngũ; dự báo nhu cầu và sự biến động của đội ngũ: số lượng, cơ cấu theo giai đoạn.

3.3.6.4. Điều kiện thực hiện

Đánh giá trình độ, năng lực GV một cách chính xác, khách quan theo đúng quy định của Chuẩn nghề nghiệp GV; dự báo, sát với tình hình thực tế của địa phương, của trường trong từng giai đoạn. Tham mưu tốt cho, UBND quận, Phòng GD&ĐT về quy hoạch ĐNGV. Làm tốt công tác tuyển chọn giáo viên hàng năm.

3.3.3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch, hệ thống quản lý và tổ chức triển khai áp dụng Chuẩn nghề nghiệp GVTH

3.3.2.1. Mục đích của biện pháp

Xây dựng kế hoạch, hệ thống quản lý và tổ chức triển khai thực hiện Chuẩn nghề nghiệp GVTH sẽ giúp cho CBQL nhà trường và ĐNGV thấy được lộ trình cần thực hiện và điều kiện để đảm bảo đạt Chuẩn nghề nghiệp. Từ đó, mỗi cán bộ, GV thấy được ý nghĩa, vai trò của Chuẩn nghề nghiệp GV trong việc phát triển ĐNGV. Bộ Chuẩn nghề nghiệp GVTH là công cụ QL nhưng đồng thời là một “chuẩn mực” để mọi GV so sánh năng lực, khả năng, uy tín của mình với Chuẩn nghề nghiệp để phấn đấu theo được yêu cầu phát triển của GD.

3.3.2.2. Nội dung của biện pháp

Để việc xây dựng kế hoạch, hệ thống quản lý đạt hiệu quả cần phải

có lộ trình cụ thể, gắn với mục tiêu từng giai đoạn, từng đối tượng. Bản kế hoạch được xây dựng từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, thể hiện được mục tiêu phấn đấu của nhà trường, theo từng giai đoạn, có tính đến thực tiễn theo hướng mở (sự biến động học sinh; sự điều chuyển giáo viên theo chủ trương của Phòng GD&ĐT…). Xây dựng biện pháp và tổ chức thực hiện cụ thể như:

phân công cá nhân phụ trách và tổ chức thực hiện; thời gian triển khai công việc; các điều kiện thực hiện. Bản kế hoạch phát triển ĐNGV theo Chuẩn nghề nghiệp phải đảm bảo tính dân chủ, tính pháp lý, tính toàn diện và được thực hiện theo các bước sau:

* Bước 1: Tổ chức cho cán bộ, GV học tập, nghiên cứu về Chuẩn nghề nghiệp + Đối với chi bộ, nhà trường:

- Quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT về hoạt động xây dựng và phát triển đội ngũ, cung cấp đầy đủ các thông tin về đổi mới GD cho ĐNGV.

- Đẩy mạnh nhiệm vụ tuyên truyền từ chi bộ, đến các tổ chức đoàn thể trong nhà trường về ý nghĩa việc tự đánh giá và được đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp.

- Cỏc nội dung trờn sẽ gúp phần làm rừ mục đớch, vai trũ, tầm quan trọng của phát triển ĐNGV đối với chiến lược phát triển của nhà trường. Nâng cao nhận thức của GV và CBQL về yêu cầu và tính cấp thiết của việc triển khai áp dụng Chuẩn nghề nghiệp GVTH.

- Xây dựng kế hoạch, hệ thống quản lý ĐNGV theo Chuẩn nghề nghiệp tại đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế. Phân công phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cùng với các tổ trưởng chuyên môn và một số GV có nhiều kinh nghiệm làm đội ngũ trực tiếp giúp hiệu trưởng triển khai Chuẩn nghề nghiệp cho GV toàn trường với nhiều hình thức khác nhau.

- Tổ chức cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường học tập, nghiên cứu nghiêm túc các nội dung của Chuẩn nghề nghiệp GVTH ban hành kèm theo QĐ Số: 14/2007/QĐ-BGDĐT ngay từ đầu năm học.

- Xây dựng hệ tham chiếu cho từng tiêu chí, tiêu chuẩn gắn với tình hình thực tế nhà trường. Sau đó phổ biến đến từng GV hệ tham chiếu đó và yêu cầu GV phải thấm nhuần nội dung của hệ tham chiếu một cách sâu sắc để áp dụng vào quá trình phấn đấu đạt và vượt Chuẩn của ĐNGV.

+ Đối với ĐNGV:

- Nghiên cứu, học tập nội dung Chuẩn nghề nghiệp, nắm bắt được nội dung, mức độ yêu cầu của từng tiêu chí, tiêu chuẩn, xác định được các công việc cần làm để đạt được các mức độ tương ứng trong yêu cầu của tiêu chí.

- Xây dựng kế hoạch, chương trình phấn đấu, rèn luyện của từng cá nhân để phấn đấu theo Chuẩn nghề nghiệp dựa trên hệ tham chiếu đã được tập thể sư phạm thống nhất, triển khai.

- Thu thập, lưu trữ nguồn thông tin, minh chứng phục vụ cho việc đánh giá, xếp loại được công bằng, khách quan, dân chủ.

+ Đối với TCM và các đoàn thể:

Cấp uỷ, Ban giám hiệu giao nhiệm vụ cho các đoàn thể (Công đoàn, Ban nữ công, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Tổ chuyên môn…) xây dựng kế hoạch, chương trình hành động để phát động thi đua tới tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn trường học tập, phấn đấu, rèn luyện vươn lên theo Chuẩn và vượt chuẩn nhằm theo yêu cầu của thời đại.

TCM là người trực tiếp triển khai, trực tiếp tham gia vào quy trình đánh giá GV của tổ mình quản lý. Vì vậy, tổ trưởng TCM phải là những cán bộ cốt cán có uy tín, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đã được tập huấn, tiếp thu Chuẩn nghề nghiệp. TCM đánh giá GV của tổ mình phải căn cứ vào các nguồn thông tin, minh chứng sát thực được thu thập, lưu trữ qua quá trình hoạt động nghề nghiệp của GV trong cả năm học. Quá trình TCM đánh giá GV phải được diễn ra một cách công khai, dân chủ.

* Bước 2: Tổ chức cho giáo viên tự đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp

GV tự đánh giá là khâu quan trọng nhất trong quá trình đánh giá bởi qua quá trình tự đánh giá ĐNGV nhìn nhận được phẩm chất, uy tín, năng lực của cá nhân

mình trong hoạt động nghề nghiệp để từ đó có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp và trau dồi kỹ năng hoạt động nghề nghiệp. Vì vậy, ĐNGV sau khi được học tập, quán triệt nội dung của Chuẩn nghề nghiệp. Đơn vị tổ chức cho ĐNGV tự đánh giá theo Chuẩn dựa trên hệ tham chiếu đã xây dựng.

Hướng dẫn ĐNGV thu thập, lưu trữ thông tin, minh chứng làm cơ sở pháp lý cho việc đánh giá được khách quan, chính xác, công bằng.

ĐNGV tiến hành tự đánh giá bản thân căn cứ vào các tiêu chuẩn, tiêu chí, hệ tham chiếu đảm bảo tính trung thực, không được qua loa, hình thức, không mang bệnh thành tích.

* Bước 3: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Song song với quá trình đánh giá, xếp loại ĐNGV theo Chuẩn nghề nghiệp.

Hiệu trưởng nhà trường cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho ĐNGV của trường bằng cách cho ĐNGV tham gia các đợt tập huấn chuyên môn của Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức. Hiệu trưởng nên tạo điều kiện, động viên cả về vật chất lẫn tinh thần cho ĐNGV có tiềm năng đi học nâng cao trình độ, tiếp cận với các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại, hiệu quả, nâng cao chất lượng GD của nhà trường.

* Bước 4: Tổ chức đánh giá theo Chuẩn

Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn được tiến hành trình tự theo các bước:

- Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại - Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại

- Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại giáo viên

Kết quả được thông báo cho giáo viên, tổ chuyên môn và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp là Phòng GD&ĐT tổng hợp.

3.3.2.3. Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp

BGH tổ chức cuộc họp, thông báo tới từng giáo viên về kế hoạch đã hoàn tất, hướng dẫn giáo viên tự đánh giá; mỗi giáo viên xác định xây dựng một kế hoạch phấn đấu để đạt và vượt các tiêu chuẩn, tiêu chí.

- Chi ủy chi bộ, Ban giám hiệu, Hội đồng trường và các tổ chức đoàn thể

trong nhà trường quán triệt, phổ biến các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về GD&ĐT đến ĐNGV qua các hình thức: qua các buổi sinh hoạt chi bộ; họp hội đồng GD; sinh hoạt tổ chuyên môn; sinh hoạt đoàn thể.

- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường học tập, nghiên cứu nghiêm túc các nội dung của Chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu năm học.

Thường xuyên rà soát đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, việc rèn luyện phẩm chất, kỹ năng nghề nghiệp trong các buổi họp tổ chuyên môn, họp hội đồng.

- Tổ chức đánh giá, xếp loại ĐNGV theo đúng quy trình.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện đánh giá ĐNGV theo Chuẩn nghề nghiệp. Kịp thời có những bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với quá trình đánh giá

- Công khai kết quả đánh giá, lấy kết quả đánh giá làm tiêu chí xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật ĐNGV

3.3.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cung cấp đủ các văn bản pháp quy, tài liệu để GV nghiên cứu. Nhà quản lý nghiên cứu kỹ các văn bản, xây dựng kế hoạch cụ thể, có lộ trình cho từng giai đoạn, từng đối tượng.

Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học. Tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất lẫn tinh thần cho ĐNGV phát triển nghề nghiệp.

* Mục tiêu cần đạt:

- 100% GV nhận thức được vai trò của Chuẩn nghề nghiệp, biết xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ bản thân theo Chuẩn nghề nghiệp quy định - 100% GV có kỹ năng tự đánh giá bản thân và tham gia đánh giá đồng nghiệp theo Chuẩn nghề nghiệp

3.3.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng ĐNGV theo Chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học gia thụy, quận long biên , thành phố hà nội theo tiêu chuẩn nghề nghiệp (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)