CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở
2.3. Thực trạng phát triển ĐNGV ở Trường Tiểu học Gia Thụy, Long Biên,
2.3.4. Thực trạng phát triển ĐNGV trường Tiểu học Gia Thụy
Bảng 2.13. Mức độ thực hiện các biện pháp phát triển ĐNGV
Biện pháp Mức độ đánh giá Điểm
TB
Thứ Kém Yếu TB Khá Tốt bậc
Kế hoạch hóa ĐNGV 0 3 35 10 3 3,25 6
Tuyển chọn ĐNGV 0 2 28 16 5 3,47 4
Bố trí, sử dụng ĐNGV 0 4 22 20 5 3,51 2
Kiểm tra, đánh giá ĐNGV 0 3 26 18 4 3,45 5
Đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV 0 1 25 18 7 3,61 1
Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển ĐNGV
0 3 25 18 5 3,49 3
Trung bình các nội dung 3,46
(Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài)
Qua khảo sát, kết quả bảng 2.13 cho thấy cả sáu biện pháp phát triển ĐNGV đều được đánh giá mức độ khá tương đương nhau, điểm trung bình của cả sáu biện pháp là 3,46. Điểm chênh lệch giữa các biện pháp rất ít, chênh lệch giữa biện pháp có thứ bậc cao nhất với biện pháp ở thứ bậc thấp nhất là 0,36.
Được đánh giá ở mức độ cao nhất là biện pháp đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV với mức điểm 3,61. Biện pháp bố trí sử dụng ĐNGV đứng ở vị trí thứ hai. Thực tế trường Tiểu học không được tuyển dụng mà chỉ kế thừa và sử dụng nên biện pháp đào tạo và bồi dưỡng có vai trò rất quan trọng, tác động lớn đến chất lượng
0 5 10 15 20 25 30 35 40
Kém Yếu TB Khá Tốt
Mức độ đánh giá
BIỂU ĐỒ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Kế hoạch hóa ĐNGV Tuyển chọn ĐNGV Bố trí, sử dụng ĐNGV Kiểm tra, đánh giá ĐNGV Đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV
Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển ĐNGV
2.3.4.1. Nhận thức về công tác phát triển ĐNGV
ĐNGV chính là nhân tố quyết định chất lượng của một nhà trường. Để có ĐNGV tốt trước hết phải có từng các nhân GV tốt và năng lực của người GV ấy phải được phát huy dưới sự quản lí của BGH nhà trường. Như vậy nhận thức của CBQL GD về phát huy nội lực của GV có vai trò hết sức quan trọng. Người QL cần nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của công tác xây dựng và phát triển ĐNGV. Xuất phát từ những phân tích về thực trạng ĐNGV mà có thể đề ra những giải pháp nhằm phát triển ĐNGV đạt hiệu quả hợp lí nhất.
Ngay từ khi mới thành lập, công tác phát triển ĐNGV luôn được nhà trường quan tâm. Trong 6 năm học ( từ 2009 đến 1015), nhà trường đã phát triển được 2 Hiệu trưởng và 4 Phó hiệu trưởng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, công tác phát triển ĐNGV của trường còn một số hạn chế như số GV còn thiếu về số lượng so với quy mô nhà trường, còn một số GV đã ở trong quy hoạch nhiều năm nhưng chưa phát triển được.
2.3.4.2. Công tác kế hoạch hóa ĐNGV
Dựa vào kế hoạch phát triển của nhà trường và thực trạng ĐNGV, hàng năm nhà trường đều xây dựng kế hoạch hóa ĐNGV với mục tiêu đảm bảo về số
lượng, đồng bộ về cơ cấu và chất lượng, có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, giỏi về chuyên môn và có khả năng theo yêu cầu đổi mới của GD và thời đại. Để nắm rừ thực trạng về cụng tỏc kế hoạch húa ĐNGV ở trường Tiểu học Gia Thụy, tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.14. Mức độ thực hiện biện pháp kế hoạch hóa ĐNGV
Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá Điể
m TB
Thứ bậc Kém Yếu TB Khá Tốt
Xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV phù hợp với mục tiêu phát triển Nhà trường
0 3 25 13 10 3,59 5
Xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp
0 2 30 16 3 3,49 3
Xây dựng kế hoạch hóa nguồn CBQL, TTCM và lãnh đạo đoàn thể
0 0 18 30 3 3,7 4
Thực hiện kế hoạch phát triển ĐNGV phù hợp với mục tiêu phát triển Nhà trường
0 2 28 15 6 3,78 6
Thực hiện kế hoạch phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp
0 0 6 38 7 4,02 1
Thực hiện kế hoạch hóa nguồn CBQL, TTCM và lãnh đạo đoàn thể
0 0 16 28 7 3,82 2
Trung bình 6 nội dung 3,73
(Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài)
Qua kết quả khảo sát tại bảng 2.13, chúng ta thấy trung bình các nội dung của công tác kế hoạch hóa ĐNGV nhà trường đạt 3,73/5 điểm. Như vậy công tác này được đánh giá ở mức độ khá tốt. Đứng đầu là việc thực hiện kế hoạch phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp với mức điểm trung bình là 4,02. Sở dĩ, nhà trường làm tốt công tác này bởi hàng năm nhà trường đều tổ chức tốt các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho ĐNGV, công tác kiểm tra đánh giá của CBQL rất sát sao, công bằng và có khen thưởng kịp thời, chế độ chính sách và đãi ngộ với GV có thành tích cũng được nhà trường quan tâm. Công tác thực hiện kế hoạch hóa nguồn CBQL, TTCM và lãnh đạo đoàn thể đứng thứ 2. Hàng năm,
CBQL ( Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng). Đầu năm học mới, nhà trường kiện toàn tổ chức: Lấy phiếu tín nhiệm và bổ nhiệm lại đội ngũ cán bộ quản lí, TTCM, các tổ chức đoàn thể nhằm tạo ra động lực phấn đấu, ý thức trách nhiệm trong công việc, đồng thời thúc đẩy tạo ra hạt nhân mới trong ĐNGV.
Hai nội dung mà nhà trường còn hạn chế là xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV phù hợp với mục tiêu phát triển Nhà trường và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển ĐNGV phù hợp với mục tiêu phát triển Nhà trường. Một trong những lí do khiến hai nội dung này ở mức thấp là quy mô nhà trường tăng quá nhanh, việc xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV theo mục tiêu phát triển của nhà trường chưa xứng tầm và phù hợp, để giải quyết nhu cầu tình thế, nhà trường phải nhận về một số GV chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu hoặc hợp đồng giáo viên chưa có kinh nghiệm tốt.
2.3.4.3 Công tác tuyển chọn, sử dụng ĐNGV
Tuyển chọn GV là công tác quan trọng nhằm phát triển về số lượng, cơ cấu và chất lượng ĐNGV. Trong các năm vừa qua, công tác tuyển chọn ĐNGV của nhà trường đều do phòng Nội vụ và phòng GD phối hợp tổ chức dưới sự chỉ đạo của UBND quận. Chính vì thế nhà trường không quyết định trong việc tuyển chọn đội ngũ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhà trường thiếu số lượng GV khá lớn, CBQL nhà trường đã báo cáo, đề xuất về vấn đề bổ sung ĐNGV cho nhà trường theo một số tiêu chí. BGH nhà trường sau khi xem xét hồ sơ GV muốn xin về trường sẽ kiểm tra, dự giờ để đánh giá năng lực dạy học của GV đó một cách khách quan, chính xác nhất. Chính nhờ cách làm này mà ĐNGV được tuyển chọn vào trường có chất lượng khá tốt, phù hợp với mục tiêu phát triển nhà trường. Cũng vì thế mà biện pháp tuyển chọn ĐNGV của trường đứng thứ 4 trong các nội dung phát triển ĐNGV của nhà trường.
Việc bố trí, sử dụng ĐNGV của nhà trường hiện nay được đánh giá khá hợp lí ở mức 3,51 điểm, xếp thứ 2/6 biện pháp. Để có kết quả đánh giá như vậy, nhà trường đã thường xuyên thực hiện các nội dung về bố trí và sử dụng ĐNGV.
Khảo sát về mức độ thực hiện cho thấy kết quả như sau:
Bảng 2.15. Mức độ thực hiện biện pháp bố trí, sử dụng ĐNGV
Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá Điểm
TB
Thứ Kém Yếu TB Khá Tốt bậc
Bố trí, sử dụng ĐNGV phù hợp với khả năng, đảm bảo tính công bằng, phát huy năng lực cá nhân và tập thể.
0 1 25 15 10 3,66 3
Bố trí, sử dụng ĐNGV phù hợp với mục tiêu chung của toàn trường
0 2 30 16 3 3,39 4
Chế độ, định mức lao động của GV 0 0 18 30 3 3,7 2 Chế độ, định mức lao động của CBQL 0 0 20 25 6 3,72 1
Trung bình 6 nội dung 3,61
(Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài)
Bảng 2.15 cho thấy việc bố trí, sử dụng ĐNGV phù hợp với khả năng, đảm bảo tính công bằng, phát huy năng lực cá nhân và tập thể được đánh giá với điểm trung bình là 3,66 và đứng ở vị trí thứ 3. Điều đó có nghĩa BGH nhà trường bố trí, sử dụng ĐNGV chưa thực sự đảm bảo tốt nhất với năng lực của từng GV. Có những khối lớp có chất lượng GV rất vững và đồng đều. Tuy nhiên lại có những khối lớp đa số GV còn chưa nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Điển hình là chất lượng GV dạy lớp 1,2 rất tốt trong khi ĐNGV dạy lớp 5 lại còn non trẻ do các GV cốt cán ở lớp 5 đã được phát triển lên Phó hiệu trưởng hoặc được bổ nhiệm đi trường khác. Cũng vì thế mà mục tiêu chung của nhà trường gặp nhiều khó khăn. Do đó việc bố trí, sử dụng ĐNGV phù hợp với mục tiêu chung của toàn trường cũng chỉ đứng ở bậc thứ 4.
Chế độ định mức lao động của CBQL được đánh giá ở mức 3,72 cao nhất trong số các biện pháp. Nhà trường đã phân công các CBQL theo từng lĩnh vực công việc như: Hiệu trưởng phụ trách chung, Hiệu phó phụ trách chuyên môn khối 4,5, GV năng khiếu; bán trú; hoạt động Đoàn đội; các phong trào thi đua...;
Hiệu phó phụ trách chuyên môn khối 1,2,3; công tác phổ cập GD; chữ thập đỏ, thể dục, thể thao… Các cán bộ Tổ chuyên môn, Chủ tịch Công đoàn, Thư kí hội
2.3.4.4. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên
Công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV đã được nhà trường xây dựng kế hoạch và triển khai hàng năm. Với quan điểm kiểm tra toàn diện, đánh giá công bằng, khách quan nhằm phản ánh đứng thực trạng ĐNGV để có những phương án sử dụng, bồi dưỡng, phát triển ĐNGV. Qua khảo sát cho thấy thực trạng mức độ thực hiện biện pháp kiểm tra, đánh giá ĐNGV của nhà trường như sau:
Bảng 2.16. Mức độ thực hiện biện pháp kiểm tra, đánh giá ĐNGV
Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá Điểm
TB
Thứ Kém Yếu TB Khá Tốt bậc
Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn
0 0 5 15 31 4,5 1
Kiểm tra giáo án, hồ sơ chuyên môn
0 0 8 21 22 4,27 2
Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy
0 0 10 27 14 4,08 3
Kiểm tra, đánh giá việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh
0 0 20 23 8 3,76 4
Kiểm tra việc đổi mới phương pháp và ứng dụng CNTT vào dạy học
0 0 28 16 7 3,58 5
Trung bình các nội dung 4,02
(Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài)
Bảng 2.13 cho thấy trung bình của biện pháp kiểm tra đánh giá là 3,56.
Còn bảng 2.16 cho thấy trung bình các mức độ thực hiện biện pháp kiểm tra đánh giá là 4,02. Điều này có nghĩa công tác kiểm tra đánh giá của nhà trường được tiến hành thường xuyên, có hiệu quả, có tác dụng thúc đẩy, tạo động lực cho giáo viên phấn đấu vì công việc, ngày càng hoàn thiện mình và theo nhu cầu của ngành. Tuy nhiên, công tác kiểm tra đánh giá cũng không tránh khỏi một số hạn chế cần khắc phục như việc kiểm tra đánh giá đột xuất còn “nhẹ
nhàng” và khá tạo điều kiện cho giáo viên, với một số nội dung kiểm tra đánh giá còn mang nặng tính hình thức.
Kết quả ở bảng 1.16 cho thấy, nội dung kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV được điểm cao nhất là 4,5. Điều đó chứng tỏ ĐNGV nhà trường thực hiện tốt quy chế chuyên môn: đảm bảo ngày công cao, giảng dạy đúng chương trình, thời khóa biểu, có đủ hồ sơ sổ sách…
Kiểm tra, đánh giá việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh đứng ở thứ bậc thứ 4 vì đây là nội dung mới cập nhật. Việc thay đổi cách đánh giá HSTH theo TT30/2014 của Bộ GD&ĐT cũng khiến ĐNGV gặp phải nhiều lúng túng và một số khó khăn. Vì thế hoạt động đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh cần phải tiếp tục được tập huấn và bồi dưỡng nhằm đạt hiệu quả cao hơn.
Kiểm tra việc đổi mới phương pháp và ứng dụng CNTT vào dạy học là nội dung đứng ở thứ hạng thấp nhất. Mặc dù nhà trường được trang bị đầy đủ thiết bị dạy học hiện đại song việc khai thác chưa mang lại hiệu quả cao. Điều này do còn nhiều GV chưa tích cực ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy và QL học sinh, sử dụng chỉ mang tính hình thức, chưa khai thác triệt để và hiệu quả. Bên cạnh đó còn tồn tại nhiều GV trình độ CNTT còn hạn chế, chưa chủ động trong việc thiết kế bài giảng, khai thác và ứng dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học. Việc tham dự Ngày hội CNTT và các sản phẩm phần mềm dạy học của nhà trường chưa đạt thành tích cao.
2.3.4.5. Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và bồi dưỡng đối với ĐNGV, trong những năm qua nhiều GV nhà trường đã tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ. Hiện nay có 1 Phó Hiệu trưởng và 1 GV đang theo học lớp Cao học, dự kiến đến 2017, nhà trường sẽ có thêm 2 giáo viên đạt trình độ Thạc sĩ, nâng tổng số Thạc sĩ của trường lên 3 giáo viên. Số lượng GV hoàn thành chương trình Đại học và được cấp bằng Cử nhân cũng tăng lên. Tuy nhiên mọi hoạt động học tập đều do cá nhân giáo viên đầu tư, chưa nhận được sự đầu tư về
kinh phí hay thời gian từ phía nhà trường.
Việc bồi dưỡng thường xuyên được nhà trường xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kịp thời trước những đổi mới và đòi hỏi của ngành.
Về việc tập huấn tin học, ứng dụng CNTT, đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường cũng chủ động và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ.
Tuy nhiên, đứng trước những yêu cầu về đổi mới GD và phát triển ĐNGV trong giai đoạn mới hiện nay thì công tác đòa tạo, bồi dưỡng giáo viên của nhà trường vẫn còn bất cập: nhà trường có xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ĐNGV xong nội dung, hình thức bồi dưỡng còn chưa hiệu quả, kinh phí cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên còn ít, một số giáo viên tham gia các lớp học nâng cao trình độ chưa được hỗ trợ kinh phí lại vẫn đảm bảo đủ về thời gian nên giáo viên đi học rất mệt mỏi.
2.3.4.6. Các chính sách đãi ngộ đối với ĐNGV
Qua khảo sát, chúng ta thấy biện pháp chính sách đãi ngộ đối với ĐNGV đạt điểm trung bình 3,45 và đứng ở vị trí thứ 4. Điều đó có nghĩa môi trường làm việc của nhà trường chưa thực sự mang lại không khí tích cực và tạo điều kiện cho giáo viên yên tâm phát huy năng lực của mình. Trong nhiều hoạt động, BGH kì vọng và đặt mục tiêu cao cho ĐNGV nhưng trên thực tế lại chưa tạo điều kiện về thời gian, vật chất cũng như tinh thần để ĐNGV nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ. Chẳng hạn với phong trào thi đồ dùng dạy học tự làm, nhà trường giao về cho các tổ chuyên môn hoàn toàn chịu trách nhiệm về ý tưởng, nhân lực, sản phẩm, kinh phí mà không chỉ đạo thành ban để thống nhất ý tưởng, nhân lực, đầu tư kinh phí, tạo điều kiện về thời gian cho giáo viên được giao nhiệm vụ. Vì thế nhiều năm liền, phong trào này của nhà trường khú đạt thành tớch cao.Quy chế khen thưởng cũng rừ người rừ việc song mức độ khen thưởng còn thấp so với sự đóng góp của ĐNGV.
2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển ĐNGV TH Gia Thụy -Long