Những yêu cầu cơ bản đối với người CBQL trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện hải hậu tỉnh nam định (Trang 29 - 41)

1.4.1.1. Cơ sở phương pháp luận của công tác cán bộ * Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ

Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá vai trị to lớn của ngƣời cán bộ. Ngƣời nói: "Cán bộ là ngƣời đem chính sách của Đảng, của chính phủ để giải thích cho dân rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho chính phủ biết rõ để đặt chính sách cho đúng". Ngƣời cịn nhấn mạnh: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém". Tốt hay kém ở đây chính là năng lực và phẩm chất của ngƣời cán bộ. Ngƣời cán bộ phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hồn thành nhiệm vụ, cốt lõi của đạo đức ngƣời cán bộ cách mạng là "cần, kiệm, liêm, chính, chí, cơng, vơ, tƣ".

* Cơ sở pháp lý và quan điểm phát triển giáo dục - đào tạo và công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước.

- Tại Hội nghị Trung Ƣơng 3 khoá VIII , Đảng ta đặt ra những yêu cầu mới trong công tác cán bộ và xác định những phƣơng hƣớng và giải pháp cụ thể nhằm thực hiện chiến lƣợc cán bộ trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Quan điểm này đƣợc thể hiện rõ trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII:

(1). Cán bộ Đảng viên trƣớc hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, phải có kế hoạch thƣờng xuyên học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn.

(2). Các tổ chức cơ sở Đảng phải thƣờng xuyên giáo dục, rèn luyện, quản lý Đảng viên.

(3). Toàn Đảng phải hết sức chăm lo xây dựng thật tốt đội ngũ cán bộ, chú trọng đội ngũ cán bộ kế cận vững vàng, đủ bản lĩnh về các mặt.

(4). Phải có quy chế rõ ràng, chặt chẽ nhất là trong công tác cán bộ, bố trí sử dụng cán bộ.

(5). Đảm bảo tiêu chuẩn cán bộ, trẻ hoá đội ngũ cán bộ, kết hợp tốt các độ tuổi, bảo đảm tính liên tục, tính phát triển trong đội ngũ cán bộ.

(6). Đổi mới phƣơng pháp đánh giá, bố trí cán bộ.

(7). Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn và năng lực thực tiễn. Quan tâm đào tạo bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý coi trọng cả taì và đức.

- Chiến lƣợc phát triển giáo dục đào tạo 2001- 2010 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt ngày 28/12/2001 tiếp tục khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lƣợng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững” [4, tr.20].

- Đại hội IX của Đảng đã xác định: " Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững" [10,tr.14]. Phát triển đội ngũ CBQL phải dựa trên cơ sở thế ổn định, là quá trình biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Phát triển là làm cho số lƣợng và chất lƣợng vận động, biến đổi theo

hƣớng đi lên trong mối quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên một hệ thống bền vững.

- Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng lần thứ sáu khoá IX đã kết luận: tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung Ƣơng hai khoá VIII, xác định các nhiệm vụ cụ thể và các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy giáo dục và đào tạo, trong đó có nhiệm vụ "Tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp giáo dục theo hƣớng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và quốc tế, tăng cƣờng thực hiện, gắn bó với đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của đất nƣớc và địa phƣơng, vùng miền.

Đặc biệt chú trọng phát triển tài năng và phát huy tiềm năng của mọi ngƣời. Tiếp tục hồn thiện hệ thống chính sách tổ chức, phát hiện, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng nhân tài. Xây dựng chƣơng trình, nội dung và phƣơng pháp dạy học và đội ngũ giáo viên tại các trƣờng phổ thông chun, đào tạo nghề kỹ thuật bậc cao. Có chính sách tài chính và cơ chế quản lý thích hợp cho các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng nhân tài" [8,tr.51].

- Nghị quyết Đại hội Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá X chỉ rõ: Tạo đƣợc chuyển biến cơ bản về phát triển giáo dục và đào tạo, cụ thể:

+ Đổi mới tƣ duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo đƣợc chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nƣớc nhà.

+ Ƣu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lƣợng dạy và học. + Hoàn chỉnh và ổn định lâu dài hệ thống giáo dục quốc dân.

+ Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo. - Chỉ thị Số 40 CT/TW ngày 15- 6- 2004 của Ban Bí thƣ khố IX nêu: “Trƣớc những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có những hạn chế, bất cập. Số lƣợng giáo viên còn thiếu nhiều, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...Cơ cấu giáo viên

đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học, các vùng, miền. Chất lƣợng chuyên mơn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chƣa đáp ứng yêu cầu và truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tƣ duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của ngƣời học; một bộ phận nhà giáo thiếu gƣơng mẫu trong đạo dức, lối sống, nhân cách, chƣa làm gƣơng tốt cho học sinh, sinh viên. Năng lực của của một bộ phận nàh giáo và cán bộ quản lý giáo dục cịn thấp. Chế độ, chính sách cịn bất hợp lý, chƣa tạo đƣợc động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ này. Tình hình trên địi hỏi phải tăng cƣờng xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt, vừa mang tính chiến lƣợc lâu dài, nhằm thực hiện thành công Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001-2010 và chấn hƣng đất nƣớc.

Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đƣợc chuẩn hoá, đảm bảo chất lƣợng, đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lƣơng tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hƣớng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nƣớc”

- Nghị quyết về Giáo dục (Số: 27/ 2004 QH11) đƣợc Quốc hội khố XI nƣớc Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 03/ 12/ 2004 nhấn mạnh 7 vấn đề giáo dục và đào tạo.

Vấn đề cán bộ quản lý giáo dục, Nghị quyết chỉ rõ: “Tập trung xây

dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về chất lượng, đặc biệt coi trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm trách nhiệm nghề nghiệp. Hoàn thiện cơ chế chính sách về đào tạo, bồi dưỡng sử dụng cán bộ, và tạo điều kiện cho nhà giáo, cán bộ quản lý thường xuyên tự học tập cập nhật kiến

thức nâng cao trình độ, kỹ năng về chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” [Nghị quyết Quốc hội khóa X].

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Bí thƣ khóa XI nêu rõ định hƣớng phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục đó là: Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo; tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, THCS, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sƣ phạm; giáo viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm; cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý; đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo...

* Quan điểm công tác cán bộ dưới góc độ lý luận quản lý giáo dục

- Ở mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi vị trí cơng tác với những chức năng nhiệm vụ khác nhau, địi hỏi ở những trình độ khác nhau về chun mơn, về phẩm chất và năng lực của ngƣời cán bộ quản lý.

- Trong phạm vi trƣờng THCS, chủ thể quản lý là hiệu trƣởng, đối tƣợng quản lý là giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trƣờng. Chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng tốt hay xấu, cao hay thấp chủ yếu phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ quản lý giỏi hay kém. Một trong những điều kiện để hiệu trƣởng quản lý tốt mọi hoạt động của nhà trƣờng là phải có nhân cách nghề nghiệp, trong đó năng lực và phẩm chất là yếu tố hàng đầu.

Đối với quan niệm về nhân cách nghề nghiệp: Mục tiêu quốc gia về: “Xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010 là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hƣớng chuẩn hoá, nâng cao chất lƣợng, bảo đảm đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu…" [5, tr.1]. Trong đó: Giải pháp quốc gia về nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý giáo dục đặt ra yêu cầu: Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ quản lý theo hướng chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp [5, tr.4].

- Yêu cầu của sự phát triển xã hội và sự đổi mới giáo dục địi hỏi CBQL phải có một nhân cách nghề nghiệp với các tiêu chuẩn mới và nhƣ tấm gƣơng sáng cho giáo viên học sinh noi theo.

- Có nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách nghề nghiệp. Theo Mạc Văn Trang: Nhân cách nghề nghiệp là một con người với tư cách một

thành viên của xã hội, là chủ thể có ý thức, có những phẩm chất và năng lực hoạt động trong một nghề nghiệp nào đó, đem lại những sản phẩm (vật chất, tinh thần) có giá trị xã hội nhất định [29, tr.42].

Nghề quản lý giáo dục địi hỏi nhà quản lý có nhân cách nghề nghiệp tƣơng ứng. Nhân cách nhƣ cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng đã từng nói: Mỗi thầy giáo, cơ giáo là một tấm gƣơng sáng cho học sinh noi theo. Ngƣời cán bộ quản lý giáo dục khơng dừng ở vai trị một giáo viên mà họ là “con

chim đầu đàn” của tập thể sƣ phạm. Nhân cách ngƣời quản lý giáo dục sao

cho phải “vừa hồng, vừa chuyên” nhƣ Bác Hồ đã dạy.

1.4.1.2 Tiêu chuẩn nhân cách “nghề quản lý”

Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, đối với chuyên gia, nhà quản lý, yêu cầu nhân cách nghề nghiệp nhƣ sau:

a) Về mặt phẩm chất

Cần có tình cảm cơng dân, trách nhiệm xã hội cao; có ý thức hành vi pháp luật cao (nhất là những luật liên quan tới lĩnh vực hoạt động của mình); gắn bó, say mê, có trách nhiệm với nghề nghiệp, với nhiệm vụ, lĩnh vực phụ trách; tôn trọng và hợp tác với nhân viên, với cộng sự, đồng nghiệp, với các cấp quản lý; hiểu biết, tôn trọng, hợp tác đƣợc với khách hàng, với các đối tác; có tính trung thực, tự phê bình, trách nhiệm cao; say mê học tập, sáng tạo để phát triển và thích ứng với sự thay đổi của nghề nghiệp, hồn cảnh...và có nếp sống lành mạnh, nêu gƣơng cho nhân viên.

Cần có hiểu biết sâu rộng, vững vàng về văn hố, chính trị, xã hội; có kiến thức rộng, cơ bản, hiện đại về chun mơn, nghiệp vụ; có tầm nhìn chiến lƣợc và óc thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động; có khả năng cập nhật tri thức, thích ứng với những thay đổi của khoa học, công nghệ, diễn biến của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội; có năng lực giao tiếp, tác phong làm việc khoa học và thực tiễn; có kỹ năng tự học tập, tự hoàn thiện nhân cách.

Những tiêu chuẩn nhân cách nghề nghiệp trên đây là cơ sở để chúng tơi tìm hiểu, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp ở những chƣơng sau.

c) Việc nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ quản lý giáo dục

Cán bộ quản lý giáo dục thƣờng đƣợc trƣởng thành từ đội ngũ giáo viên. Họ vừa có phẩm chất, năng lực của nhà giáo, vừa có phẩm chất nhân cách mà nghề nghiệp quản lý đòi hỏi.

Phẩm chất nhân cách ngƣời cán bộ quản lý giáo dục ngày càng đƣợc bồi đắp thông qua việc trau dồi các kiến thức, kỹ năng, thái độ. Ba thành tố trên tạo nên năng lực và phẩm chất ngƣời quản lý giáo dục và hiệu quả, chất lƣợng hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL.

- Về kiến thức:

+ Kiến thức là thành tố cơ bản nhất. Kiến thức chuyên môn vững vàng là tiền đề đầu tiên đảm bảo hoạt động của ngƣời quản lý, không những trong giảng dạy mà là cơ sở thế mạnh để chỉ đạo chun mơn dạy và học có hiệu quả, đồng thời tạo ra uy tín với đồng nghiệp, học sinh. Mặt khác, ngƣời cán bộ quản lý chỉ đƣợc đào tạo thành thạo một hoặc hai chuyên ngành nhƣng họ phải học tập, nghiên cứu để nắm khái quát hệ thống khoa học cơ bản các môn học trong nhà trƣờng để có tầm bao quát hoạt động giảng dạy. Tuy nhiên, để hoạt động có hiệu quả, cán bộ quản lý chỉ có kiến thức chun mơn thì chƣa đủ, họ cần phải nắm đƣợc các kiến thức khác, nhƣ:

+ Kiến thức phổ thơng về chính trị - kinh tế, văn hố - xã hội. Đây là vốn tri thức rất cần thiết giúp ngƣời cán bộ quản lý trƣờng trung học phổ

thơng có cơ sở nhận thức thế giới khách quan, phân tích thực tiễn, hiểu biết con ngƣời, hiểu biết về lịch sử, các vấn đề về văn hoá - xã hội. Hệ thống kiến thức này không chỉ là kiến thức triết học, kiến thức pháp luật, đƣờng lối, quan điểm của Đảng mà còn là những hiểu biết về các giá trị đạo đức nhân văn, giá trị nghệ thuật, các quan niệm thẩm mỹ hiện đại, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Một lƣợng kiến thức phổ thơng về chính trị - xã hội tƣơng đối mới ở nƣớc ta hiện nay mà CBQL giáo dục cần nắm chắc là:

* Chủ trƣơng đổi mới của Đảng. Nền kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch

hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

* Sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

* Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học cơng nghệ, nhất là cơng nghệ thơng tin.

* Chính sách mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới, xu thế tồn cầu hố và việc Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới.

Nắm vững các đặc điểm trên là yêu cầu của sự phát triển đội ngũ. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, lƣợng kiến thức mang tính chuyển đổi và cập nhật trên chƣa thấm nhuần trong đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện hải hậu tỉnh nam định (Trang 29 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)