Thực hiện quy trình lựa chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ quản lý minh bạch, công khai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện hải hậu tỉnh nam định (Trang 98 - 105)

3 Vận động gia đình và quần chúng chấp hành tốt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc 89,7 5,7 ,49 1,

3.2.3. Thực hiện quy trình lựa chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ quản lý minh bạch, công khai.

chuyển cán bộ quản lý minh bạch, công khai.

3.2.3.1. Đối với việc bổ nhiệm và bổ nhiệm lại CBQL * Mục đích, ý nghĩa

Nhằm sử dụng tốt năng lực của cán bộ, giáo viên đối với những ngƣời thực sự có năng lực và triển vọng phát triển. Nâng cao trách nhiệm trong công tác của cán bộ, giáo viên, đồng thời mở ra cơ hội, hƣớng phát triển và động lực động viên mạnh mẽ cán bộ giáo viên làm việc.

* Yêu cầu bổ nhiệm và bổ nhiệm lại CBQL

- Việc Bổ nhiệm CBQL phải tuân thủ theo quy định tại điều lệ trƣờng trung học; phải xuất phát từ nhu cầu công tác của đơn vị, từ việc xác định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức mới bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, tránh tình trạng vì ngƣời mà lập ra tổ chức. Số cán bộ quản lý phải tƣơng xứng với khối lƣợng công việc theo chức năng của nhà trƣờng và số lƣợng cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh theo quy định hiện hành; phải dựa vào quy hoạch cán bộ, bảo đảm tiêu chuẩn theo chức danh quy định trong quá trình lựa chọn để tuyển đƣợc những ngƣời thực sự có đức, có tài để lãnh đạo, quản lý.

- Tiến hành bổ nhiệm CBQL phải thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm cán bộ đã quy định và làm thủ tục đúng theo từng bƣớc quy định trong quy chế bổ nhiệm cán bộ.

- Bổ nhiệm CBQL phải tuân thủ theo các nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tập thể lãnh đạo ở cơ quan có thẩm quyền (theo phân cấp quản lý) xem xét, quyết định trên cơ sở phát huy dân chủ, trách nhiêm, quyền hạn của từng thành viên, nhất là ngƣời đứng đầu cơ quan đơn vị; phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, yêu cầu nhiệm vụ quản lý của đơn vị. Mặt khác phải căn cứ vào phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ, sở trƣờng của cán bộ giáo viên; đảm bảo sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ, giáo viên trên cơ sở nâng cao chất lƣợng công tác, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhà trƣờng.

- Đảm bảo đƣợc các tiêu chuẩn chung của cán bộ theo quy định tại Nghị quyết Trung ƣơng ba khoá VIII, đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy chế bổ nhiệm cán bộ, tiêu chuẩn cụ thể các chức danh quy định bổ nhiệm cán bộ quản lý trƣờng THCS và theo quy trình, hồ sơ bổ nhiệm đủ các điều kiện sau:

+ Dựa vào quy hoạch của Nhà trƣờng.

+ Lấy ý kiến thăm dị bằng hình thức bỏ phiếu tín nhiệm của tồn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nơi đƣơng sự dự kiến bổ nhiệm.

+ Có đầy đủ hồ sơ lý lịch cá nhân đƣợc cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng.

+ Có văn bằng tốt nghiệp và chứng chỉ thể hiện trình độ đào tạo. + Biên bản nhận xét đánh giá ƣu, khuyết điểm trong q trình cơng tác của tập thể nhà trƣờng đối với cán bộ đƣợc bổ nhiệm.

+ Nhận xét nơi cƣ trú của cán bộ đề nghị bổ nhiệm. + Kê khai tài sản của cán bộ.

+ Giấy chứng nhận sức khoẻ (do cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên). + Tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi ở nam, 40 tuổi ở nữ. + Cán bộ công chức, viên chức bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì khơng đƣợc bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời hạn ít nhất một năm kể từ khi có quyết định kỷ luật.

+ Cơng văn đề nghị bổ nhiệm cán bộ quản lý của cấp uỷ Đảng và lãnh đạo Nhà trƣờng.

+ Căn cứ vào quy trình và hồ sơ bổ nhiệm cán bộ quản lý, Lãnh đạo Phịng Giáo dục và Đào tạo sẽ trình Uỷ ban nhân dân huyện xem xét bổ nhiệm.

Trong công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý cần tránh những yếu tố tâm lý tác động nhƣ: Chủ quan phiến diện, thân quen, có tình cảm cá nhân hoặc ích kỷ. Khơng nên coi vấn đề đề bạt bổ nhiệm là một hình thức ban ơn, thƣởng công.

* Tổ chức, thực hiện.

Điều lệ trƣờng trung học cũng chỉ rõ: “Trường trung học có một

Hiệu trưởng và từ 1-3 Phó Hiệu trưởng theo nhiệm kỳ 5 năm thời gian đảm nhận những chức vụ này là không qúa 2 nhiệm kỳ ở 1 trường Trung học ” [3, tr.5].

Trong nhà trƣờng, nếu lãnh đạo nhà trƣờng cứ giữ nguyên mãi khơng thay đổi sẽ kìm hãm sự phát triển của nhà trƣờng, đồng thời khơng kích thích tính tích cực năng động của cán bộ quản lý, mặt khác sẽ làm trì trệ và bảo thủ. Chính vì vậy, cần phải thực hiện chế độ bổ nhiệm có kỳ hạn và luân chuyển cán bộ quản lý một cách hợp lý. Đối với cán bộ quản lý cần đƣợc tiến hành bổ nhiệm có kỳ hạn 5 năm và khi hết thời hạn bổ nhiệm cần phải xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

Việc xem xét bổ nhiệm lại cần tiến hành khách quan, vô tƣ và căn cứ vào kết quả lãnh đạo đơn vị của cán bộ quản lý. Trong trƣờng hợp cán bộ quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, nhà trƣờng đạt đƣợc nhiều thành tích tốt thì lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ trình UBND huyện xem xét theo quy trình để bổ nhiệm lại cán bộ quản lý. Ngƣợc lại,

cán bộ quản lý có biểu hiện yếu kém, có nhiều dƣ luận khơng tốt về họ, không đƣợc quần chúng tín nhiệm, kết quả tín nhiệm thấp thì lãnh đạo Phịng Giáo dục và Đào tạo sẽ trình UBND huyện xem xét không bổ nhiệm lại hoặc miễn nhiệm...

Do đặc thù của ngành Giáo dục và Đào tạo việc luân chuyển cán bộ phải cân nhắc kỹ lƣỡng và tiến hành thận trọng. Tuy vậy, cần sớm xem xét luân chuyển cán bộ quản lý đã đảm nhiệm trên 2 nhiệm kỳ tại một trƣờng THCS nhƣ hiện nay.

Thực hiện bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại cán bộ quản lý phải tuân theo nguyên tắc sau:

+ Khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định phải xem xét để bổ nhiệm lại.

+ Những cán bộ quản lý sau khi đƣợc bổ nhiệm, vì lý do cụ thể nhƣ sức khoẻ không đảm bảo, khơng hồn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc thì lãnh đạo cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh, thay thế kịp thời, không chờ hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm.

+ Điều kiện bổ nhiệm lại là cán bộ quản lý đó hồn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ, bảo đảm tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới, đơn vị có nhu cầu và có đủ sức khoẻ làm việc.

+ Đối với cán bộ quản lý tuổi đời dƣới 5 năm thì đủ tuổi nghỉ hƣu nếu vẫn đáp ứng yêu cầu tốt, thì đƣợc kéo dài thời gian đến tuổi nghỉ hƣu.

+ Trong thời hạn giữ chức vụ nếu cán bộ quản lý có nguyện vọng xin từ chức thì làm đơn báo cáo lãnh đạo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Cán bộ sau khi từ chức sẽ bố trí cơng việc khác.

+ Trong thời gian giữ chức vụ nếu CBQL có sai phạm khuyết điểm, khơng hồn thành nhiệm vụ chƣa đến mức kỷ luật phải cách chức nhƣng khơng cịn đủ uy tín, điều kiện giữ chức vụ thì cơ quan trực tiếp sử dụng cán bộ quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ để bố trí cơng tác khác.

* Quy trình thực hiên. - Lập kế hoạch:

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị ( trƣờng THCS) để xác định vị trí cần bổ nhiệm. Ngƣời đứng đầu, tập thể lănh đạo cơ quan trực tiếp quản lý, dề suất phƣơng án nhân sự, dự kiến phân cơng cơng tác trình cấp có thẩm quyền xem xét. Sau đƣợc lãnh đạo cấp có thẩm quyền đồng ý thì tiến hành thủ tục bổ nhiệm theo trình tự nhƣ sau:

- Tổ chức:

Đối với nguồn nhân sự tại chỗ

+ Tổ chức lấy ý kiến thăm dị tín nhiệm tập thể tại đơn vị ( ít nhất là từ các tổ trƣởng chun mơn trở lên). Phiếu thăm dị tín nhiệm có ý nghĩa quan trọng nhƣng khơng phải là căn cứ duy nhất để quyết định.

+ Tập thể lãnh đạo phòng GD&ĐT xem xét biểu quyết bằng phiếu kín nhất trí, làm văn bản thống nhất với phịng nội vụ.

+ Sau khi có ý kiến thống nhất của phịng Nội vụ, phịng GD&ĐT hồn chỉnh hồ sơ, làm văn bản trình UBND huyện ra quyết định bổ nhiệm.

Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác

+ Gặp cán bộ, công chức, viên chức đƣợc đề nghị xem xét bổ nhiệm trao đổi về yêu cầu, nhiệm vụ công tác.

+ Trao đổi với lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức, viên chức đang công tác về nhu cầu bổ nhiệm cán bộ, tìm hiểu và xác minh lý lịch cán bộ.

+ Thông báo chủ trƣơng, kết quả làm việc với lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức, viên chức công tác.

+ Tập thể lãnh đạo phịng thống nhất (bằng phiếu kín) nhất trí làm văn bản trao đổi, thống nhất với phòng Nội vụ.

+ Sau khi có thống nhất bằng văn bản của phòng nội vụ, phịng GD&ĐT hồn chỉnh hồ sơ, làm tờ trình UBND ra quyết định bổ nhiệm.

+ Phịng GD-ĐT yêu cầu cán bộ quản lý tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chúc vụ theo quy định tại quy chế đánh giá cán bộ.

+ Tập thể đơn vị trƣờng tham gia ý kiến. - Kiểm tra, đánh giá.

Tập thể lãnh đạo nhà trƣờng nhận xét, đánh giá và đề suất ý kiến bổ nhiệm hay khơng bổ nhiệm lại. Đề nghị trƣởng Phịng GD&ĐT, Phịng Nội vụ xem xét trình UBND huyện ra quyết định bổ nhiệm theo phân cấp quản lý.

3.2.3.2. Đối với việc điều động, luân chuyển CBQL. * Mục đích, ý nghĩa

Điều động luân chuyển cán bộ là nhằm rèn luyện, thử thách qua các chức vụ để nâng cao năng lực và uy tín cơng tác đối với cán bộ quản lý cịn trẻ có triển vọng phát triển tốt để giao nhiệm vụ cao hơn.

Điều động, luân chuyển tại các đơn vị trong ngành hoặc cơ quan khác ở địa phƣơng để rèn luyện nâng cao năng lực cán bộ qua thực tiễn công tác. Do yêu cầu công việc phải tăng cƣờng cán bộ hoặc do trình độ, năng lực của cán bộ cần phải bố trí lại chức vụ cơng tác đã đƣợc phân công.

* Yêu cầu điều động, luân chuyển CBQL

- Việc điều động và luân chuyển CBQL phải căn cứ vào yêu cầu cơng tác, nhiệm vụ chính trị, quy hoạch cán bộ nhằm sử dụng có hiệu quả và tạo sự đồng bộ trong cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch đƣợc bồi dƣỡng toàn diện, rèn luyện trong thực tiễn, khắc phục tình trạng khép kín trong tổ chức, từng ngành, từng địa phƣơng.

- Việc điều động, luân chuyển CBQL cần đƣợc tuyển lựa kỹ lƣỡng, nên chọn những cán bộ quản lý có năng lực. Tiến hành điều động cũng phải trên cơsở xây dựng kế hoạch chi tiết, đƣợc lãnh đạo đơn vị thông qua, phải giữ bí mật về thơng tin để bảo đảm triển khai thuận lợi và có hiệu quả.

- Giai đoạn chuẩn bị để thực hiện điều động, luân chuyển cán bộ quản lý rất quan trọng. Nó quyết định tiến trình thực hiện, tạo động lực đối

với cán bộ đáp ứng yêu cầu công việc mà mục tiêu xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL của đơn vị, của ngành và địa phƣơng.

* Quy trình điều động, luân chuyển CBQL

- Lập kế hoạch:

Phòng GD&ĐT tham mƣu cho UBND huyện, xây dựng kế hoạch, biện pháp điều động, luân chuyển cán bộ thuộc phạm vi quản lý của UBND huyện, làm tờ trình đề nghị UBND huyện điều động, luân chuyển cán bộ quản lý.

- Tổ chức:

Sau khi UBND huyện thông qua kế hoạch, phòng GD&ĐT tham mƣu cho UBND huyện điều động luân chuyển từng trƣờng hợp trong từng thời điểm thích hợp. Từng thời điểm, từng đối tƣợng cụ thể đều phải làm tờ trình báo cáo và có ý kiến chỉ đạo của UBND huyện. Trƣớc khi triển khai, cần phải kiểm tra lại thấy khơng cịn vƣớng mắc gì từ cả hai phía (nơi đi và nơi nhận cơng tác) thì mới tiến hành thực hiện.

- Lãnh đạo:

+ Trƣớc khi điều động, luân chuyển Lãnh đạo Phịng GD&ĐT cần gặp gỡ để thơng báo quyết định của UBND huyện, giải thích cho cán bộ rõ về mục đích, yêu cầu điều động, luân chuyển và nhiệm vụ sắp tới, đồng thời lắng nghe ý kiến đề xuất của cán bộ và động viên họ nhận nhiệm vụ.

+ Tham mƣu với UBND huyện ban hành quyết định điều động, luân chuyển và trực tiếp chuyển quyết định đến nơi thực hiện. Trong quyết định phải ghi rõ ngƣời thực hiện và các chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý đƣợc điều động, luân chuyển. Gặp gỡ lãnh đạo đơn vị cũ và đơn vị mới khi ngƣời cán bộ quản lý đi và đến nơi làm việc để tạo ra những ấn tƣợng tốt và khơng khí thuận lợi khi cán bộ mới đến nhận nhiệm vụ.

+ Xử lý các trƣờng hợp vƣớng mắc trong quá trình điều động luân chuyển nhƣ từ chối, không muốn chấp hành quyết định, chần chừ, thoái

thácSau khi sử lý song các khúc mắc, chuyển hồ sơ cán bộ đến cơ quan quản lý mới để theo dõi, đánh giá.

+ Ngồi ra, cần có chế độ, chính sách cho cán bộ quản lý đƣợc điều động, luân chuyển. Ngoài chế độ trợ cấp một lần, phụ cấp thu hút theo quy định của Chính phủ đối với cán bộ quản lý đƣợc điều động, luân chuyển đến cơng tác tại các trƣờng đặc biệt khó khăn. Đầu tƣ xây nhà cơng vụ, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho cán bộ quản lý thực hiện nhiệm vụ điều động, luân chuyển cơng tác xa nhà, xa gia đình.

- Kiểm tra, đánh giá

Hàng năm, vào cuối năm học cần phải tiến hành kiểm tra đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý, giáo viên để có cơ sở lựa chọn bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại hoặc miễn nhiệm cán bộ.

Kiểm tra đánh giá công tác bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ quản lý, rà soát, đối chiếu với quy hoạch cán bộ để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch.

3.2.4. Thực hiện kịp thời, duy trì và bổ sung chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên nói chung, cán bộ quản lý nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện hải hậu tỉnh nam định (Trang 98 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)