1.7. Nội dung quản lý luân chuyển và đề bạt CBQL trường THCS
1.7.2. Đánh giá năng lực đội ngũ CBQL đương chức và các cán bộ có
năng có thể đảm nhận vai trị CBQL trong tương lai
Thực hiện đánh giá năng lực đội ngũ CBQL và các đối tượng được quy hoạch. Tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp để làm cơ sở cho việc sắp xếp, bố trí lại đáp ứng yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo chuẩn về trình độ. Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, đảm bảo mở rộng nguồn giới thiệu và luôn đảm bảo những cán bộ được đưa vào quy hoạch đều được trải qua quá trình tập sự, được đào tạo, bồi dưỡng; tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho lực lượng kế cận trước khi bổ nhiệm. Xây dựng tiêu chuẩn quy hoạch và tiêu chuẩn bổ nhiệm rõ ràng, minh bạch. Trong đó có các tiêu chí về tầm nhìn, tư duy và kỹ năng lãnh đạo. Các tiêu chuẩn này cần được xây dựng khoa học, linh hoạt, cụ thể và phù hợp với thực tiễn. Hạn chế tối đa các tiêu chuẩn cảm tính.
Đồng thời tránh máy móc trong lựa chọn giới thiệu cán bộ quy hoạch. Có cơ chế đột phá trong bố trí và sử dụng nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo cơ bản; tạo điều kiện cho công chức, viên chức trẻ được thăng tiến, đề bạt, bổ
nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý. Thực hiện bổ nhiệm cán bộ thông qua cơ chế thi tuyển công khai, áp dụng đối với các chức danh lãnh đạo quản lý ngành giáo dục đào tạo. Thực hiện gắn việc xếp loại, đánh giá với điều động, luân chuyển cán bộ quản lý, giáo viên. Tiếp tục củng cố và tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên hằng năm. Cho thôi giữ chức hoặc điều động, phân công ở vị trí thấp hơn đối với các cán bộ quản lý khơng hồn thành nhiệm vụ liên tục trong 2 năm. Gắn công tác quy hoạch với công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
1.7.3. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện luân chuyển và đề bạt CBQL các trường THCS trong địa bàn quận, huyện
Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của từng địa phương, cơ quan, đơn vị và của đất nước.
Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ cán bộ; phải gắn với các khâu khác trong công tác cán bộ, bảo đảm sự liên thông quy hoạch của cả đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị và theo nhu cầu của đơn vị, của địa phương.
Ngành GD&ĐT yêu cầu Hiệu trưởng các trường phải xây dựng được quy hoạch CBQL của trường mình và huyện, tỉnh có kế hoạch bồi dưỡng sau khi bổ nhiệm. Tuy nhiên, hình thức và thời gian đào tạo, bồi dưỡng chưa đa dạng, chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động của CBQL các trường học. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng chưa theo kịp với những đổi mới của giáo dục phổ thông, chưa gắn liền với yêu cầu xây dựng một đội ngũ chuẩn hoá, hiện đại hoá phục vụ nhu cầu của sự nghiệp đổi mới. Như vậy, việc quản lí cơng tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL các trường học hiệu quả chưa cao. Nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng chưa trở thành nhu cầu tự thân của mỗi CBQL. Một số
CBQL trường tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng nhằm mục đích tiêu chuẩn hố chứ chưa xuất phát từ nhu cầu công việc hàng ngày, chưa thực sự gắn kết việc đào tạo, bồi dưỡng trong trường lớp với việc tự bồi dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn công tác.