Những nguyên tắc chỉ đạo việc đề xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý việc luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường THCS huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2020 (Trang 71 - 73)

Để đưa ra nguyên tắc chỉ đạo đề xuất các giải pháp tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường THCS, chúng ta phải căn cứ vào những yêu cầu cơ bản có tính định hướng và chủ trương việc tổ chức bổ nhiệm và luân chuyển CBQL trường học trong những năm tới.

3.1.1. Bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ phải đạt mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường học lượng đội ngũ CBQL trường học

Giáo dục THCS giữ vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục THCS, ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị... thì yếu tố cơ bản nhất vẫn là nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường học. Luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý góp phần quan trọng để khắc phục bệnh chủ quan, hẹp hòi, bệnh cục bộ địa phương hướng vào mục đích và lợi ích chung của đất nước, của toàn dân tộc.

Đối với những cơng việc quan trọng, khó khăn, những địa bàn trọng yếu phải phái đến đó những cán bộ có quan hệ khăng khít với quần chúng, có sáng kiến, tinh thần chắc chắn, chí khí vững vàng. Người cũng lưu ý sự cần thiết phải giữ gìn cán bộ. Khi cán bộ không đảm đương được trách nhiệm nữa thì cần phải thay thế hoặc điều cán bộ mới thay cán bộ cũ, phái cán bộ cũ đi nơi khác.

Từ chủ trương chung trên, chúng ta thấy làm tốt công tác luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường THCS trong giai đoạn hiện nay là hết sức đúng đắn và cần thiết. Đối với các THCS trong cùng một huyện làm tốt công tác bổ nhiệm sẽ tạo nên uy tín, trách nhiệm của từng CBQL, tạo thành sức mạnh mới trong từng đơn vị trường học, đây chính là cơ hội để thử thách, tạo điều kiện cho CBQL phát huy hết năng lực cá nhân qua đó phát hiện được những CBQL trẻ, giỏi để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch ở các cấp cao hơn cũng như

là nguồn cán bộ quý của địa phương. Luân chuyển hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (có thể kết hợp với đề bạt, bổ nhiệm ở chức vụ cao hơn) trong một huyện tạo nên sự đột phá, đổi mới trong công tác quản lý, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Giải pháp tổ chức thực hiện bổ nhiệm, luân chuyển CBQL trường THCS phải được đặt trong hệ thống các mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp của toàn bộ chiến lược phát triển GD&ĐT cũng như trong bối cảnh chung của huyện, của tỉnh. Việc đưa ra các giải pháp bổ nhiệm và luân chuyển CBQL trường THCS phải được đặt trong kế hoạch dài hạn về phát triển giáo dục chung của huyện, của tỉnh, của các cấp học. Hơn nữa, các giải pháp đề xuất thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường THCS phải có mối quan hệ biện chứng với nhau, giải pháp này là cơ sở, giải pháp kia là điều kiện... thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau. Tất cả các giải pháp phối hợp thành một hệ thống trong mối liên hệ chặt chẽ nhằm đạt được mục đích cuối cùng: Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, nâng cao chất lượng quản lý trường học để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính nhất quán

Các giải pháp tổ chức thực hiện luân chuyển, bổ nhiệm CBQL trường THCS phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo sự nhất quán từ xác định mục tiêu, mục đích chung đến việc điều tra cơ bản và thực trạng chất lượng của đội ngũ CBQL nhà trường.

Mục đích chung của các giải pháp là góp phần nâng cao chất lượng CBQL, nâng cao chất lượng quản lý trường học để nâng cao chất lượng giáo dục. Do vậy, việc điều tra cơ bản phải tập trung vào đối tượng cụ thể là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THCS của huyện và thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL ấy được thể hiện như thế nào qua năng lực cơng tác, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức… Tất cả phải được thống nhất để đạt được mục đích chính mà luận văn nghiên cứu.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các giải pháp đề ra phải sát hợp với từng nhóm đối tượng, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của từng địa phương. Nói như thế có nghĩa là trong từng nhóm đối tượng như Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng hoặc nhóm cùng độ tuổi hoặc nhóm cùng thâm niên làm công tác quản lý... các giải pháp này phải được xem xét, cân nhắc có phù hợp, tối ưu nhất hay không. Một điều cần lưu ý nữa như đã nói ở phần thực trạng, Hồnh Bồ là huyện miền núi, nhiều xã vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số do vậy khi đưa ra các giải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý việc luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường THCS huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2020 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)