Có các chính sách đãi ngộ hợp lý, tạo mọi điều kiện thuận lợi để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý việc luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường THCS huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2020 (Trang 92 - 94)

3.2. Một số giải pháp thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm CBQL

3.2.6. Có các chính sách đãi ngộ hợp lý, tạo mọi điều kiện thuận lợi để

triển đội ngũ CBQL

3.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp

Quan điểm của Đảng ta “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Để thể hiện điều đó, trong Nghị quyết Trung ương VIII (khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội” [9].

Như vậy, quan điểm trên của Đảng ta đã thể hiện rõ các chính sách ưu tiên ưu đãi, chính sách đầu tư và chính sách tiền lương (cả phụ cấp) cho ngành GDĐT. Đó là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp phát triển GDĐT. Điều đó cũng thể hiện ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ban hành và thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo và cán bộ QLGD.

3.2.6.2. Nội dung và cách tiến hành giải pháp

- Có cơ chế khuyến khích và đãi ngộ CBQL trường học bằng chính sách tiền lương, thăng tiến, đào tạo và phúc lợi để đảm bảo CBQL tận tâm với công việc, đặc biệt là đối với CBQL các trường vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc.

- Đầu tư thoả đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng CBQL các trường học, cần kết hợp đào tạo bồi dưỡng những kiến thức mang tính hàn lâm với tham quan học tập các mơ hình, điển hình tiên tiến. Có chính sách hỗ trợ kinh phí cho CBQL đào tạo nâng cao trình độ học vấn, trình độ chính trị.

- Đầu tư kinh phí, trang bị các phương tiện, điều kiện làm việc cho CBQL các nhà trường theo hướng hiện đại hoá đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

- Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng để việc đánh giá mức độ tiến bộ của các nhà trường gắn với vai trò, trách nhiệm CBQL. Có biện pháp mạnh đối với những CBQL khơng hồn thành nhiệm vụ, có vi phạm ảnh hưởng tới uy tín nhà trường, uy tín của người CBQL.

- Xây dựng các tiêu chuẩn chức danh CBQL trường học và thực hiện tuyển dụng đúng chuẩn để bổ nhiệm CBQL các trường có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong nền kinh tế hội nhập quốc tế. Cụ thể như:

+ Trình độ ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào cơng tác QL và dạy học. + Trình độ ngoại ngữ, hiểu và biết tiếng dân tộc thiểu số.

+ Một số năng lực quản lý ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ. + Phẩm chất đạo đức tác phong.

- Quy định rõ hơn về cơng tác kiểm tra, kiểm sốt thường xun việc tuyển dụng và sử dụng CBQL trường học không đạt chuẩn, nhằm tránh những sai phạm đáng tiếc xảy ra và phản tác dụng trong quản lý giáo dục.

- Giao quyền tự chủ về quản lí tổ chức bộ máy, quản lí ngân sách cho các trường học để nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao hiệu quả quản lí các nhà trường.

Nhà nước cần ban hành chính sách mới về chế độ tiền lương, phụ cấp chức vụ và các loại phụ cấp phù hợp hơn.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Các cấp, các ngành cần phải thật sự quan tâm đến ngành GDĐT; thật sự xem giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu”. Hàng năm, cần ưu tiên nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển con người và phát triển giáo dục.

Cần phải coi quản lý là một nghề và là một nghề đặc biệt. Vì vậy, cần phải có chính sách để thu hút nhân tài, cán bộ giỏi làm nghề quản lý để phát huy tài năng của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý việc luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường THCS huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2020 (Trang 92 - 94)