Thực trạng năng lực đội ngũ CBQL đương chức và các cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý việc luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường THCS huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2020 (Trang 49 - 54)

2.3. Đánh giá thực trạng quản lí luân chuyển và đề bạt cán bộ

2.3.2. Thực trạng năng lực đội ngũ CBQL đương chức và các cán bộ

tiềm năng có thể đảm nhận vai trị CBQL trong tương lai

Công tác CBQL được xem là nhân tố then chốt quyết định chất lượng giáo dục nhà trường. Những năm gần đây có xu hướng trẻ hóa đội ngũ quản lý để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ thiên về tính nhạy bén, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, có trách nhiệm với tập thể, có năng lực chuyên môn khác với trước kia lựa chọn nặng nề về uy tín, về kinh nghiệm và thường là những người có tuổi.

+ Cơ cấu độ tuổi và giới tính

Bảng 2.3: Cơ cấu độ tuổi và giới tính

Giới tính Độ tuổi Cấp học Tổng số CBQL Nam Nữ < 35 <= 45 > 45 TH 28 6 22 8 14 6 THCS 22 15 7 4 12 6 Cộng 50 21 29 12 26 12

Nguồn: Phịng giáo dục và Đào tạo huyện Hồnh Bồ

Kết quả bảng 2.3 cho thấy: về độ tuổi của đội ngũ CBQL trường tiểu học và THCS huyện Hoành Bồ chúng ta thấy hầu hết đội ngũ CBQL đang ở độ tuổi sung sức: từ 35 đến 45 tuổi có 38 người, chiếm tỷ lệ 76%. Đây là lực lượng CBQL được tin cậy nhiều nhất, lực lượng này vừa hăng say công tác lại vững vàng về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý. Họ cũng sẵn sàng tiếp thu cái mới, cải tiến phương pháp làm việc vì vậy đã mang lại hiệu quả quản lý ngày càng cao hơn. Đây chính là sức mạnh, là nịng cốt của đội ngũ CBQL giáo dục huyện Hoành Bồ.

Lực lượng quản lý trẻ dưới 35 tuổi có 12 người, chiếm tỷ lệ 24%. Lực lượng này có tính năng động cao, sáng tạo trong công việc, dám nghĩ, dám làm, có thể làm nên những bước đổi mới có tính đột phá. Đội ngũ CBQL trẻ hăng say, nhiệt tình, nhưng cũng dễ có những việc làm bột phát, có những quyết định khơng chín chắn nên cũng phải chú ý theo dõi, giúp đỡ để họ có

thể tránh được những sai lầm. Trước yêu cầu trẻ hố đội ngũ, ngành giáo dục Hồnh Bồ cần có kế hoạch phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những giáo viên trẻ, có năng lực để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ CBQL trường trường tiểu học và THCS của huyện.

Số CBQL tuổi trên 45 có 12 người, chiếm tỷ lệ 24%. Đây là lực lượng có nhiều kinh nghiệm quản lý nhưng ngại tiếp thu cái mới, hay bảo thủ và chủ quan. Lực lượng CBQL nhiều tuổi cần được quan tâm, động viên thường xuyên và kịp thời để họ tiếp tục đem hết khả năng, kinh nghiệm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục đồng thời dìu dắt lớp trẻ ngày càng vững vàng hơn trong công tác quản lý.

Cấp Tiểu học có 28 CBQL, có 06 CBQL nam, chiếm 21,42%, tỷ lệ thấp do nhiều nguyên nhân, thứ nhất nguồn giáo viên nam dạy cấp tiểu học rất ít, thứ hai phần lớn các giáo viên nam dạy cấp tiểu học thường dạy các môn riêng như họa, nhạc... khơng có đào tạo chính quy dạy tiểu học do vậy việc phát triển cán bộ quản lý là rất khó khăn.

Cấp THCS có 22 CBQL, có 15 CBQL nam, chiếm 68,18%, chiếm tỷ lệ lớn CBQL các trường. Đây là một lợi thế vì CBQL nam rất năng động, sức khỏe tốt, tiếp thu nhanh các ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, đặc biệt có thể đảm nhận nhiệm vụ cơng tác ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện.

+ Thâm niên cơng tác

Qua thống kê thâm niên làm công tác quản lý của cán bộ quản lý các trường tiểu học, THCS, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4: Thâm niên công tác

Thâm niên quản lý Cấp học Tổng số CBQL

< 5 năm < =10 năm > 10 năm

TH 28 5 7 16 THCS 22 1 6 15 Cộng 50 6 13 31

% 100 12 26 62

Kết quả bảng 2.4 cho thấy: số CBQL có thâm niên trên 10 năm là 31 người, chiếm tỷ lệ là 62%. Đây là lực lượng quản lý đã có nhiều năm cơng tác, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và là lực lượng nịng cốt trong cơng tác quản lý ở các trường phổ thơng huyện Hồnh Bồ. Đội ngũ này ngồi việc hồn thành nhiệm vụ, cịn phải có trách nhiệm hướng dẫn, dìu dắt, động viên lực lượng CBQL trẻ và đội ngũ cán bộ nhiều tuổi cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Lực lượng CBQL trẻ có thâm niên quản lý dưới 5 năm có 6 người, chiếm tỷ lệ 12%. Số cán bộ này kinh nghiệm quản lý chưa nhiều nhưng rõ ràng họ là những người có tố chất, mới được đề bạt, rất nhiệt tình, hăng say trong công việc. Nếu được bồi dưỡng, động viên tốt, họ sẽ phát huy hết sức mình và sẽ nhanh chóng trưởng thành.

Lực lượng CBQL từ 5 năm đến 10 năm có 13 người, tỷ lệ 26%. Lực lượng này hết sức năng động, sáng tạo, dễ tiếp thu, ủng hộ những đổi mới, cải tiến trong công tác. Hiện nay trong công tác cán bộ chúng ta đang hết sức chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ trẻ nhằm trẻ hoá đội ngũ CBQL. Những đối tượng này cần được quan tâm để chất lượng đội ngũ CBQL ngày càng cao hơn, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục phổ thơng trong thời kỳ mới.

+ Trình độ chun mơn, quản lý

Qua thống kê trình độ đào tạo, bồi dưỡng chun mơn, trình độ quản lý của cán bộ quản lý các trường tiểu học, THCS, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5: Trình độ chuyên mơn, quản lý

Trình độ chun mơn Trình độ quản lý

(Đào tạo, bồi dưỡng)

Cấp học Tổng số

CBQL

ĐHSP CĐSP THSP QLGD QLNN Chưa qua đào

tạo, bồi dưỡng

TH 28 16 9 3 27 0 01

THCS 22 17 5 0 21 0 01

Cộng 50 33 14 3 48 0 02

% 100 66 28 6 96 0,0 4

Kết quả bảng 2.5 cho thấy:

Trình độ chuyên mơn: với trình độ chun mơn, đội ngũ CBQL các

trường tiểu học và THCS huyện Hoành Bồ 100% đạt chuẩn và trên chuẩn. Đây là một yêu cầu cơ bản, rất quan trọng đối với lực lượng quản lý. Tuy đạt chuẩn nhưng số lượng CBQL ở trình độ trung học sư phạm vẫn cịn 03 đồng chí ở cấp tiểu học, họ cần phải tiếp tục học để nâng cao trình độ, bởi giáo viên được tuyển dụng trong những năm gần đây đều có trình độ cao đẳng hoặc đại học.

Trình độ quản lý: Đa số đội ngũ CBQL trường trường tiểu học và THCS đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục. Trong tổng số 50 người đã có 48 người (chiếm tỷ lệ 96%) được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác quản lý giáo dục, khơng có CBQL nào có trình độ quản lý nhà nước. Thực tế cho thấy những CBQL đạt hiệu quả cao trong công tác, những trường học có thành tích vượt trội thì CBQL đều đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Tuy nhiên, để tăng cường và đổi mới công tác quản lý giáo dục, đội ngũ CBQL trường tiểu học và THCS cần phải thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ chứ không phải chỉ cần qua một lớp bồi dưỡng hoặc đào tạo một lần, một khố là khơng cần đi học nữa. Một bất cập mà bấy lâu nay chúng ta chưa giải quyết được là cán bộ thường được đề bạt, bổ nhiệm rồi mới được cử đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ quản lý. Nguyên nhân chính là do chưa làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường tiểu học và THCS. Bởi nếu có quy hoạch, chúng ta sẽ chuẩn bị được đội ngũ CBQL kế cận, hạn chế tình trạng như hiện nay CBQL vừa làm, vừa học.

Những năm gần đây ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Hoành Bồ hết sức quan tâm đến việc mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL các trường tiểu học và THCS. Phòng Giáo dục và Đào tạo trường thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý theo kế hoạch đã xây dựng hoặc theo các chuyên đề (thường trong dịp hè) cho CBQL trường Tiểu học và THCS.

Việc đánh giá cán bộ quản lý theo chuẩn hiệu trưởng

Hàng năm công tác đánh giá CBQL trường học theo chuẩn hiệu trưởng được phòng Giáo dục và Đào tạo huyện triển khai thực hiện nghiêm túc dựa trên các Thông tư của Bộ giáo dục và Đào tạo về ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng trường THCS. Nội dung đánh giá đối với Phó hiệu trưởng thực hiện theo công văn số Số: 630/BGDĐT-NGCBQLGD V/v hướng dẫn đánh giá, xếp loại Phó hiệu trưởng các trường phổ thơng và Phó giám đốc TT GDTX. Các trường THCS đã thực hiện nghiêm việc đánh giá CBQL theo chuẩn. Xác định đây vừa là một yêu cầu vừa là một nhiệm vụ của các nhà trường về bồi dưỡng, đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực của toàn ngành.

Qua thống kê kết quả đánh giá CBQL theo chuẩn hiệu trưởng từ năm học 2011- 2012 đến năm học 2014-2015 thu được kết quả như sau:

Bảng 2.6: Tổng hợp kết quả đánh giá CBQL trường THCS theo Chuẩn hiệu trưởng

Xuất sắc Khá Trung bình Kém Năm học Số lượng CBQL Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 2011-2012 21 10 47,6 6 28,6 5 23,8 0 2012-2013 20 9 45,0 8 40,0 3 15,0 0 2013-2014 19 12 63,2 5 26,3 2 10,5 0 2014-2015 22 12 54,5 8 36,4 2 9,1 0

Nguồn: Phịng GD&ĐT huyện Hồnh Bồ

Kết quả bảng tổng hợp 2.6 cho thấy: Kết quả đánh giá cho thấy rõ sự tiến bộ của CBQL các cấp học qua từng năm học từ chỗ tỷ lệ CBQL đạt chuẩn được xếp loại ở mức Trung bình tương đối cao (trên 23%) ở năm học 2011- 2012. Đến năm học 2014-2015 cho thấy rõ sự thay đổi tiến bộ, chứng tỏ hiệu quả của bộ đánh giá chuẩn có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ. Tỷ lệ CBQL đạt chuẩn xếp loại Xuất sắc ở các cấp học năm 2014-2015 đều tăng (đạt trên

50%), Tỷ lệ đạt chuẩn xếp loại trung bình năm học 2014-2015 đã giảm đáng kể so với năm học 2011-2012 (giảm từ 23,8% xuống 9,1%). Khơng có CBQL xếp loại Kém (chưa đạt chuẩn). Điều này cho thấy công tác đánh giá CBQL trường học theo chuẩn hiệu trưởng tại huyện Hoành Bồ đã đem lại những kết quả tích cực, chất lượng CBQL được đánh giá ngày một nâng lên. Về quy trình và cách thức tổ chức đánh giá cũng được khoa học, chặt chẽ hơn những năm đầu tiên mới thực hiện.

Kết quả đánh giá CBQL theo chuẩn Hiệu trưởng là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, cơng chức, viên chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý việc luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường THCS huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2020 (Trang 49 - 54)