Vận hành tốt cơ chế lãnh đạo, quản lý đội ngũ CBQL trường học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý việc luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường THCS huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2020 (Trang 73 - 77)

3.2. Một số giải pháp thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm CBQL

3.2.1. Vận hành tốt cơ chế lãnh đạo, quản lý đội ngũ CBQL trường học

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Để làm tốt công tác luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học, cần có sự thống nhất đồng bộ từ Đảng, chính quyền đến từng CBQL ý thứ rõ việc làm thiết thực này.

Nắm vững quy trình luân chuyển, bổ nhiệm để xây dựng và có cơ chế làm việc dân chủ, thơng thống, đúng quy định, đúng đối tượng.

Phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, cá nhân CBQL về tổ chức các hoạt động của nhà trường, trên cơ sở phân định rõ chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của cá nhân, các cấp lãnh đạo, các ngành trong cơng tác quản lý từ đó từng bước khắc phục sự chồng chéo về thẩm quyền, sự bao biện làm thay và không rõ trách nhiệm.

3.2.1.2. Nội dung và cách tiến hành giải pháp

Căn cứ quy định về phân cấp quản lý hiện nay của tỉnh, của huyện, Phòng GD&ĐT chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện. Sở GD&ĐT chỉ đạo trực tiếp về mặt chun mơn. Theo đây thì CBQL trường THCS thuộc sự quản lý trực tiếp của UBND huyện.

Cơ chế lãnh đạo, quản lý nếu được vận hành tốt, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức thực hiện tốt việc luân chuyển và bổ nhiệm CBQL giáo dục nói chung, CBQL trường THCS nói riêng.

Cơ chế ấy được thực hiện cụ thể như sau:

- Tỉnh ủy có chỉ thị, Nghị quyết cụ thể hóa chủ trương của Trung ương về công tác cán bộ để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong toàn tỉnh; tuân thủ nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ.

- Về bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ cũng vậy. Ngay sau khi có các Chỉ thị, Nghị quyết về việc thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã ban hành các quy định về công tác cán bộ: Quy chế đánh giá cán bộ, công chức, quy định quản lý tổ chức và cán bộ, quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo và quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động cán bộ lãnh đạo quản lý. Trên cơ sở quy định của cấp trên, Huyện ủy xây dựng và ban hành các Quy định, hướng dẫn về công tác cán bộ.

Đối với công tác luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ, Huyện ủy đã chỉ đạo, triển khai việc khảo sát cán bộ và xây dựng kế hoạch bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ, có văn bản hướng dẫn thực hiện kế hoạch này đối với các đơn vị trong huyện.

Để lãnh đạo tốt công tác này, Huyện uỷ tiến hành triển khai theo trình tự: Bước 1: Triển khai quán triệt các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của trung ương, của tỉnh và ban hành các quy chế, quy định, hướng dẫn cụ thể cho các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện.

Bước 2: Xây dựng, xét duyệt đề án tổ chức nhân sự gắn với kế hoạch luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo và quản lý.

Bước 3: Thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và luân chuyển cán bộ.

Như vậy, từ chủ trương của Trung ương và của Tỉnh, Huyện uỷ đã ban hành những văn bản chỉ đạo thực hiện theo đúng tinh thần của cấp trên, vận dụng các chủ trương một cách sát thực và phù hợp nhất với tình hình của địa phương.

Có thể thấy đối với huyện Hồnh Bồ cịn có sự chênh lệch về điều kiện kinh tế - xã hội, dân trí giữa các xã thì việc xây dựng kế hoạch luân chuyển, bổ nhiệm CBQL phải thật cụ thể, phù hợp với tình hình chung và đặc điểm riêng của các xã, thị trấn. Nghị quyết triển khai phải đưa ra được nhiệm vụ cụ thể của từng ban, ngành và nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng tích cực của đơng đảo cán bộ, công chức trên địa bàn. Huyện đã xác định phải tuân thủ theo các nguyên tắc trong bổ nhiệm CBQL. Đối với LCCB, không tiến hành ồ ạt mà thực hiện có điểm, có diện trên cơ sở kế hoạch luân chuyển đã được duyệt.

Việc tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên đến toàn thể cán bộ, đảng viên, giáo viên là hết sức cần thiết. Phải làm cho cán bộ, giáo viên trường học hiểu rõ được từ mục đích, yêu cầu của việc luân chuyển và bổ nhiệm CBQL đến phương châm, nguyên tắc và giải pháp đã được đưa ra, đặc biệt là ở góc độ đơn vị mình. Có như vậy mới tạo được sự thống nhất cao về nhận thức, tư tưởng trong toàn Đảng và toàn thể cán bộ, đảng viên, giáo viên. Có thể nói việc thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm CBQL giáo dục đạt kết quả ở mức độ nào tuỳ thuộc rất nhiều vào khâu tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên ở đảng bộ xã, thị trấn và từng đơn vị trường học.

Về mặt chính quyền, trên cơ sở chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo phòng Giáo dục - Đào tạo và Phịng Nội vụ phối hợp tham mưu cơng tác luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học. Với chức năng quản lý của mình, phịng Giáo dục phối hợp với Phòng Nội vụ, Ban Tổ chức Huyện ủy trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng và lập kế hoạch luân chuyển CBQL các trường trên địa bàn trình Ban Thường vụ Huyện ủy phê duyệt. Đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng, kiên quyết xử lý nghiêm minh những cán bộ không chấp hành quyết định trong việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển mà khơng có lý do chính đáng và những cán bộ vì tư tưởng cục bộ, động cơ cá nhân mà cản trở, gây khó khăn, làm giảm uy tín người được điều động tới hoặc lợi dụng việc luân chuyển mà đẩy người khơng hợp với mình đi nơi khác.

3.2.1.3. Những điều kiện thực hiện giải pháp

Để thực hiện giải pháp này đạt kết quả cao cần có quan điểm xuyên suốt, sự ăn khớp trong chỉ đạo, lãnh đạo và phối hợp đồng bộ giữa các cấp lãnh đạo: Huyện ủy, UBND huyện, Ban Tổ chức, phòng Nội vụ, phòng Giáo dục và các trường học trong huyện theo hướng rõ trách nhiệm của mỗi bộ phận và tăng cường phân cấp theo quy định, cấp trên không làm thay cấp dưới. Nếu sự lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp này không tốt sẽ hạn chế rất nhiều tới kết quả, hiệu quả của việc tổ chức thực hiện luân chuyển, bổ nhiệm CBQL trường học.

Trước tiên, phải nói tới quan điểm: Trong điều kiện hiện nay, khi Đảng và Nhà nước đang có chủ trương tăng cường đổi mới và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý thì việc tổ chức thực hiện luân chuyển CBQL giáo dục trở thành vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Cùng với các giải pháp khác thì luân chuyển CBQL trường học là giải pháp tích cực góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ. Vì vậy, cơng tác này phải được coi là nhiệm vụ chung của hệ thống chính trị, trong đó Huyện ủy, UBND huyện trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ huyện và phòng Giáo dục là những cơ quan chuyên môn tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện.

Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quán triệt, học tập những nội dung về luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và đội ngũ giáo viên và CBQL ngành giáo dục để có quan điểm, nhận thức đúng và đầy đủ về công tác luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đúng tới cơng tác giám sát, kiểm tra thực hiện và có chính sách, chế độ hỗ trợ, động viên để cán bộ ln chuyển có động lực phấn đấu thực hiện, hồn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Thực tế cho thấy, địa phương nào lãnh đạo quan tâm chỉ đạo, chăm lo giải quyết tốt chế độ chính sách đối với CBQL trường học, quan tâm tới công tác cán bộ thì việc tổ chức thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ trường học thu được kết quả tốt và chất lượng đội ngũ được nâng lên rõ rệt.

Ngoài ra, huyện và ngành cần xây dựng đề án quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, đánh giá… CBQL trường học một cách thật khoa học, cụ thể và sát thực; Tăng cường đầu tư thích đáng và chăm lo đúng mức cho giáo dục, có như vậy việc tổ chức thực hiện luân chuyển, bổ nhiệm CBQL trường học mới thuận lợi và đạt hiệu quả.

Một điều kiện nữa không thể khơng nhắc đến đó là vấn đề về cơ chế quản lý hiện nay, trong đó trọng tâm là vấn đề phân cấp quản lý. Do không quy định rõ trách nhiệm và thẩm quyền nên một số phịng, ban của huyện chỉ có chức năng phối hợp nhưng lại can thiệp quá sâu vào công tác cán bộ của ngành giáo dục. Chính điều này làm cho ngành khơng chủ động trong việc sắp xếp, bố trí cán bộ, ảnh hưởng đến việc tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học. Muốn thực hiện tốt việc này cần phải thực hiện phân cấp mạnh hơn và quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan liên quan, cơ chế phối hợp từ đó tạo được một cơ chế quản lý rõ ràng, phù hợp giữa các cấp, các ngành có liên quan trong cơng tác tổ chức cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý việc luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường THCS huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2020 (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)