3.2. Một số giải pháp thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm CBQL
3.2.5. Phát huy dân chủ trong bổ nhiệm và luân chuyển CBQL
3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp
Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường “nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những điều Luật Giáo dục qui định theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong các hoạt động của nhà trường” [4]. Thực hiện dân chủ trong nhà trường phát huy được quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, đội ngũ cán bộ, công chức trong nhà trường theo luật định, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức tiến hành giải pháp
Luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học là chủ trương lớn của Đảng, việc này nhà giáo, cán bộ công chức cần được biết, trực tiếp tham gia ý kiến, giám sát kiểm tra thơng qua hình thức dân chủ.
Thứ nhất, công khai tiêu chuẩn CBQL trường học:
Yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay địi hỏi CBQL trường học phải có những tiêu chuẩn mới, ngày càng cao. Tiêu chuẩn đó phải được cơng khai cho tồn thể cán bộ, giáo viên biết. Hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chúng ta đã tiến hành xây dựng được chuẩn ngạch bậc cho giáo viên THCS với những tiêu chuẩn cụ thể bao gồm ba lĩnh vực: Phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị; Kiến thức và Kỹ năng sư phạm. CBQL trước hết phải đạt được những chuẩn đó nhưng với những phẩm chất và năng lực vượt trội, hơn hẳn giáo viên. Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng phải hội tụ được các tiêu chuẩn:
Về phẩm chất: Có lập trường tư tưởng, bản lĩnh, vững vàng, đạo đức tốt, yêu nghề, sống trung thực, mạnh dạn đổi mới, không cơ hội, không tham nhũng, đấu tranh chống tiêu cực, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng đoàn kết, tập hợp nội bộ giáo viên và công nhân viên trong trường, tâm huyết với nghề, nhiệt tình, hăng say cơng tác, năng động, sáng tạo trong cơng việc, có tác phong mẫu mực, có uy tín với tập thể.
Về trình độ: cán bộ quản lý trường THCS phải có trình độ chun mơn là Đại học sư phạm, đã có kinh nghiệm giảng dạy với tay nghề từ khá trở lên, có trình độ chính trị sơ cấp trở lên; nắm vững chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, những chủ trương, chính sách về giáo dục. Nắm vững luật giáo dục, những chủ trương mới của ngành, am hiểu về tình hình kinh tế - chính trị của địa phương.
Về năng lực quản lý: Lập kế hoạch của nhà trường tốt, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao; quản lý tốt các hoạt động dạy và học trong nhà trường; xây dựng, quản lý cơ sở vật chất và thực hiện tốt cơng tác xã hội hố giáo dục.
+ Có phẩm chất đạo đức tốt và được tập thể cán bộ, giáo viên trong trường tín nhiệm.
+ Có năng lực quản lý trường học, nắm vững mục đích u cầu, nội dung, chương trình thuộc cấp học quản lý;
+ Đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD
Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu công tác, người CBQL trường học phải biết ngoại ngữ ở một trình độ nhất định và sử dụng thành thạo máy vi tính. Những yếu tố này giúp CBQL trường học thể hiện rõ được tinh thần đi đầu trong học tập để nâng cao trình độ, sự hiểu biết, tạo phong cách làm việc khoa học, phù hợp với xu hướng giáo dục hiện đại.
Công khai tiêu chuẩn của CBQL và giáo viên để bổ nhiệm làm CBQL trường học là biện pháp tích cực để CBQL, giáo viên thấy rõ trình độ, năng lực
cần phải có để đáp ứng được u cầu cơng tác, cố gắng phấn đấu hoàn thiện bản thân, xứng đáng là CBQL nhà trường, xứng đáng khi được bổ nhiệm CBQL.
Thứ hai, tổ chức cho giáo viên nhận xét và bỏ phiếu tín nhiệm đối với
CBQL nhà trường.
Đây là việc làm định kỳ hàng năm nhưng đôi khi do yêu cầu đột xuất về công tác cán bộ, nhà trường tiến hành cho giáo viên nhận xét và bỏ phiếu tín nhiệm đối với CBQL; có thể kết hợp với việc lấy ý kiến thăm dị, tín nhiệm CBQL kế cận. Thời điểm thực hiện:
- CBQL của trường đã hết thời gian bổ nhiệm, cần tiến hành quy trình bổ nhiệm lại hoặc luân chuyển.
- CBQL do vi phạm kỷ luật hoặc do sức khoẻ yếu, hoặc không đủ năng lực tiếp tục đảm đương nhiệm vụ.
- Nhà trường cần bổ sung, tăng cường CBQL.
- Xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL trường học của huyện.
Để việc nhận xét và lấy phiếu tín nhiệm một cách khách quan, phòng Giáo dục phối hợp với phòng Nội vụ huyện trực tiếp xuống đơn vị làm việc.
Các bước tiến hành như sau:
- Bố trí, tổ chức họp hội đồng nhà trường sao cho có đơng đủ cán bộ, giáo viên, nhân viên tham dự.
- Phòng Nội vụ, phòng Giáo dục nêu rõ mục đích, ý nghĩa của việc nhận xét, bỏ phiếu tín nhiệm CBQL đương chức hoặc giáo viên dự nguồn CBQL kế cận. Phát huy dân chủ của cán bộ, giáo viên; động viên tinh thần, ý thức trách nhiệm của các thành viên trong việc nhận xét, đánh giá, bỏ phiếu tín nhiệm CBQL một cách khách quan, trung thực.
- Phân tích tình hình cụ thể của đơn vị, có thể định hướng, gợi ý một số cán bộ, giáo viên có năng lực ở một vài vị trí cơng tác để cán bộ, giáo viên có sự cân nhắc, lựa chọn.
Lập mẫu phiếu nhận xét, tín nhiệm CBQL:
Mẫu số 2: Số TT/ Họ và tên/ Chức vụ/ Mức độ hoàn thành nhiệm vụ (xuất sắc, hoàn thành, chưa hoàn thành)/ Chiều hướng khả năng phát triển (giảm, giữ mức, tốt hơn).
Tùy mục đích của cơng tác cán bộ mà lựa chọn mẫu phiếu thích hợp. Căn cứ vào kết quả phiếu thăm dị tín nhiệm, kết hợp với đánh giá nhận xét cán bộ thường niên, các cấp lãnh đạo sẽ thấy rõ được uy tín, năng lực của CBQL các trường học. Việc làm này là một động thái tích cực giúp CBQL trường học ln ln trau dồi phẩm chất đạo đức, không ngừng học tập nâng cao chất lượng công tác nhằm xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
Để thực hiện biện pháp này đạt kết quả cao cần có quan điểm xun suốt, trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp lãnh đạo: UBND huyện, Ban Tổ chức, Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo theo hướng rõ trách nhiệm của mỗi cơ quan theo phân cấp, cấp trên không làm thay cấp dưới. Nếu sự lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp này không tốt sẽ hạn chế rất nhiều tới kết quả, hiệu quả của việc tổ chức thực hiện luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ quản lý trường học.
Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quán triệt, học tập những nội dung về công tác cán bộ quản lý ngành giáo dục. để có quan điểm, nhận thức đúng và đầy đủ về luân chuyên, bổ nhiệm cán bộ quản lý. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đúng tới cơng tác giám sát, kiểm tra thực hiện và có chính sách, chế độ hỗ trợ, động viên để cán bộ quản lý được luân chuyển, bổ nhiệm có động lực phấn đấu thực hiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân cơng. Có như vậy thì việc tổ chức thực hiện luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ quản lý trường học mới thu được kết quả tốt và chất lượng đội ngũ mới được nâng lên.
Việc thực hiện biện pháp này cần cả q trình cố gắng khơng phải chỉ của riêng ngành giáo dục mà cần có sự quan tâm, phối hợp của các cấp, các
ngành trong huyện. Hy vọng rằng với nỗ lực chung, việc tổ chức thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý trường học sẽ thu được kết quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường học, nâng cao chất lượng quản lý nhà trường giúp nâng cao chất lượng giáo dục.