Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý việc luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường THCS huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2020 (Trang 94)

Để kiểm chứng tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đã phân tích ở trên, chúng tơi đã lấy ý kiến của cán bộ, công chức Ban Tổ chức Huyện uỷ, Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, CBQL, giáo viên, thuộc 13 trường TH&THCS, THCS trong huyện. Số người hỏi ý kiến là 200 người gồm: Cán bộ, công chức Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện (20 người); Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng 32 trường THCS (50 người); Giáo viên THCS (130 người).

Trong phiếu hỏi chúng tơi có ghi rõ tên 06 giải pháp. Mỗi giải pháp được hỏi về mức độ cần thiết và tính khả thi theo 3 mức độ: Mức độ cần thiết: Rất cần, cần, khơng cần; Tính khả thi: Rất khả thi, khả thi, chưa khả thi.

- Chúng tôi soạn bảng hỏi với nội dung là 06 giải pháp đã đề xuất. Đề nghị các khách thể cho ý kiến về tính cần thiết theo 3 mức độ: Rất cần, cần; không cần và cho ý kiến về tính khả thi của các biện pháp này cũng theo 3 mức độ: Rất khả thi; Khả thi; Chưa khả thi.

- Phát phiếu thăm dò cho 20 cán bộ, cơng chức Ban Tổ chức Huyện uỷ, Phịng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, 50 CBQL và 130 giáo viên các trường THCS thuộc huyện. Hướng dẫn những cán bộ trên hiểu rõ cấu trúc, nội dung và yêu cầu của phiếu thăm dò ý kiến. Trên cơ sở hiểu kỹ các nội dung trên phiếu và nội dung các biện pháp của luận văn, căn cứ vào thực trạng của nhà trường, của ngành giáo dục huyện đưa ra ý kiến đối với 06 giải pháp được đề cập trong luận văn theo 03 mức độ đã được đề cập. Như vậy vấn đề mấu chốt ở đây, đó là người cán bộ được hỏi ý kiến được giới thiệu kỹ về nội dung phiếu lấy ý kiến và nội dung 06 giải pháp từ đó mới đánh giá theo các mức độ, tránh được tình trạng lấy ý kiến ồ ạt hay đánh giá một cách cảm tính, chủ quan mà khơng dựa trên những cơ sở khoa học.

Sau khi thu thập các bảng hỏi đã có ý kiến của các khách thể về các giải pháp luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp Tính cần thiết (%) Tính cần thiết (%)

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết TT Các biện pháp

SL % SL % SL %

1

Vận hành tốt cơ chế lãnh

đạo, quản lý đội ngũ CBQL

trường học

145 72,5 39 19,5 16 8.0

2

Quy hoạch đội ngũ cán bộ

quản lý trường học đáp ứng

yêu cầu nhiệm vụ các địa bàn khác nhau của huyện

167 83,5 21 10,5 12 6,0

3

Tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ quản lý các trường học trực thuộc huyện quản lý

143 71,5 37 18,5 20 10,0

4

Xây dựng kế hoạch luân chuyển, bổ nhiệm CBQL trường THCS giai đoạn 2015-2020

164 82,0 25 12,5 11 5,5

5 Phát huy dân chủ trong bổ

nhiệm và luân chuyển CBQL 139 69,5 45 22,5 16 8,0

6

Có chính sách đãi ngộ hợp lý, tạo mọi điều kiện

thuận lợi để phát triển đội ngũ CBQL

140 70,0 43 21,5 17 8,5

Kết quả bảng 3.1 cho thấy, cả sáu giải pháp đều được các khách thể đánh giá rất cần thiết với tỷ lệ cao từ 69,5% (giải pháp 5) đến 83,5% (giải pháp 2), chỉ có từ 5,5% đến 10,0% ý kiến cho rằng không cần thiết. Đặc biệt là giải pháp 2 và giải pháp 4 tỷ lệ ý kiến rất cần thiết trên 80%. Như vậy có thể khẳng định về tính cần thiết phải thực hiện đồng bộ sáu giải pháp trên.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp Tính khả thi (%) Tính khả thi (%)

Rất khả thi Khả thi không khả thi TT Các biện pháp SL % SL % SL % 1 Vận hành tốt cơ chế lãnh đạo, quản lý đội ngũ CBQL trường học 139 69,5 46 23,0 15 7,5 2

Qui hoạch đội ngũ cán bộ quản lí trường học đáp ứng yêu cầu

nhiệm vụ các địa bàn khác nhau của huyện

163 81,5 27 10,5 20 7,8

3

Tham mưu cho cấp có thẩm

quyền ban hành quy chế bổ

nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển

cán bộ quản lý các trường học

trực thuộc huyện quản lý

190 73,9 45 17,5 22 8,6

4

Xây dựng kế hoạch luân chuyển, bổ nhiệm CBQL trường THCS giai đoạn 2015-2020

215 83,7 30 11,7 12 4,7 5 Phát huy dân chủ trong bổ nhiệm

và luân chuyển CBQL 179 69,6 57 22,2 21 8,2

6

Có chính sách đãi ngộ hợp lý, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển đội ngũ CBQL

175 68,1 59 23,0 23 8,9

Kết quả bảng 3.2 cho thấy: tỷ lệ ý kiến đánh giá rất khả thi của sáu giải pháp trên đạt từ 68,1% đến 83,7% chỉ có từ 4,7% đến 8,9% ý kiến cho rằng không khả thi. Kết quả này làm cho chúng ta thấy hồn tồn n tâm vì việc thực hiện khả thi các giải pháp này là có cơ sở.

Từ căn cứ này, có thể thấy nếu các giải pháp trên được áp dụng trong những điều kiện thuận lợi như đã nói, chắc chắn việc tổ chức thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm CBQL nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, nâng cao chất lượng quản lý trường học từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục huyện Hoành Bồ sẽ đạt được hiệu quả cao.

Tiểu kết Chương 3

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, Tôi mạnh dạn đề xuất 06 giải pháp như trên để việc tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020 đạt chất lượng và hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường học. Để đưa ra nguyên tắc chỉ đạo đề xuất các giải pháp chúng tôi phải căn cứ vào những u cầu cơ bản có tính định hướng và chủ trương việc tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học trong những năm tới. Đó là luân chuyển và bổ nhiệm CBQL phải đạt mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS.

Các giải pháp đưa ra đảm bảo được một số nguyên tắc như tính hệ thống, tính nhất quán và tính thực tiễn. Các giải pháp cụ thể đều được xây dựng trên cấu trúc thống nhất bao gồm: Mục tiêu, Nội dung và cách thưc tiến hành, điều kiện thực hiện giải pháp. Trong 06 giải pháp nêu trên, mỗi giải pháp có một ưu thế riêng, hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường THCS. Tuy nhiên để các giải pháp này phát huy được hiệu quả tối ưu, khi thực hiện cần phải có sự phối hợp đồng bộ các giải pháp trong mối liên hệ chặt chẽ nhằm đạt mục đích cuối cùng: Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện.

Qua kiểm chứng tính cần thiết và khả thi của các giải pháp, kết quả thu được rất khả quan. Đây là cơ sở, là căn cứ để thực hiện các giải pháp luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường THCS. Nếu các giải pháp trên được áp dụng trong những điều kiện thuận lợi, chắc chắn việc tổ chức thực hiện bổ nhiệm và luân chuyển CBQL trường học huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh sẽ thu được kết quả tốt.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu thu được có thể rút ra một số kết luận sau:

1.1. Trong tình hình hiện nay, trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục thì việc

xây dựng đội ngũ CBQL giáo dục có chất lượng là vơ cùng quan trọng. Bổ nhiệm và luân chuyển CBQL trường học là một yêu cầu tất yếu của công tác cán bộ. Thực hiện chủ trương này chính là để đào tạo, rèn luyện, thử thách CBQL, giáo viên dự nguồn CBQL phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm của từng cán bộ, giúp họ trưởng thành trong công tác và cũng có nghĩa là đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường học. Việc đưa ra các giải pháp tổ chức bổ nhiệm và luân chuyển CBQL trong tình hình này là rất phù hợp, có thể coi là khâu đột phá trong công tác tổ chức cán bộ, là cơ sở góp phần đổi mới công tác QLGD và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS.

1.2. Việc tổ chức bổ nhiệm và luân chuyển CBQL trường THCS huyện Hoành

Bồ, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2010 đến nay cịn có những hạn chế. Công tác quản lý cán bộ trong nguồn quy hoạch chưa đi vào nền nếp. Công tác quy hoạch gắn với bổ nhiệm cán bộ còn chưa được thực hiện tốt. Tỷ lệ số lượng người được quy hoạch vào các chức vụ quản lý trường học hàng năm cịn thấp, trung bình chỉ chiếm từ 0,9 đến 1,2 lần số vị trí cán bộ quản lý được giao. Chưa xây dựng được Kế hoạch tổng thể về luân chuyển và bổ nhiệm CBQL theo từng giai đoạn. Số lượng CBQL được đánh giá, xem xét kỹ khi bổ nhiệm cũng như được luân chuyển cịn có mặt hạn chế. Vậy thực trạng như trên cần có những giải pháp cụ thể để khắc phục. Luân chuyển và bổ nhiệm CBQL chưa tốt cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả, chất lượng quản lý giáo dục. Phối hợp thực hiện tốt việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và luân chuyển CBQL trường học sẽ tạo nên sự chuyển biến tích cực làm thay đổi và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường học của huyện.

1.3. Muốn thực hiện tốt việc bổ nhiệm và luân chuyển CBQL trường THCS

- Vận hành tốt cơ chế lãnh đạo, quản lý đội ngũ CBQL trường học

- Qui hoạch đội ngũ cán bộ quản lí trường học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ các địa bàn khác nhau của huyện

- Tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ quản lý các trường học trực thuộc huyện quản lý

- Xây dựng kế hoạch luân chuyển, bổ nhiệm CBQL trường THCS giai đoạn 2015-2020.

- Phát huy dân chủ trong bổ nhiệm và ln chuyển CBQL

- Có các chính sách đãi ngộ hợp lý, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển đội ngũ CBQL

1.4. Các giải pháp tổ chức bổ nhiệm và luân chuyển CBQL trường học huyện

Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đã được thăm dò ý kiến kết quả cho thấy: Các giải pháp rất cần thiết và có tính khả thi cao. Đây chính là cơ sở, là căn cứ để chúng tôi tin tưởng và mạnh dạn đề xuất tham mưu cho các cấp chính quyền tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo

- Cần phối hợp với UBND các Tỉnh để thống nhất chỉ đạo việc phân cấp trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo theo hướng giao quyền quản lý nhân sự cho các cơ quan quản lý giáo dục để ngành giáo dục tự chủ, chủ động trong công tác cán bộ.

- Xây dựng chương trình bồi dưỡng CBQL sát với thực tiễn giáo dục địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới chương trình và sách giáo khoa.

- Chỉ đạo hệ thống các trường sư phạm các tỉnh chủ động tham gia công tác bồi dưỡng CBQL trường học, chú ý đổi mới một số khâu quan trọng như nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả để công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường học đạt được kết quả cao hơn.

2.2. Đối với UBND tỉnh và Sở Giáo dục & Đào tạo Quảng Ninh

- Chỉ đạo tốt việc phân cấp trong công tác cán bộ (theo Nghị định 115/2010/NĐ-CP), công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học trong tồn Tỉnh.

- Có kế hoạch chiến lược về xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường học; quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch dài hạn về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ CBQL trường học.

- Đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, tài chính cho giáo dục; xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với CBQL và giáo viên, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người.

2.3. Đối với Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Ban Tổ chức Huyện uỷ, phòng Nội vụ, phòng Giáo dục và Đào tạo

- Ban Thường vụ Huyện ủy cần sớm ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL các trường học thuộc huyện quản lý.

- UBND huyện quan tâm, tạo điều kiện về kinh phí, thời gian cho CBQL và giáo viên được tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị để nâng cao trình độ, năng lực cơng tác.

- Phịng Giáo dục, phịng Nội vụ huyện cần làm tốt việc đánh giá cán bộ, tham mưu cho chính quyền địa phương trong việc xây dựng kế hoạch và có sự phối hợp, thống nhất trong luân chuyển và bổ nhiệm CBQL thực hiện đầy đủ và đúng các quy trình luân chuyển CBQL.

2.4. Đối với cán bộ quản lý các trường học

- Có ý thức rèn luyện bản thân, tự học, tự rèn để nâng cao trình độ, năng lực, uy tín cơng tác. Lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao làm yếu tố hạt nhân trong việc tự đánh giá và đánh giá cán bộ.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ CBQL kế cận; động viên, khuyến khích giáo viên phấn đấu thành CBQL.

- Chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có sự điều động, phân cơng cơng tác của cấp trên.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày

04/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị (1999), Quyết định số 51-QĐ-TW về việc ban hành quy chế

bổ nhiệm cán bộ, Hà Nội.

3. Bộ GD-ĐT (2010), Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư

số 41/2010/TT-BGDĐT, Hà Nội.

4. Bộ GD&ĐT (2000), Quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường, Hà Nội. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Điều lệ trường Mầm non (2008); Điều

lệ trường tiểu học (2010); Điều lệ trường THCS,THPT và trường phổ thông nhiều cấp học (2012), Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ban

hành quy định chuẩn hiệu trưởng trường mầm non; Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học; Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn

quốc lần thứ VII, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn

quốc lần thứ IX, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Nghị quyết Trung ương VIII (khóa XI), Hà Nội.

10. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình KHQL, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đặng Thành Hưng (2010), "Đặc điểm của quản lý giáo dục và quản lý trường học trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập”, Tạp chí khoa học

12. Đặng Thành Hưng (2010), "Bản chất của quản lí giáo dục”, Tạp chí

Khoa học giáo dục, tháng 9/201, Hà Nội.

13. Huyện ủy Hoành Bồ (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ

XXIII, nhiệm kỳ 2010-2015, Quảng Ninh.

14. Huyện uỷ Hoành Bồ (2014), Quy chế luân chuyển, điều động cán bộ

lãnh đạo, quản lý; Quy chế quản lý tổ chức và cán bộ ban hành kèm theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý việc luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường THCS huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2020 (Trang 94)