1.7. Nội dung quản lý luân chuyển và đề bạt CBQL trường THCS
1.7.4. Đánh giá hiệu quả việc luân chuyển và đề bạt CBQL trường THCS
Công tác luân chuyển cán bộ là khâu đột phá trong công tác cán bộ. Đẩy mạnh việc luân chuyển, vừa thận trọng, giải quyết tốt quan hệ giữa luân chuyển với ổn định và xây dựng đội ngũ cán bộ có chun mơn sâu; vừa coi trọng đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa coi trọng mục đích bồi dưỡng, rèn luyện, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận sẽ đạt hiệu quả trong cơng tác quản lí ở các nhà trường. Q trình thực hiện cơng tác luân chuyển cần với những bước đi thích hợp, làm tốt cơng tác tư tưởng, nêu rõ mục đích, u cầu luân chuyển đối với nơi đi, nơi đến và đối với cán bộ được luân chuyển, đồng thời theo dõi, giúp đỡ, tạo điều kiện cho cán bộ luân chuyển hoàn thành nhiệm vụ.
Luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý không phải là vấn đề mới mà là sự kế thừa, phát triển những quan điểm của Đảng và Bác Hồ về công tác cán bộ. Sở dĩ luân chuyển cán bộ là khâu đột phá bởi vì nếu làm tốt cơng tác ln chuyển cán bộ sẽ thúc đẩy việc đánh giá cán bộ, quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tuy nhiên, luân chuyển cán bộ chỉ có thể trở thành khâu đột phá và phát huy tác dụng tốt khi nó được kết hợp chặt chẽ đồng bộ với các khâu khác của công tác cán bộ. Cán bộ lãnh đạo trong các đơn vị cần được luân chuyển để đảm bảo cơ cấu, số lượng hợp lý, phù hợp với sở trường cán bộ và điều kiện, nhu cầu của các địa phương. Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng đi vào rèn luyện trong thực tiễn, sát cơ sở, bộc lộ tài năng, khắc phục tình trạng khép kín trong từng trường, từng địa phương, tạo nên sự đồng đều về chất lượng CBQL.