2.3. Đánh giá thực trạng quản lí luân chuyển và đề bạt cán bộ
2.3.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý việc luân chuyển và đề bạt
bộ quản lý các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
Qua khảo sát thực trạng quản lý việc luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường THCS, tác giả nhận thấy có những mặt mạnh sau:
2.3.6.1. Những mặt mạnh
- Về năng lực, cơ bản CBQL các trường THCS đã đáp ứng được các công việc hiện tại.
- Ngành GD&ĐT huyện Hoành Bồ tham mưu cho UBND huyện đã xây dựng quy hoạch CBQL của trường học nói chung và trường THCS nói riêng giai đoạn 2015-2020.
- UBND huyện Hồnh Bồ và Phịng GD&ĐT đã chỉ đạo và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ CBQL các trường học của huyện nói chung và các trường THCS nói riêng. Việc tổ chức và thực hiện các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương đã hiệu quả thiết thực đối với việc góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Hồnh Bồ. điều đó được thể hiện qua hiệu quả của việc đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường THCS và việc tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển CBQL trường THCS.
- Việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL trường THCS bước đầu đã có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, động viên khuyến khích đội ngũ CBQL trường THCS nỗ lực lao động, sáng tạo, cống hiến cho ngành, cho địa phương.
- Các trường THCS huyện Hoành Bồ đã sâu sát, kịp thời, đúng trọng tâm, thể hiện sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và ngành GD&ĐT huyện trong việc thực hiện đường lối chiến lược của Đảng, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước.
- Thực hiện phát huy tính dân chủ trong bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ, đảm bảo đúng quy trình bổ nhiệm.
- Làm tốt cơng tác tham mưu cho các cấp có thẩm quyền về quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL các trường học.
- Việc đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển CBQL các trường THCS huyện Hoành Bồ đã được các cấp có thẩm quyền thực hiện theo đúng quy định, đúng thủ tục, có sự phối kết hợp giữa quản lí ngành, quản lí theo lãnh thổ và sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng.
2.3.6.2. Những mặt còn hạn chế
- Về đội ngũ CBQL:
+ Năng lực của đội ngũ CBQL chưa ngang tầm với u cầu nhiệm vụ ln ln đổi mới. Tính chun nghiệp chưa cao, đặc biệt trong việc thực thi công vụ, khả năng tham mưu, đề xuất, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các lĩnh vực còn hạn chế.
+ Trình độ năng lực, kỹ năng điều hành quản lí cịn bất cập. Đa số cịn làm việc dựa trên kinh nghiệm cá nhân, chưa chú trọng công tác dự báo, xây dựng chiến lược và kế hoạch hoạt động, thiếu chủ động sáng tạo. Sự linh hoạt, mạnh dạn trong cơng tác quản lí, khả năng thuyết phục quần chúng còn hạn chế (đặc biệt với huyện miền núi nhiều xã phần lớn là bà con dân tộc sinh sống), phương pháp làm việc chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ.
+ Kiến thức về pháp luật, về tổ chức bộ máy, về quản lí nhân sự và tài chính cịn hạn chế, do đó cịn lúng túng trong thực thi trách nhiệm và thẩm quyền. Việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục trong nhà trường cịn thiếu tính hệ thống, mang tính đối phó, kém hiệu quả.
- Việc đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiễm, luân chuyển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Hồnh Bồ cịn những bất cập cần khắc phục. Kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ ít có tác dụng trong việc động viên, khuyến khích, giáo dục cán bộ. Các tiêu chí đánh giá cịn chung chung, thiếu các tiêu chí đặc thù nghề nghiệp, không dựa vào hiệu quả công việc, chưa căn cứ vào từng vị trí cơng tác, đặc thù từng địa phương, từng trường. Vì vậy, chưa khuyến khích sáng tạo lao động, chưa tạo nên những động lực lớn cho đội ngũ CBQL.
- Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL các trường THCS vẫn còn bộc lộ sự bất hợp lý, chưa thoả đáng, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ và nâng cao hiệu quả sử dụng, khác phục hạn chế, yếu kém.
- Tính dân chủ trong bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ chưa thực hiện đồng bộ, do hạn chế của đội ngũ CBQL, do đặc thù của các trường học trên địa bàn huyện đã tạo nên những vướng mắc, công tác bổ nhiệm và luân chuyển chưa thật khách quan.
2.3.6.3. Nguyên nhân của thực trạng
* Nguyên nhân của những mặt mạnh:
- Có sự thống nhất đồng bộ từ Đảng, chính quyền đến từng CBQL ý thức rõ công tác luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học.
- Các cấp có thẩm quyền nắm vững quy trình luân chuyển, bổ nhiệm để xây dựng và có cơ chế làm việc dân chủ, thơng thống, đúng quy định, đúng đối tượng: Quan tâm đến việc tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong cơng tác cán bộ, trẻ hố đội ngũ CBQL trường THCS theo điều kiện bổ nhiệm của cán bộ hiện nay. Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng gắn liền với cơng tác quy hoạch. Đảm bảo tính kế thừa, phát triển và chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ đơn vị. Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực, trình độ chun mơn, hiệu quả cơng tác.
- Từng bước sắp xếp, điều chỉnh, bố trí hợp lý công tác đối với CBQL các trường học trong huyện; tạo nề nếp thường xuyên trong việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL trường học giữa vùng khó khăn và vùng thuận lợi. Giải quyết tốt mối quan hệ tương quan giữa việc bố trí cơng tác và quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường học.
- Có chính sách ưu đãi đối với CBQL cơng tác ở những vùng đặc biệt khó khăn.
- Đẩy mạnh tính dân chủ trong bổ nhiệm và luân chuyển CBQL, từng bước khắc phục được những mặt tiêu cực, tồn tại.
* Nguyên nhân của những hạn chế
- Việc quản lí cơng tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL các trường THCS hiệu quả chưa cao. Nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng chưa trở thành nhu cầu tự thân của mỗi CBQL. Một số CBQL trường THCS tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng nhằm mục đích tiêu chuẩn hố chứ chưa xuất phát từ nhu cầu công việc hàng ngày, chưa thực sự gắn kết việc đào tạo, bồi dưỡng trong trường lớp với việc tự bồi dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn công tác.
- Đôi khi công tác bổ nhiệm CBQL cịn chưa đúng quy trình.
- Chính sách ưu đãi chưa thỏa đáng với CBQL công tác tại các địa phương trong huyện.
- Chưa đảm bảo nguyên tắc dân chủ trong luân chuyển, bổ nhiệm (thực chất do chưa làm tốt công tác tư tưởng đội ngũ).
- Kế hoạch luân chuyển, bổ nhiệm CBQL trường THCS còn nhiều bất cập.
Tiểu kết Chương 2
Luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ nói chung, luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học nói riêng là một chủ trương đúng đắn, sáng suốt được coi là khâu đột phá của Đảng trong công tác cán bộ. Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi về việc xây dựng nguồn nhân lực để phục vụ công cuộc đổi mới giáo dục và phát triển của huyện Hoành Bồ, chúng tôi nhận thấy chất lượng đội ngũ CBQL các trường THCS cịn có mặt hạn chế. Thực trạng việc tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm CBQL các trường THCS ở huyện Hoành Bồ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL đã thu được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn cịn có mặt hạn chế. Mặc dù vậy, cán bộ quản lý được luân chuyển, bổ nhiệm đã xác định được trách nhiệm của mình, nhanh chóng hội nhập, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Hầu hết đội ngũ CBQL đều nhận thức được tác dụng tốt của công tác luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học. Do vậy, tổ chức thực hiện tốt công tác luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THCS.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP LUÂN CHUYỂN VÀ
BỔ NHIỆM CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG HỌC CƠ SỞ
Ở HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2015-2020