Xây dựng kế hoạch luân chuyển, bổ nhiệm CBQL trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý việc luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường THCS huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2020 (Trang 85 - 88)

3.2. Một số giải pháp thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm CBQL

3.2.4. Xây dựng kế hoạch luân chuyển, bổ nhiệm CBQL trường THCS

đoạn 2015-2020

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch đã được xây dựng và phê duyệt, tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm CBQL các trường THCS một cách chủ động và khoa

học, tạo điều kiện thuận lợi để nhanh chóng ổn định công tác tổ chức bộ máy của các đơn vị, nâng cao chất lượng công tác của CBQL, chất lượng giáo dục của nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung và cách tiến hành giải pháp

Khi xây dựng kế hoạch, trước hết cần phải xác định rõ được mục đích, yêu cầu và mục tiêu của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS. Cán bộ quản lý các trường THCS có vai trị quyết định sự thành công hay thất bại việc thực hiện mục tiêu của nhà trường. Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã đưa ra Nghị quyết về chiến lược cán bộ trong giai đoạn cách mạng mới: “Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức các cấp từ trung ương đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trên lập trường của giai cấp công nhân, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo có sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ”. u cầu đó địi hỏi phải xây dựng được đội ngũ CBQL trường THCS vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt, thích nghi và đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục THCS trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Đội ngũ này phải đảm bảo về số lượng cán bộ theo định mức và cân đối về chất lượng cán bộ giữa các trường trong huyện, chú trọng bồi dưỡng, đề bạt cán bộ trẻ, cán bộ nữ, người địa phương, người dân tộc. Sau khi xác định rõ mục đích, yêu cầu và mục tiêu, căn cứ vào các loại văn bản chỉ đạo của trung ương, của tỉnh và văn bản chỉ đạo cụ thể của huyện về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và luân chuyển CBQL tiến hành xây dựng kế hoạch.

- Số lớp, số học sinh THCS huyện Hoành Bồ hiện nay đều tăng theo từng năm, số trường không tăng thêm, do vậy số lượng CBQL trường THCS cũng đã cơ bản ổn định. Nhìn chung trong cơng tác cán bộ, chỉ bổ nhiệm CBQL cho những đơn vị cịn thiếu hoặc có CBQL nghỉ chế độ hưu, chuyển cơng tác khác. Chính vì vậy, việc tổ chức luân chuyển CBQL trường THCS là cách thức tốt để nâng cao chất lượng CBQL.

- Toàn huyện có 13 trường TH&THCS, THCS với tổng số 50 CBQL. Để triển khai thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và luân chuyển CBQL, chúng ta cần rà soát lại toàn diện, thật kỹ đội ngũ CBQL của từng trường trong huyện. Chú ý đặc điểm, điều kiện riêng của mỗi địa phương, nhất là ở các xã miền núi, xã đặc biệt khó khăn. Có thể thực hiện các bước như sau:

+ Sắp xếp, kiện toàn bộ máy các trường.

+ Có kế hoạch khảo sát, rà soát lại quy hoạch cán bộ.

+ Tiến hành nhận xét, đánh giá cán bộ theo quy định để phân loại CBQL. + Lập danh sách cán bộ theo mẫu (có thể theo mẫu sau) và báo cáo về UBND huyện:

Số TT/ Họ và tên/ ngày, tháng, năm sinh/ Nam, nữ/ Dân tộc/ Quê qn/ Trú qn/ Ngày vào Đảng/ Ngày chính thức/ Trình độ VH, trình độ CMNV, LLCT/ Chức vụ hiện nay/ Dự kiến chức vụ 2015 - 2020/ Nhận xét mặt mạnh, mặt yếu/ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng/ Ghi chú.

Đối với bổ nhiệm, cần nêu rõ thời gian cán bộ giữ chức vụ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn,... ở đơn vị bao lâu. Đối với luân chuyển, chú ý đối tượng CBQL ở độ tuổi dưới 40 đối với nữ, dưới 45 tuổi đối với nam. Trước khi điều động, luân chuyển cán bộ, cấp quản lý cán bộ phải bàn bạc kỹ lưỡng với các đơn vị có liên quan về cách làm cụ thể, tính tốn thời gian thích hợp để tạo sự thống nhất cao đối với từng cán bộ được luân chuyển và với đơn vị nơi cán bộ đi, nơi cán bộ đến (trừ những trường hợp thật cần thiết, do yêu cầu nhiệm vụ cấp có thẩm quyền xem xét quyết định).

+ Dự kiến số CBQL được bổ nhiệm.

+ Dự kiến một số vị trí CBQL sẽ được luân chuyển. Dự kiến thời gian thực hiện luân chuyển đối với từng cán bộ

+ Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tổng kết rút kinh nghiệm.

Để việc thực hiện kế hoạch đạt kết quả tốt, cần có sự chỉ đạo cụ thể của Huyện ủy, UBND huyện; có sự phối hợp tốt giữa Ban Tổ chức Huyện ủy, phòng GD&ĐT và phòng Nội vụ trong việc triển khai nhiệm vụ.

3.2.4.4. Những điều kiện thực hiện giải pháp

Xây dựng một số chính sách ưu đãi của địa phương đối với cán bộ, nhà giáo, tạo điều kiện thuận lợi để CBQL nhà trường phát huy năng lực phục vụ sự nghiệp giáo dục và đào tạo cũng như các nhiệm vụ chính trị khác tại địa phương. Phối kết hợp chặt chẽ Cấp ủy, Chính quyền địa phương để nắm bắt nhu cầu và nguyện vọng của địa phương cũng như của đội ngũ CBQL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý việc luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường THCS huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2020 (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)