2.3. Đánh giá thực trạng quản lí luân chuyển và đề bạt cán bộ
2.3.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác luân chuyển và
CBQL trường THCS trên địa bàn huyện
2.3.5.1. Các biện pháp bố trí nguồn lực và tổ chức bộ máy
Về nguồn lực con người, có thể nói nhờ làm tốt công tác đánh giá nhận xét cán bộ, giáo viên và công tác quy hoạch CBQL giáo dục. Trong những năm qua, nguồn CBQL được chuẩn bị tương đối đảm bảo chất lượng phục vụ tốt cho công tác bổ nhiệm và luân chuyển CBQL giáo dục.
Về nguồn lực tài chính, do đặc điểm huyện Hồnh Bồ là một huyện miền núi, kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, huyện chưa tự cân đối được thu- chi mà chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách được Tỉnh cấp.
Về tổ chức bộ máy, huyện đã thường xuyên rà sốt biên chế và tổ chức bộ máy, có sự đánh giá sát tình hình, dự báo diễn biến và chủ động có biện pháp điều chỉnh kịp thời khi có sự biến động về CBQL (nghỉ hưu, chuyển công tác, miễn nhiệm...). Trong những năm qua, Huyện đã luôn dành một số biên chế CBQL để phục vụ cơng tác ln chuyển, bố trí cán bộ giúp cho công tác luân chuyên luôn chủ động và không gặp khó khăn về biên chế.
Tuy nhiên, hiện nay cịn có một bộ phận CBQL tuổi trên 50, chất lượng cơng việc trung bình, nhưng chưa đủ các điều kiện để giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi, bộ phận này đang chiếm một số biên chế CBQL nhất định, gây ra một sự trì trệ nhất định trong cơng việc nhưng chưa thể bố trí, sắp xếp để thay thế bằng những cán bộ trẻ, có năng lực cơng tác, có phẩm chất đạo đức đã được quy hoạch cán bộ, quản lý. Ngành giáo dục chưa xây dựng được Kế hoạch tổng thể về luân chuyển CBQL theo từng giai đoạn, trong đó có những nhóm biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và huy động các nguồn lực tài chính phục vụ cơng tác LCCB nói chung, CBQL giáo dục nói riêng.
2.3.5.2. Công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá việc luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý
Đối với cấp trên, kiểm tra giúp cho lãnh đạo biết cán bộ bên dưới thực hiện công việc được giao đến đâu, có đúng kế hoạch khơng, trong q trình thực hiện cơng việc được giao đó có sai sót điều gì khơng?... Nếu cán bộ bên dưới đi sai đường lối, sai chủ trương, có sai lầm về nhiệm vụ thì kịp thời chỉ đạo, uốn nắn. Ngược lại, thơng qua kiểm tra mà biết chủ trương, đường lối có chính xác khơng. Như vậy kiểm tra cán bộ thực chất là làm cho đường lối, chủ trương của Đảng được thực hiện và hồn thiện hơn.
Về phía người cán bộ, sự kiểm tra của cấp trên chính là giúp họ nhìn thấy những ưu điểm và thành tích để phấn khởi, tin tưởng tiến lên. Ngược lại, kịp thời phát hiện và khắc phục những sai lầm, khuyết điểm trong q trình cơng tác, giúp cho họ khơng bị trượt vào những khuyết điểm trầm trọng hơn.
Cơng tác ln chuyển và bổ nhiệm cán bộ có thể phát huy tác dụng tốt nhưng cũng có thể gây ra hậu quả xấu đối với bản thân cán bộ được luân chuyển,
bổ nhiệm và đơn vị, địa phương có cán bộ luân chuyển, bổ nhiệm. Do vậy cơng tác kiểm tra, đánh giá có một vai trị hết sức quan trọng trong công tác luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ. Nhận thức rõ nội dung trên, trong 5 năm qua (2010- 2014) các cấp quản lý của huyện đã tiến hành 02 cuộc kiểm tra về công tác luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ, trong quá trình kiểm tra đã phát hiện và kịp thời điều chỉnh đối với một số đơn vị thực hiện chưa đúng quy trình cũng như trách nhiệm tham gia về công tác luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ. Qua các cuộc kiểm tra, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện cơ bản có đủ thơng tin đánh giá được kết quả công tác luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ quản lý ngành giáo dục và kết quả công tác của bản thân cán bộ luân chuyển, bổ nhiệm.
Tuy nhiên, có thể thấy cơng tác kiểm tra, giám sát và đánh giá qua thực tế triển khai đã bộc lộ một số hạn chế. Số các cuộc kiểm tra cịn ít so với yêu cầu, nội dung kiểm tra thường được lồng ghép với những nội dung khác, chỉ tập trung vào một số nội dung trọng tâm như: việc phát huy dân chủ, việc tuân thủ quy trình, khâu quy hoạch cán bộ, kết quả công tác điều hành của cán bộ được luân chuyển, quy trình bổ nhiệm cán bộ...mà chưa quan tâm đến các nội dung: trách nhiệm của chính quyền địa phương, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo nơi có cán bộ luân chuyền, bổ nhiệm, công tác thi, đua khen thưởng, công tác thực hiện chế độ đối với cán bộ luân chuyển như ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, ưu tiên bố trí sắp xếp...
Việc kiểm tra, giám sát và đánh giá trong công tác luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ có một vai trị hết sức quan trọng. Thơng qua kiểm tra, giám sát, đánh giá sẽ thấy được mặt tích cực và cả những tồn tại hạn chế. Từ đó có sự rút kinh nghiệm, điều chỉnh trong khâu tổ chức thực hiện và chỉ đạo trong thời gian tiếp theo.
2.3.5.3. Việc xây dựng và thực hiện các chính sách cán bộ phục vụ luân chuyển và đề bạt CBQL trường THCS trên địa bàn huyện
Do đặc thù của huyện, nên ngoài những chế độ do Trung ương và Tỉnh Quảng Ninh quy định, huyện chưa xây dựng và thực hiện được chính sách đặc thù như: phụ cấp về nhà ở, hỗ trợ đi lại, phụ cấp công vụ... đối với CBQL ngành giáo
dục được luân chuyển. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến công tác luân chuyển và đề bạt CBQL trường THCS trên địa bàn. CBQL chưa thật sự yên tâm công tác khi chế độ chính sách chưa đảm bảo được nhu cầu cuộc sống của người lao động.
Tôi đã sử dụng mẫu 6 - Phiếu thăm dò ý kiến về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học để xin ý kiến đánh giá thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến công tác luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học. Số người hỏi ý kiến là 102 người gồm: Cán bộ, cơng chức Ban Tổ chức Huyện uỷ, Phịng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện (22 người); Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 32 trường mầm non, tiểu học, THCS (80 người), kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.9: Kết quả khảo nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến công tác luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học
Kết quả khảo nghiệm
Có ảnh hưởng Không ảnh hưởng
STT Các yếu tố
Số lượng % Số lượng %
1 Công tác đánh giá cán bộ quản lý 95 91,14 7 6,86
2 Công tác quy hoạch cán bộ quản lý 99 97,06 3 2,94
3 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý 102 100 0 0,00
4 Chính sách cán bộ 78 76,47 24 23,53
5 Những điều kiện kinh tế - xã hội
ở địa phương 70 68,63 32 31,37
Kết quả bảng 2.9 cho thấy: Đa số người được hỏi đồng ý 05 yếu tố trên có ảnh hưởng đến cơng tác ln chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý trường học. Trong đó có những yếu tố được đánh giá ảnh hưởng ở mức độ cao như: Công tác đánh giá cán bộ quản lý; Công tác quy hoạch cán bộ quản lý, trong đó đặc biệt yếu tố Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý có 100% ý kiến đánh giá có ảnh hưởng đến cơng tác ln chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học. Ảnh hưởng thấp hơn đến công tác luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học là những yếu tố: Chính sách cán bộ (có 76,47% ý kiến có ảnh hưởng), Những điều kiện kinh tế-xã hội ở địa phương (68,63 ý kiến đánh giá có ảnh hưởng).