1.2.1 .Quản lý
1.2.5. Hoạt động dạy học, hoạt động dạy học người lớn
1.2.5.1. Hoạt động dạy học
Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là một trong những con đường để thực hiện được mục đích giáo dục. Quá trình dạy học được tổ chức trong nhà trường bằng phương pháp sư phạm đặc biệt nhằm trang bị cho người học hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Dạy học được tạo bởi sự tương tác trực tiếp giữa thầy và trò, giữa người học với nhau, giữa dạy học với xã hội; là sự thống nhất chặt chẽ giữa hoạt động dạy và học. Thầy và trò vừa là chủ thể, vừa là đối tác trong dạy học. Hơn nữa, trong dạy học, ngoài sự tương tác giữa các chủ thể hoạt động, bản thân nó cịn chịu sự tương tác của nhiều tác nhân cùng lúc như: tác nhân nhận thức, tác nhân văn hoá, tác nhân tâm lý hay tác
nhân xã hội…
Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh trong đó dưới tác động chủ đạo ( tổ chức, điều khiển ) của giáo viên học sinh tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhằm thực
Hoạt động dạy có chức năng tổ chức các dạng hoạt động học cho học sinh tham gia, qua tham gia các dạng hoạt động học khác nhau, người học tiếp cận với đối tượng học và lĩnh hội được nội dung học tập theo mục tiêu đặt ra. Hơn nữa, hoạt động dạy là một loại hoạt động thực tiễn của con người. Nó nảy sinh, hình thành và phát triển trong xã hội lồi người. Hoạt động dạy có chức năng thực hiện cơ chế di sản xã hội ở người. Chức năng này thể hiện vai trò quan trọng của hoạt động dạy đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi người vì cơ chế di truyền và cơ chế di sản xã hội là hai giá đỡ đảm bảo
cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Hoạt động học có chức năng tái tạo các giá trị của xã hội loài người trong mỗi cá nhân. Nó thực hiện chức năng di sản xã hội ở người. Trong khi hoạt động, người học tiếp thu những kinh nghiệm xã hội - lịch sử của loài người, tạo ra năng lực hoạt động để có thể tiếp tục duy trì sự tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, để hoạt động học có hiệu quả, người học phải tích cực tham gia các phương thức hoạt động ( như nhận thức, xã hội, văn hoá, liên nhân cách), tiếp cận đối tượng học ( nội dung tài liệu học ) và chuyển hoá chúng từ cái khách quan thành các giá trị chủ quan trong bản thân người học.
Dạy học tồn tại như một hệ thống toàn vẹn, thống nhất, biện chứng, gồm nhiều tầng bậc với các mối quan hệ đan xen, các thành tố là một hệ thống độc lập tương đối nhưng giữa chúng có mối liên hệ theo chiều tầng bậc dọc, ngang đan xen với nhau, mỗi thành tố có vị trí xác định, có chức năng riêng, vận động theo quy luật riêng, đồng thời tuân theo những quy luật chung của toàn hệ thống, sự vận động và phát triển của quá trình dạy học là kết quả của quá trình tác động biện chứng giữa các nhân tố, kết quả dạy học là kết quả phát triển tổng hợp của tồn hệ thống. Trong 8 thành tố của q trình dạy học thì có thể thấy nội dung, hoạt động của thầy, hoạt động của trò là 3 thành tố quan trọng trong hệ thống. Các thành tố có mối quan hệ mật thiết với nhau theo kiểu cộng tác, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quá trình dạy học. Tuy vậy,
hoạt động dạy và học vẫn có mục đích riêng, nội dung, phươnng pháp và chức năng riêng. và chức năng riêng.
Sự khác biệt Hoạt động Dạy Hoạt động Học
Mục đích
Điều khiển hoạt động học để phát triển tâm lý học viên. Giúp học viên nắm vững kiến thức, hình thành các kỹ năng hoạt động và thái độ cần thiết.
Mục đích là tiếp thu lĩnh hội tri thức, các kỹ năng để hình thành những thái độ cần thiết.
Chức năng
Có chức năng kép: vừa truyền đạt tri thức, vừa điều khiển hoạt động học tập của học viên
Có hai chức năng thống nhất với nhau: lĩnh hội tiếp thu kiến thức và tự điều khiển bản thân trong quá trình học tập.
Nội dung
Theo chương trình hiện hành đã quy định.
- Các khái niệm khoa học. - Cấu trúc lơ gíc của các khái niệm đó.
- Hiểu các khái niệm khoa học. - Vận dụng kiến thức ( biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá ) - Sáng tạo. Phương pháp Phương pháp nhà trường: phương pháp tổ chức nhận thức, điều khiển, thực hành… Sử dụng nhiều phương pháp: học trên lớp, học ở nhà và đặc biệt là tự học, tự nghiên cứu tài liệu.
Như vậy, sự vận động và phát triển của quá trình dạy học là kết quả của quá trình tác động biện chứng giữa các nhân tố, kết quả dạy học là kết quả tổng hợp của mối quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống.
1.2.5.2. Hoạt động dạy học người lớn
Khác so với dạy học sinh hay sinh viên, hoạt động dạy học người lớn với nhiệm vụ quan trọng là người dạy phải hướng vào người học - đã lớn tuổi và có kin nghiệm cuộc sống cũng như trong cơng việc. Vì vậy điều cốt yếu ở đây là phải manh lại yếu tố ham học cho người học bởi họ đi học bên cạnh muốn tìm hiểu sâu hơn về lý thuyết thì họ cịn có nhu cầu trải nghiệm thực tế. Dạy học người lớn bao gồm những yếu tố sau:
a. Nhu cầu cần biết: học viên trưởng thành cần biết tại sao họ cần phải
học và những ích lợi thu được trước khi tham gia một khóa học/huấn luyện; trong khi trẻ con khơng có lựa chọn này mà bị/phải đi học mặc dù không biết là học để làm gì. Một trong những nhiệm vụ của giảng viên, do đó, là giúp
cho học viên nhận thức được nhu cầu cần học mơn học đó là gì, tối thiểu cũng
phải chỉ ra được giá trị của việc học nhằm gia tăng mức hữu hiệu trong việc làm hay để cải thiện phẩm chất của đời sống. Một phương thức hữu hiệu khác để nâng cao sự nhận thức này là qua những hoạt động mô phỏng theo thực tế cho học viên thấy được khoảng cách giữa hiện tại và tương lai họ muốn nhắm tới. Học viên cần phải theo một khóa huấn luyện nâng cao nghiệp vụ, và sau khi thực hiện bản tự đánh giá họ nhận thức rõ ràng những ưu và khuyết điểm mà hiện tại họ đang có, và những gì cần có.
b. Học viên (trưởng thành) có khả năng tự-nhận thức (self-concept) là họ có trách nhiệm đối với những quyết định do họ chọn lựa về cuộc đời của mình, và khả năng tự-nhận thức này dẫn đến khả năng tự-định hướng, cho nên họ khơng thích kẻ khác áp đặt chương trình huấn luyện hay học tập này nọ. Đây là một điều rất quan trọng cần phải lưu ý khi "người thầy" bắt đầu "dạy" cho họ. Xin mở một dấu ngoặc ở đây là khi học viên bước vào một lớp học, họ vẫn có thái độ và kinh nghiệm quá khứ thụ động của học sinh, ngay cả
giảng viên cũng vậy, và vơ hình trung thái độ này làm cho việc học trở nên khó khăn hơn. Do đó, giảng viên phải làm cách nào để học viên cảm thấy họ là một bộ phận của tiến trình học tập tích cực này và sự chuyển tiếp từ học sinh thụ động sang học viên tích cực trở nên dễ dàng hơn.
c. Vai trò của kinh nghiệm của học viên. Học viên vào lớp mang theo với họ đủ mọi loại kinh nghiệm mà họ đã tích lũy. Ưu điểm của kinh nghiệm trong việc học là sự đối chiếu giữa thực tế (đã trải qua) và lý thuyết, giúp cho học viên có những giây phút "phản tỉnh" (À há, đúng là như vậy hay không phải như vậy). Đây là một ưu điểm nhưng cũng đồng thời là khuyết điểm, vì khi thu thập kinh nghiệm ta có khuynh hướng biến những kinh nghiệm này thành thói quen, định kiến, và tiên kiến trong tâm trí đến nỗi ta tự đóng cửa tâm trí của mình lại trước những ý tưởng, hay cách suy nghĩ mới. Một điểm quan trọng tế nhị nữa của vai trò của kinh nghiệm đối với học viên là kinh nghiệm đã đúc kết nên cá tính tự ngã của họ (self-identity). Thành thử khi giảng dạy cho người lớn, nếu kinh nghiệm của họ bị bỏ qua hay đánh giá nhẹ, thì họ sẽ cảm thấy bị xúc phạm.
d. Tình trạng sẵn sàng đi học. Học viên đi học vì họ đã sẵn sàng đi học để biết những điều cần biết hầu có thể ứng phó hữu hiệu hơn với những hồn cảnh thực ngồi đời. Nói một cách khác học viên là những người muốn học, chứ khơng bị bắt buộc phải học. Thí dụ, một nhân viên cần phải học thêm vài chứng chỉ để có thể thăng tiến nghề nghiệp, hay phụ huynh trẻ có con đến tuổi dậy thì cần học cách dạy con như thế nào.
đ. Khuynh hướng học chú trọng vào chính mình hay chú trọng vào vấn đề (self-centered, or problem-centered). Học viên khác với học sinh ở chỗ học sinh học chú trọng vào mơn học, cịn học viên chú trọng vào những vấn đề họ gặp phải trong đời thật và học cách ứng xử với chúng. Điểm quan trọng là khi học những kiến thức mới, hiểu biết, kỹ năng và giá trị mới, mức độ thu nhận của học viên hữu hiệu hơn, tốt hơn khi những kiến thức này được trình bày trong bối cảnh thực tế. Một thí dụ điển hình là chương trình giảm nạn mù chữ
tại Mỹ trong những năm gần đây-theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Viện Nghiên cứu về Đọc và Viết có 32 triệu người Mỹ, chiếm 14%, không biết đọc, biết viết và làm tính-đã thất bại thê thảm vì học viên bỏ cuộc. Kiểm tra lại người ta mới thấy là bản ngữ vựng dùng trong những chương trình tiêu chuẩn này khơng phải là những chữ học viên dùng hàng ngày mà là những từ vựng cao siêu ở đâu đó. Khi những sai lầm này được điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp và liên quan với đời thường của học viên thì kết quả cũng khác đi.
e. Động lực. Mặc dù học viên tham dự một khóa học vì những yếu tố ngoại tại như để thăng chức, tăng lương, đổi nghề tốt hơn, v.v., nhưng động lực mạnh nhất vẫn là những động lực nội tại như sự thỏa mãn trong cơng việc, nâng cao lịng tự tin, gia tăng chất lượng của cuộc sống, v.v. Kết quả nghiên
cứu của Tough (1979) cho thấy tất cả những người trưởng thành bình thường
đều có động lực để tiếp tục làm cho họ phát triển và lớn mạnh; nhưng động lực này vẫn thường bị cản trở bởi tư tưởng tiêu cực như là thiếu khả năng, thiếu cơ hội, thiếu thì giờ, v.v.