1.2.1 .Quản lý
1.4. Nội dung quản lý hoạt động dạy học các lớp bồi dưỡng cán bộ QLGD ở
1.4.2. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại các lớp bồi dưỡng cán
cán bộ QLGD
Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thực chất là quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình bồi dưỡng, quản lý việc thực hiện kế hoạch, cải tiến phương pháp bồi dưỡng, quản lý các hoạt động chuyên môn, hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên bao gồm:
Việc xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn và giảng viên.
- Xây dựng kế hoạch và xác định mục tiêu giảng dạy của mỗi giảng viên, của tổ chuyên môn trên cơ sở yêu cầu chung của công tác giáo dục và yêu cầu riêng của từng chương trình bồi dưỡng, căn cứ vào nhiệm vụ năm học, tình hình cụ thể của nhà trường để đề ra kế hoạch phù hợp.
Chủ nhiệm khoa cán bộ quản lý phải là người hướng dẫn giảng viên quy trình xây dựng kế hoạch, giúp họ biết xác định mục tiêu đúng đắn và biết tìm ra các biện pháp để thực hiện các mục tiêu đó. Giúp cá nhân xác định phương hướng, nhiệm vụ, các chỉ tiêu phấn đấu về các mặt hoạt động như giảng dạy lý thuyết, tổ chức thực hành, tổ chức tham quan thực tế, hội thảo, thảo luận, các biện pháp đảm bảo thực hiện kế hoạch.
Việc phân công giảng dạy cho giảng viên:
Phân công việc giảng dạy cho giảng viên thực chất là công tác tổ chức cán bộ và công tác chuyên môn. Nếu hiệu trưởng nắm vững chất lượng đội ngũ, hiểu được mặt mạnh, mặt yếu, sở trường, nguyện vọng, hồn cảnh gia đình… thì giáo viên khi được phân công thực hiện nhiệm vụ họ sẽ tự tin, có trách nhiệm hơn, có sự cố gắng để khẳng định mình trong tập thể sư phạm
nhà trường.
Phân công giảng viên đúng với khả năng sẽ đem lại kết quả tốt, chính vì vậy, hiệu trưởng nhà trường phải biết lắng nghe nguyện vọng của giảng viên và lựa chọn cân nhắc kỹ lưỡng trước khi phân công nhiệm vụ để phát huy hết khả năng của đội ngũ giảng viên. Việc phân cơng giảng dạy cịn xuất
phát từ quyền lợi học tập của học viên, việc phân công giảng dạy cần chú ý tới khối lượng công việc của từng cá nhân sao cho hợp lý nhất là đối với
những giảng viên làm công tác kiêm nhiệm.
Công tác chuẩn bị giờ lên lớp của giảng viên:
Chủ nhiệm khoa Cán bộ quản lý có trách nhiệm hướng dẫn giảng viên lập kế hoạch soạn bài, phổ biến những yêu cầu của việc chuẩn bị bài giảng, qui định chất lượng một bài soạn đối với từng thể loại bài. Có kế hoạch mua sắm đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo, các phương tiện kỹ thuật phục vụ giảng dạy cho giảng viên. Thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị bài của giáo viên thông qua việc soạn giáo án trước khi giảng viên bước lên lớp giảng dạy.
Thường xuyên cùng tổ chuyên môn kiểm tra bài soạn của giảng viên, nhất là những giảng viên trẻ để nắm được thơng tin về việc thực hiện chương trình, nội dung bài soạn và thông qua việc dự giờ trên lớp để đánh giá kết quả của việc chuẩn bị. Sau khi kiểm tra phải tổ chức rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn để cải tiến việc soạn bài, lên lớp có kết quả.
Quản lý giảng viên thực hiện chương trình dạy học.
Chương trình dạy học là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, người giảng viên phải thực hiện nghiêm chỉnh, khơng cắt xén, thêm bớt làm sai lệch chương trình dạy học.
Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng cùng với các phó hiệu trưởng xây dựng các công cụ để quản lý theo dõi việc thực hiện chương trình dạy của giảng viên thông qua các loại hồ sơ, sổ đầu bài của các lớp, lịch kiểm tra hàng tháng, lịch thi cuối học kỳ, sổ dự giờ thăm lớp. Theo dõi giảng viên thực hiện thời khóa biểu, xây dựng các biểu mẫu báo cáo hàng tuần, tháng, học kỳ và việc thực hiện ngày giờ công, dạy thay, của giáo viên trong việc thực hiện tiến độ chương trình theo phân phối chương trình qui định.
Chỉ đạo tổ chuyên môn thảo luận, bàn bạc về những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giảng dạy những năm học trước và những vấn đề đổi mới, cập
nhật theo nội dung, chương trình để thống nhất thực hiện trong năm học, đảm bảo cân đối những hoạt động để cho giáo viên thực hiện hết chương trình dạy học.
Giờ lên lớp của giảng viên giữ vai trò quyết định đến chất lượng dạy học. Việc soạn bài và chuẩn bị những thiết bị cần thiết cho giờ lên lớp của giảng viên chỉ đem lại hiệu quả cao khi giảng viên thực hiện thành công trên lớp. Ngoài việc thực hiện những ý đồ đã chuẩn bị, giảng viên cịn phải linh hoạt giải quyết những tình huống xảy ra sao cho hồn tất những công việc đã chuẩn bị.
Thông qua kế hoạch dự giờ thăm lớp, hiệu trưởng nắm bắt được thông tin giảng dạy của giảng viên và thông tin phản hồi của học viên trong học tập. Vì vậy để quản lý giờ dạy của giảng viên trên lớp đạt hiệu quả, hiệu trưởng tổ chức công tác dự giờ và phân tích giờ dạy của giáo viên cùng với các lực lượng chuyên mơn khác trong nhà trường tham gia với nhiều hình thức khác nhau: tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm, tổ chức các giờ dạy tốt, nhằm quản lý được chất lượng dạy học trên lớp của giảng viên.
Quản lý các loại hồ sơ chuyên môn, tổ chức các chuyên đề, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giảng viên với các nội dung:
+ Dự giờ, thăm lớp, hướng dẫn soạn bài.
+ Tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp, sinh hoạt tổ. + Tổ chức các buổi thảo luận, hội thảo, phổ biến áp dụng SKKN. + Phân công giảng viên giúp đỡ giáo viên mới, giáo viên trẻ.
Tạo mọi điều kiện về tinh thần và vật chất cho giảng viên tự học, dự các lớp bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề chuẩn hoá và trên chuẩn.
Như vậy, quản lý các hoạt động của giảng viên để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học, xây dựng tập thể sư phạm thành một tập thể vững mạnh, đoàn kết, gương mẫu và hợp tác, tương trợ, tạo thành một phong trào thi đua phấn đấu liên tục trong nhà trường để hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học.
Quản lý quá trình dạy học bao gồm rất nhiều những nội dung khác nhau nhưng chúng ta nhận thức rõ được rằng: quản lý quá trình dạy học là quá trình người hiệu trưởng hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra hoạt động dạy học của giảng viên nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Trong công tác quản lý nhà trường quản lý hoạt động dạy học của người hiệu trưởng là hoạt động cơ bản, nó chiếm rất nhiều thời gian và công sức của người hiệu trưởng.
- Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên:
+ Kiểm tra toàn diện một giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ; việc thực hiện quy chế chuyên môn, ý thức trách nhiệm; kết quả giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục khác.
+ Kiểm tra hoạt động giảng dạy trên lớp của giảng viên, từ khâu chuẩn bị, lên lớp, dự giờ, đánh giá kết quả giảng dạy, xếp loại giờ dạy theo quy định. + Kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ, nhóm chun mơn về cơng tác quản lí, hồ sơ, nền nếp chun mơn, chất lượng dạy học của tổ, nhóm chun mơn và công tác chỉ đạo các hoạt động học tập của học viên.