1.2.1 .Quản lý
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học các lớp bồi dưỡng cán bộ QLGD ở
QLGD ở trường CĐSP Nam Định
2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động dạy học các lớp bồi dưỡng động dạy học các lớp bồi dưỡng
Từ thực tế trên tác giả đã khảo sát trên 20 giảng viên đang trực tiếp giảng dạy tại khoa bồi dưỡng nhà giáo và CBQL GD về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động dạy học các lớp bồi dưỡng CBQLGD cho thấy như sau:
Bảng 2.7. Bảng đánh giá nhận thức của GV về tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học ở Trường CĐSP Nam Định
STT Khách thể Nội dung Giảng viên Số lượng Tỉ lệ % 1 Rất quan trọng 11 55% 2 Quan trọng 8 40% 3 Ít quan trọng 1 5% 4 Không quan trọng 0 0% Nhận xét :
Qua kết quả khảo sát, điều tra có thể đánh giá nhận thức của đội ngũ giảng viên về tầm quan trọng của hoạt động dạy học trong nhà trường là quan trọng nhưng biểu hiện nhận thức của giảng viên chưa đồng nhất nhau. -Có tới 11 giảng viên cho rằng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường rất quan trọng chiếm tới hơn 50% điều đó cũng có nghĩa là những giảng viên đó nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động dạy trong nhà trường, họ cho rằng hoạt động dạy học quyết định việc thực hiện mục tiêu giáo dục và đảm bảo chất lượng do nhà trường đặt ra.
-Phần lớn ý kiến cho rằng quản lý hoạt động dạy học quan trọng nhưng quản lý hoạt động học của học viên quan trọng hơn vì học viên là trung tâm trong quá trình dạy học, chủ động, tích cực trong học tập, người thầy đóng vai trị hướng dẫn. Như vậy phần lớn giáo viên này chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của hoạt động dạy học, vì hoạt động dạy học bao gồm cả hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò liên quan mật thiết với nhau, phối hợp hài hòa với nhau mới đạt được kết quả tốt.
-5 % còn lại chưa thật sự nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động dạy học, họ cho rằng hoạt động chuyên môn quan trọng. Như vậy vẫn còn giảng viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động dạy học trong nhà trường vì nó quyết định cho sự phát triển của nhà trường đồng thời quyết định cho mục tiêu giáo dục của trường đặt ra.
2.3.2. Thực trạng quản lý công tác lập kế hoạch hoạt động dạy học các lớp bồi dưỡng cán bộ QLGD bồi dưỡng cán bộ QLGD
Trên thực tế kế hoạch hoạt động bồi dưỡng các lớp CBQL GD cấp mầm non và phổ thông tại trường CĐSP Nam Định hàng năm đều trình kế hoạch vào đầu mỗi năm học cho Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Nam Định. Từ kế hoạch đó khoa Bồi dưỡng nhà giáo và CBQL GD có nhiệm vụ phân bổ để đào tạo. Cụ thể là cấp CBQLGD mầm non hàng năm đều tổ chức khóa bồi dưỡng vào đầu năm khoảng từ tháng 3 cho tới tháng 6. Còn cấp Tiểu học và THCS thì cứ 2 năm luân phiên tổ chức bồi dưỡng một lần cụ thể từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Trên cơ sở lịch như vậy, Sở Giáo dục Đào tạo Nam Định sẽ gửi giấy triệu tập tới từng huyện, từng đơn vị để cử CBQLGD đi bồi dưỡng.
2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy các lớp bồi dưỡng cán bộ QLGD QLGD
Khâu lên lớp, tổ chức, điều khiển học viên thực hiện mục tiêu bài học của người giảng viên giữ vai trò quyết định chất lượng của q trình dạy học, cịn việc soạn bài, chuẩn bị bài, các điều kiện, các phương tiện phục vụ cho
cơng đoạn lên lớp chỉ có hiệu quả, có ý nghĩa khi người giảng viên thực hiện tốt tiết dạy trên lớp (thực chất là giảng viên tổ chức, chỉ đạo, điều khiển người học nỗ lực, tích cực, tự học, chiếm lĩnh kiến thức).
Nhà quản lý khơng giữ vai trị trực tiếp quyết định chất lượng lên lớp của giảng viên nhưng gián tiếp tác động đến hiệu quả giờ lên lớp của giảng viên giống như ảnh hưởng của người chỉ huy dàn nhạc tới mỗi nhạc cơng. Vì vậy, hiệu trưởng một mặt phát huy năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm của từng giáo viên, mặt khác cần có những biện pháp tác động gián tiếp tới giờ lên lớp của giảng viên như:
- Tổ chức cho giảng viên học tập, nghiên cứu nắm vững yêu cầu, nội dung tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại tiết dạy của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Kiểm tra kế hoạch dạy học đối chiếu với phiếu báo giảng, thời khoá biểu. - Theo dõi, kiểm tra nền nếp lên, xuống lớp.
- Thường xuyên thăm lớp, dự giờ có báo trước và dự giờ đột xuất.
Quản lý hoạt động dạy học qua một giờ lên lớp cần chú ý đến những nội dung chủ yếu sau:
+ Về chương trình giảng dạy.
Thực hiện đúng chương trình theo phân phối chương của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Về nội dung giảng dạy.
Đảm bảo nội dung cơ bản của chuyên đề, truyền đạt được nội dung phù hợp với khả năng của người học.
+ Về phương pháp giảng dạy.
Có thể nói phương pháp giảng dạy góp phần quyết định đến chất lượng giờ dạy. Đây là chìa khố thành cơng cho mỗi tiết dạy. Vì vậy giảng viên cần nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy, tích cực vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại. Giáo viên là người chủ đạo hướng dẫn, học viên là người chủ động chiếm lĩnh kiến
thức; thường xuyên tăng cường kỹ năng thực hành, thảo luận, hội thảo, nghiên cứu thực tế giáo dục cho học viên.
+ Về đồ dùng, thiết bị dạy học.
Giảng viên phải chuẩn bị đầy đủ và chu đáo các đồ dùng, phương tiện, thiết
bị dạy học trong một tiết học một cách chu đáo, an toàn.
Bảng 2.8. Thực trạng quản lý giờ lên lớp của giảng viên
TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt TB Yếu SL % SL % SL % 1 Thực hiện nghiêm túc nền nếp dạy học
(ra vào lớp đúng giờ)
20 100 0 0 o 0
2 Truyền đạt kiến thức chính xác, khoa học, trọng tâm
18 90 1 5 1 5
3 Gây hứng thú, phát huy tính sáng tạo, chủ động của người học.
15 75 3 15 2 10
4 Cải tiến phương pháp, sử dụng, kết hợp tốt phương tiện dạy học
16 80 2 10 2 10
5 Hướng dẫn học viên chuẩn bị các câu hỏi thảo luận, hội thảo.
17 85 2 10 1 5
Nhận xét:
Qua khảo sát, 100% giảng viên nhất trí với các nội dung chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
- Thực hiện nghiêm túc nền nếp dạy học (ra vào lớp đúng giờ), được 20/20 giáo viên được thăm dị có ý kiến nhất trí.
Mặc dù vậy cơng tác quản lý giờ lên lớp của giảng viên vẫn còn một số hạn chế. Hiệu trưởng chưa tạo được môi trường sư phạm lành mạnh nhất để giáo viên tự tin giảng dạy đạt kết quả cao nhất. Ngoài ra việc dự giờ, tổng kết,
rút kinh nghiệm giao phó cho phó hiệu trưởng chỉ đạo chun mơn và trưởng khoa CBQL
Cơng tác chuẩn bị giờ dạy của giảng viên có vai trị rất quan trọng, thực tiễn giảng dạy trong nhà trường cho thấy, giảng viên nào có ý thức chuẩn bị bài tốt (soạn bài, chuẩn bị các điều kiện giảng dạy, cập nhật kiến thức thực tiễn…) thì chất lượng giảng dạy của giảng viên đó sẽ tốt hơn. Ý thức được tầm quan trọng của việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giảng viên, nhà trường ngay từ đầu năm học đã quán triệt các văn bản chỉ đạo hoạt động dạy học trong nhà trường.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát, xin ý kiến 20 giảng viên đang trực
tiếp giảng dạy về việc quản lý soạn bài, chuẩn bị bài trước khi lên lớp của giảng viên trong trường và tổng hợp được kết quả như sau:
Bảng 2.9. Thực trạng QL việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp
TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt TB Yếu SL % SL % SL % 1
Bài soạn đúng theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở GD&ĐT quy định.
20 100 0 0 0,0
2
Nghiên cứu kỹ nội dung cơ bản và những kiến thức có liên quan tới chuyên đề dạy, cập nhật các văn bản mới.
17 85 3 15 0,0
3
Bài soạn phải thể hiện được kiến thức trọng tâm và rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho học viên.
4
Đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học viên.
13 65 5 25 2 10
5
Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học cần thiết cho mỗi chuyên đề bồi dưỡng.
14 70 3 15 3 15
Nhận xét:
Nhìn bảng thống kê kết quả khảo sát trên ta thấy: 100% giảng viên đều nhất trí với các biện pháp của hiệu trưởng đề ra nhằm quản lý tốt công tác soạn bài và chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
- Bài soạn đúng theo phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT được 20/20 giáo viên thực hiện tốt chiếm 100%.
- Bài soạn phải thể hiện được kiến thức trọng tâm và rèn luyện các kỹ năng cần thiết 15/20 giáo viên chú trọng.
- Nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy và những kiến thức có liên quan, tham khảo thêm tài liệu là rất cần thiết, giúp cho bài giảng của giảng viên thêm sinh động. Tuy nhiên có tới 03 giáo viên chưa có thời gian ln cập nhật những văn bản mới do họ dạy thêm quá nhiều. Trên thực tế dạy đối tượng là CBQL giáo dục thì các văn bản thơng tư, cơng văn phải ln được cập nhật thì bài dạy của mình mới phong phú và sâu sắc.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung bài học và hợp lý với đối tượng học viên; chuẩn bị tốt phương tiện và đồ dùng dạy học cũng được nhiều giáo viên tán thành. Bên cạnh đó cịn 06 giáo viên khơng biết và chưa sử dụng phương tiên dạy học và giảng dạy, đôi khi khiến cho bài học tẻ nhạt và nhàm chán.
Tuy nhiên trong những năm qua việc quản lý khâu soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giảng viên cịn có nhiều hạn chế. Hiệu trưởng chỉ đạo việc
soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giảng viên tích cực nhưng một bộ phận giảng viên cố gắng ở mức độ chưa cao.
2.3.4. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học viên lớp bồi dưỡng cán bộ QLGD bộ QLGD
Quản lý quá trình học tập của học viên là một khâu không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Nội dung quản lý việc học tập của học viên bao gồm:
- Quản lý thực hiện nền nếp học tập như đi học đầy đủ, đến lớp đúng giờ, chuẩn bị kỹ lưỡng bài ở nhà, sách vở, dụng cụ học tập đầy đủ, hăng hái tham gia xây dựng bài.
- Quản lý chất lượng học tập của học viên thông qua chỉ đạo thực hiện đúng quy chế về chế độ cho điểm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Quản lý việc học tập ở nhà của học viên thơng qua đánh giá tình hình chuẩn bị bài và làm bài tập ở nhà hoặc thăm ký túc xá của học viên.
- Quản lý chất lượng học tập của học viên bằng biện pháp tổ chức thi theo quy định của chương trình bồi dưỡng, đảm bảo công bằng, khách quan.
- Thực hiện đánh giá, phân loại chính xác kết quả học tập và rèn luyện của học viên, có cơ sở để đánh giá thi đua khi kết thúc đợt bồi dưỡng.
* Quản lý hoạt động học tập trên lớp, nền nếp học tập của học viên
Hiệu trưởng nhà trường đã quan tâm chỉ đạo giáo dục nền nếp, tinh thần, thái độ giúp cho học viên có động lực học tập đúng đắn, có tính trung thực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện. Có được nền nếp như vậy, hiệu trưởng nhà trường đã phối kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong và ngồi nhà trường như: Phịng Giáo vụ, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm lớp, ban cán sự lớp, hiệu trưởng các trường đã xây dựng được tiêu chí để động viên, khen thưởng và phê bình học viên trong học tập, rèn luyện.
Ngay từ đầu các khoá học bồi dưỡng, học viên đã được giáo vụ khoa, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn về xây dựng kế hoạch học tập cho mỗi người
học. Quán triệt nền nếp học tập trên lớp, thời gian ra vào lớp, tinh thần, thái độ học tập, chấp hành nội quy, quy định của trường.
Mặc dù vậy, việc quản lý hoạt động học tập của học viên cũng còn nhiều tồn tại. Một số học viên chưa chú ý học tập và rèn luyện, thực hiện nền nếp chưa tốt. Một số học viên còn trốn học, bỏ học giữa giờ gây nên tâm lý ức chế cho cả giảng viên và học viên.
* Quản lý việc chuẩn bị làm bài tập, thảo luận, hội thảo trước khi lên lớp.
Chất lượng giờ lên lớp đạt hiệu quả cao thì cơng việc chuẩn bị bài ở nhà là hết sức quan trọng. Nhưng để quản lý tốt cơng việc này địi hỏi người hiệu trưởng phải có các cách quản lý phù hợp như giáo dục tinh thần, thái độ; nền nếp học tập; giáo dục về phương pháp tự học, tự nghiên cứu...
Hiệu trưởng các trường rất chú trọng đến công tác giáo dục nền nếp học, đa số các học viên xây dựng được kế hoạch học tập ở nhà, rèn luyện tư duy sáng tạo, bồi dưỡng ý chí vươn lên, năng lực tự học, tự nghiên cứu.
Tuy nhiên quản lý hoạt động học tập và làm bài ở nhà cịn gặp rất nhiều khó khăn vì hoạt động diễn ra tại nhà, chủ yếu là dựa vào tính tự giác của người học. Tinh thần, thái độ ở một số bộ phận học viên chưa tốt, cịn có những biểu hiện chủ quan. Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn còn lúng túng
2.3.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên học viên
Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học viên là khâu quan trọng trong hoạt động dạy học, kết quả học tập của học viên phản ánh khá đầy đủ và trung thực việc giảng dạy của giáo viên. Kiểm tra - đánh giá có tác động thúc đẩy quá trình học tập của học viên. Đối với các cấp quản lý, lãnh đạo nhà trường và ngành giáo dục - đào tạo, kiểm tra- đánh giá là biện pháp để đánh giá hiệu quả và chất lượng đào tạo. Đó là cơ sở để xem xét những chủ trương, chính sách, phương hướng nhiệm vụ giáo dục đã đề ra và xây dựng chiến lược
giáo dục về mục tiêu, về xây dựng đội ngũ giáo viên, về vấn đề đổi mới nội
dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học, v.v...
Vì vậy, kiểm tra - đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là một khâu quan trọng, không thể tách rời trong hoạt động dạy học ở các trường Cán bộ quản lý nói riêng và các loại hình nhà trường nói chung.
Để tìm hiểu về thực trạng quản lý cơng tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học viên, chúng tôi tiến hành khảo sát, xin ý kiến và thống kê được kết quả như sau: (Đối tượng điều tra là 20 giảng viên đang trực tiếp giảng dạy các
chuyên đề bồi dưỡng trong nhà trường)
Bảng 2.10. Thực trạng QL việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập
TT Các nội dung chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá học sinh.
Mức độ thực hiện
Tốt TB Yếu
SL % SL % SL %
1 Quy định cụ thể về kiểm tra -
đánh giá học viên. 20 100 0 0 3,4
2 Đảm bảo tính bí mật trong việc ra
đề kiểm tra. 20 100 0 0 0
3
Nội dung kiểm tra phải phù hợp với yêu cầu chung của chương trình