1.2.1 .Quản lý
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học các lớp bồi dưỡng cán bộ quản
3.2.2. Cải tiến xây dựng và phát triển chương trình bồi dưỡng đáp ứng yêu
cầu thực tiễn của giáo dục đào tạo của tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay
3.2.2.1. Mục tiêu
Thực hiện nội dung chương trình bồi dưỡng là yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ, giảng viên; Có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cán bộ, giảng viên hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ theo đúng quy chế chuyên môn, nhằm đạt chất lượng và hiệu quả công tác; Đồng thời, giúp người quản lý kiểm tra, đánh giá được kết quả và chất lượng bồi dưỡng của giảng viên, kết quả và chất lượng học tập, tiếp thu của học viên. Vì vậy, với những yêu cầu mới đối với giáo dục đào tạo của tỉnh Nam Định trong giai đoạn phát triển là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa – giáo dục của khu vực nam đồng bằng sơng Hồng hiện nay địi hỏi nhà trường cần quan tâm cải tiến quản lý xây dựng và phát triển chương trình bồi dưỡng sao cho phù hợp và đáp ứng với yêu cầu thực tế.
3.2.2.2. Nội dung
Rà soát lại chương trình bồi dưỡng CBQLGD được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc nhằm bổ sung, điều chỉnh chương trình bồi dưỡng cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và thực tiễn giáo dục tại Nam Định. Số tiết của các chuyên đề cũng có sự thay đổi phù hợp với đặc điểm của từng bậc học, cấp học.
Các nội dung chương trình cần được lồng ghép, bổ sung kịp thời trên cơ sở nắm bắt những thay đổi, những điều chỉnh của Bộ GD&ĐT về nội dung chương trình của các cấp học, bậc học kể cả những tiêu chuẩn, những quy định mới của ngành trong công tác cán bộ, công tác chỉ đạo dạy và học.
Những đổi mới, những cải cách trong công tác quản lý nhà nước, trong đó có quản lý nhà nước về GD&ĐT, những thay đổi về Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường, các số liệu về các vấn đề xã hội đã được công bố; các quy định về chuẩn hiệu trưởng, chuẩn giáo viên các cấp học, ngành học... thường xuyên được bổ sung, cập nhật vào bài giảng.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện
Những năm trước đây, trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD & ĐT ban hành theo quyết định số 3481/GD&ĐT ngày 11/11/1997, căn cứ thực tiễn quản lý giáo dục ở địa phương và tham khảo các chương trình tại một số cơ sở bồi dưỡng, Sở GD&ĐT Nam Định đã chỉ đạo, phối hợp với Trường CĐSP của tỉnh trực tiếp là Khoa bồi dưỡng nhà giáo và CBQLGD xây dựng được một chương trình chi tiết cụ thể cho từng đối tượng.
Nội dung chương trình gồm hệ thống những kiến thức về Nhà nước, quản lí Nhà nước, quản lí Nhà nước về giáo dục, các kỹ năng, nghiệp vụ quản lý, các nội dung lý luận về nhân cách người quản lý, người Hiệu trưởng nhà trường, nghiên cứu khoa học giáo dục, thực tế quản lý - những nội dung giúp người quản lí nắm được các nguyên tắc trong quản lí, phù hợp với tình hình kinh tế- chính trị- xã hội của đất nước, trong đó có các kiến thức về quản
lí giáo dục, hình thành và nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ quản lý, phát triển nhân cách người CBQL nhà trường...
Việc rà soát lại chương trình đều được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc nhằm bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và thực tiễn giáo dục tại Nam Định. Số tiết của các chuyên đề cũng có sự thay đổi phù hợp với đặc điểm của từng bậc học, cấp học. Các nội dung chương trình cịn được lồng ghép, bổ sung kịp thời trên cơ sở nắm bắt những thay đổi, những điều chỉnh của Bộ GD&ĐT về nội dung chương trình của các cấp học, bậc học kể cả những tiêu chuẩn, những quy định mới của ngành trong công tác cán bộ, công tác chỉ đạo dạy và học.
Những đổi mới, những cải cách trong công tác quản lý nhà nước, trong đó có quản lý nhà nước về GD&ĐT, những thay đổi về Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường, các số liệu về các vấn đề xã hội đã được công bố; các quy định về chuẩn hiệu trưởng, chuẩn giáo viên các cấp học, ngành học... thường xuyên được bổ sung, cập nhật vào bài giảng.
Hàng năm, trong từng khóa học, Khoa đã mời được các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên của Sở Giáo dục và đào tạo trực tiếp báo cáo một số chuyên đề cập nhật thơng tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình giáo dục và quản lý giáo dục của địa phương... giúp các đồng chí học viên là cán bộ QLGD có cái nhìn tồn diện và thiết thực hơn trong công tác QLGD.
Bên cạnh những chuyên đề ở phần nội dung cơ bản, khi thực hiện chương trình, Trung tâm cịn linh hoạt bổ sung thêm một số hoạt động tạo nên sự gắn kết, gần gũi giữa các học viên với nhau, giữa thầy và trò, tăng cường kỹ năng giao tiếp của người quản lý như tổ chức cho học viên một số buổi học khiêu vũ quốc tế; tổ chức các hoạt động giao lưu nhằm nâng cao kỹ năng sinh hoạt tập thể...
Đổi mới nội dung đào tạo và bồi dưỡng CBQLGD sát với đối tượng và mục tiêu đào tạo theo hướng làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng và những vấn đề mới nảy sinh của thực
tiễn trong nước và quốc tế. Cập nhật, bổ sung kiến thức thực tiễn, kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng và phương pháp xử lý tình huống ở địa phương; chú trọng rèn luyện năng lực tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học, tăng cường kỹ năng giao tiếp, trau rồi đạo dức lối sống theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Đẩy mạnh đổi mới phương pháp đào tạo và bồi dưỡng CBQLGD theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học; biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, chủ yếu là trang bị cách học cho người học. Sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học, khai thác nguồn tư liệu trên mạng Internet và các nguồn tư liệu tiên tiến trên thế giới. Tiếp cận với phương pháp hướng dẫn học tập bằng Online hoặc E-Learninh. Tăng cường hội thảo và thực tế công tác QLGD ở các cơ sở giáo dục điển hình (trong nước và các nước cùng khu vực).
Xây dựng các hình thức học tập phù hợp với điều kiện của học viên CBQLGD hiện tại theo hướng đa dạng hố loại hình đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho học viên tích luỹ kiến thức (chia đợt, đào tạo theo hệ thống tín chỉ …).
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
Thông qua phiên họp hội đồng sư phạm, chủ nhiệm Khoa đánh giá kế
hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học trước và triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cho năm học mới. Trên cơ sở nắm bắt thông tin chung và kết quả của năm học trước.
- Trưởng khoa hàng tuần, hàng tháng và nhất là đầu năm học có cuộc họp về kế hoạch chun mơn để giúp giảng viên xây dựng kế hoạch đảm bảo tính khả thi với từng mơn học, từng chuyên đề trong năm học đó.
- Cơng bố cơng khai trước giảng viên để thực hiện đúng theo kế hoạch và yêu cầu giáo viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc tổ chức, thực hiện kế hoạch đã xây dựng.