Thực trạng hoạt động giảng dạy của giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tại trường cao đẳng sư phạm nam định (Trang 54 - 56)

1.2.1 .Quản lý

2.2. Thực trạng hoạt động dạy học các lớp bồi dưỡng cán bộ QLGD ở trường

2.2.1. Thực trạng hoạt động giảng dạy của giảng viên

2.2.1.1.Thực trạng chuẩn bị hoạt động giảng dạy của giảng viên

Như trên đã trình bày, với lực lượng giảng viên trong khoa và ngoài khoa cùng tham gia công tác bồi dưỡng CBQLGD, thì khoa nhận thấy lực lượng giảng viên đã và đang dần hồn thiện hơn nữa nâng cao trình độ chun mơn.

Để tìm hiểu về thực trạng cơng tác soạn giáo án và chuẩn bị đồ dùng và thiết bị của giảng viên trước khi lên lớp chúng tôi tiến hành lập bảng điều tra, xin ý kiến (đối tượng là giảng viên đang trực tiếp giảng các lớp bồi dưỡng trong nhà trường được điều tra) và thống kê được kết quả sau:

Bảng 2.2. Thực trạng việc soạn giáo án, chuẩn bị thiết bị dạy học của GV

TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt TB Yếu SL % SL % SL % 1 Đúng phân phối chương trình của

Bộ Giáo dục & Đào tạo.

20 100 0 0,0 0 0,0

2 Nghiên cứu kỹ nội dung các chuyên đề giảng dạy.

18 90 1 5 1 5

3 Thể hiện đầy đủ nội dung, cấu trúc hợp lý

20 100 0 0 0 0

4 Có câu hỏi thảo luận, bài tập tình huống dành cho từng chuyên đề bồi dưỡng, từng đối tượng bồi dưỡng.

18 90 1 5 1 5

5 Chuẩn bị đồ dùng & thiết bị dạy học đầy đủ, chu đáo.

16 80 3 15 1 5

Nhận xét:

Hầu hết giảng viên được điều tra cho rằng công việc soạn giáo án phải đúng theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành.

Việc nghiên cứu kỹ nội dung các chuyên đề trước khi soạn bài cũng được nhiều giáo viên quan tâm và thực hiện tốt (18/20 = 90%).

Giáo án được soạn giảng phải rõ ràng, chi tiết đủ nội dung, cấu trúc hợp lý, cập nhật kiến thức mới mức độ thực hiện tốt là 20/20 = 100%.

Trong giáo án giảng viên cũng thể hiện được công tác chuẩn bị đồ dùng, thiết bị dạy học chu đáo và đầy đủ (16/20 = 80%).

Giáo án thể hiện được dự kiến phân phối thời gian cho mỗi phần trong bài. Dự kiến hệ thống câu hỏi thảo luận, bài tập tình huống dành riêng cho từng đối tượng cụ và các ý kiến trả lời của học viên. Tuy nhiên trong công tác soạn bài, chuẩn bị đồ dùng, thiết bị dạy học còn một số hạn chế như một bộ phận giáo viên chưa thực sự nghiên cứu kỹ nội dung để truyền đạt cho học viên, một vài giáo viên chưa thực sự đổi mới, nội dung bài soạn quá sơ sài, thực hiện một cách máy móc, chậm đổi mới. Đối với những giáo viên trẻ, những giáo viên mới vào nghề thì họ soạn giáo án q ơm đồm, rườm rà nên việc giảng dạy không đi đúng trọng tâm, mục tiêu của bài học đề ra. Ngoài ra một bộ phận nhỏ giáo viên chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ việc đổi mới phương pháp dạy học trong khâu chuẩn bị bài giảng, vẫn còn hiện tượng áp đặt kiến thức, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học viên.

2.2.1.2. Thực hiện giờ dạy trên lớp của giảng viên

Để hiểu về thực trạng công tác giảng dạy trên lớp của giảng viên, chúng tôi tiến hành lập bảng điều tra, khảo sát (đối tượng là 20 giảng viên đang trực tiếp giảng dạy các lớp bồi dưỡng trong nhà trường được điều tra) và thống kê được kết quả sau:

Bảng 2.3. Thực trạng việc thực hiện giờ dạy trên lớp của giảng viên

TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt TB Yếu SL % SL % SL %

1 Thực hiện đủ các khâu lên lớp

theo quy định 20 100 0 0 0 0,0

2 Truyền đạt đủ, chính xác, khoa

học nội dung trong bài dạy 18 90 2 10 0 0,0

3 Vận dụng, kết hợp tốt các phương

pháp giảng dạy 17 85 3 15 0 0,0 4 Sử dụng thành thạo đồ dùng, thiết

bị dạy học

16 80 2 10 2 10

5 Phân phối thời gian hợp lý giữa các khâu

17 85 1 5 2 10

6 Lời nói rõ ràng, viết bảng hợp lý, khoa học.

16 80 2 10 2 10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tại trường cao đẳng sư phạm nam định (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)