3.3. Một số biện pháp quản lý đào tạo kiểm định viên chất lượng dạy nghề theo
3.3.5. Tổ chức khoa học hoạt động học tập của họcviên
3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Mục tiêu của việc tổ chức khoa học hoạt động học tập của học viên, nâng cao hiệu quả, chất lượng học tập.
3.3.5.2 Nội dung của biện pháp
- Cục KĐCLDN thiết kế nhiều hình thức tổ chức học tập để đưa vào chương
trình đào tạo, hướng dẫn giáo viên tổ chức dạy học trên lớp.
- Giáo viên định hướng cho học viên biết cách học, đặc biệt là cách tự học, tự nghiên cứu.
- Đánh giá được hiệu quả của các hình thức tổ chức học tập để có sự điều chỉnh kịp thời.
3.3.5.3. Điều kiện thực hiện
- Học viên xác định được những mục tiêu học tập đúng đắn cho chính họ là động cơ tự thân.
- Xác định trình độ, phẩm chất hiện có của mỗi học viên, đối chiếu với mục tiêu yêu cầu đào tạo để lựa chọn hình thức tổ chức học tập phù hợp.
- Giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy mạnh mẽ là tính chủ động của người học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
- Khai thác triệt để cơng nghệ thông tin.
- Đối với các tiết học trên lớp: khuyến khích học tập theo nhóm và tăng cường thảo luận.
+ Ngay từ tiết học đầu tiên của học phần, giáo viên cần thông báo cho sinh viên kế hoạch, phương thức tổ chức và đánh giá hoạt động nhóm.
+ Học viên được phân nhóm sao cho giáo viên có thể theo dõi, đánh giá hoạt động nhóm nhưng đồng thời cũng đảm bảo phát huy tính tích cực của mỗi học viên. Về lý thuyết, một nhóm lý tưởng nhất gồm 04 - 06 thành viên. Trong thực tế, tùy theo quỹ thời gian môn học và quy mô lớp học, giáo viên có thể thay đổi linh hoạt. Những tiết học đầu tiên, sự phân nhóm có thể mang tính ngẫu nhiên. Tuy nhiên, sau đó giáo viên cần điều chỉnh sao cho có sự cân bằng trình độ, năng lực học tập giữa học viên các nhóm với nhau, nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập giữa các thành viên trong nhóm.
+ Lựa chọn vấn đề thảo luận phải hấp dẫn, có tính chất kích thích tính tích cực chủ động làm việc của sinh viên. Chủ đề thảo luận phải là vấn đề chính của bài học, vấn đề có thể có nhiều hướng khai thác khác nhau, nhiều cấp độ nhận thức khác nhau. Thường là loại cấp độ phát hiện và suy luận. Chủ đề thảo luận nhóm có thể là những chủ đề để cho các nhóm về nhà chuẩn bị, hoặc cũng có thể là những chủ đề mà học viên thảo luận ngay tại chỗ.
+ Hoạt động nhóm cần diễn ra thường xuyên và xen kẽ với hoạt động thuyết giảng của giáo viên (chẳng hạn, cuối một tiết giảng, sau khi kết thúc một chủ đề hay trước khi chuyển sang một chủ đề mới). Điều này, sẽ giúp học viên đỡ nhàm chán và giáo viên kịp thời nắm bắt mức độ tiếp thu của học viên, từ đó định hướng điều chỉnh, bổ sung kiến thức, tài liệu tham khảo cho học viên.
+ Sau khi các nhóm làm việc cho ra các sản phẩm, giáo viên cần đánh giá chi tiết mặt tốt, chưa tốt của sản phẩm, so sánh các sản phẩm của các nhóm với nhau để sinh viên nhận ra được những ưu, khuyết của mình, sau đó giáo viên nêu lên kết luận (đưa ra chân lý khoa học) thì sinh viên sẽ hiểu sâu sắc và nắm vững vấn đề; đồng thời sinh viên sẽ quyết tâm hơn trong lần làm bài tiếp theo.
- Tổ chức đi thực địa/thực tập: có thể tổ chức cho học viên đi thực tế tại các CSDN để biết được hoạt động tự kiểm định của các đơn vị, dự các cuộc đánh giá ngồi, thậm chí “học việc” để nắm được công việc cụ thể của một KĐV. Để cho học viên tự thảo luận lập kế hoạch và đảm nhiệm một phần hoạt động hay toàn bộ cho chuyến đi. Tạo cơ hội cho những học viên được sử dụng các kiến thức kiểm định, các kỹ năng KĐV đã được học trên lớp. Dùng các kỹ năng lãnh đạo của học viên xuất sắc để cải thiện hoạt động của các học viên khác.
- Phát huy vai trò của giảng viên, đội ngũ cán bộ quản lý và tính tự giác, tích cực của người học trong việc tự học.
+ Giáo viên cần định hướng cho học viên nội dung tự học phù hợp với mục tiêu, thời gian, cơ sở vật chất, tài liệu của các nhà trường sát với trình độ nhận thức của từng đối tượng. Chỉ đạo, hướng dẫn phương pháp tự học và tạo những điều kiện sư phạm thuận lợi cho học viên thực hiện tự học; khuyến khích học viên tham gia nghiên cứu khoa học.
+ Cán bộ quản lý thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của học viên, cung cấp thông tin ngược cho giáo viên, thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời về hoạt động tự học và quản lý chặt chẽ trong quá trình tự học của học viên.
+ Người học xác định thái độ tự học đúng đắn, có phương pháp tự học, tự nghiên cứu phù hợp với yêu cầu nội dung mơn học, bài học. Thơng qua nhiều hình thức và hoạt động để tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của bản thân, thường xuyên đổi mới cách học ở tất cả các khâu, các bước; góp phần hồn thiện mục tiêu đào tạo trong quá trình học tập tại trường. Muốn làm được điều đó, trước hết người học phải tiếp xúc tài liệu chính, tài liệu tham khảo về các chủ đề của môn học, bài học. Xác định những vấn đề cơ bản, trọng tâm; phát hiện những vấn đề khó, phức tạp, trao đổi với nhóm, lớp… và dự kiến những vướng mắc trong nội dung nghiên cứu tài liệu để trao đổi với giáo viên. Trong quá trình nghe giảng học viên cần ghi lại hoặc đánh dấu những vấn đề chưa hiểu, những ý bổ sung và những nội dung giáo viên định hướng nghiên cứu.
3.3.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên theo quan điểm chuẩn hóa.
3.3.6.2. Nội dung của biện pháp
- Cụ thể hóa các văn bản, quy chế, quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của Bộ LĐTBXH.
- Xây dựng bộ đề kiểm tra, bài tập kết thúc chương trình mơn học (xây dựng ngân hàng đề thi) đảm bảo tồn diện, chính xác, khách quan.... theo hướng chuẩn hóa.
- Thành lập ban kiểm tra để đánh giá chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn.
3.3.6.3. Điều kiện thực hiện
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên là kiểm tra đánh giá năng lực của một giáo viên, là cơ sở cấp thẻ KĐV để họ hành nghề, đánh giá chất lượng của cả một CSDN nên các bước thực hiện cần phải chính xác, khách quan.
- Cơng tác kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính cơng bằng, khách quan, vô tư, theo đúng các tiêu chuẩn, tiêu chí của TCDN đề ra.
- Đồng thời với cơng tác kiểm tra, cần có cơ chế phù hợp, có đầy đủ nguồn minh chứng nhằm chứng minh kết quả đánh giá là sát thực để khuyến khích học viên tự giác, chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ.
3.3.6.4. Cách thức thực hiện
- Căn cứ quy chế, quy định của Bộ LĐTBXH ban hành về công tác đào tạo, Cục KĐCLDN xây dựng quy định áp dụng cho công tác đạo tạo KĐV chất lượng dạy nghề, phổ biến cho cán cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên thực hiện đúng quy định.
- Thành lập thanh tra đào tạo thực hiện kiểm tra việc đánh giá học viên. - Quá trình kiểm tra, đánh giá phải thực hiện nghiêm túc, tránh tình trạng người kiểm tra thì qua loa, người bị kiểm tra thì đối phó.
- Kết quả học tập của học viên có phản ánh trung thực hay không thể hiện phần lớn ở khâu kiểm tra và cho điểm của giáo viên. Để làm tốt khâu này cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
+ Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá cụ thể và thông báo ngay buổi học đầu tiên để học viên nắm được.
+ TCDN phân công Cục KĐCLDN xây dựng ngân hàng đề thi, nội dung thi nằm trong nội dung chương trình đào tạo. Ngân hàng đề thi do Phòng Đào tạo kiểm định chất lượng dạy nghề trực tiếp quản lý, bốc thăm đề thi trong ngân hàng đề để chọn làm đề thi kết thúc chương trình đào tạo chính thức.
- Kiểm tra xong phải có đánh giá, khen thưởng kịp thời học viên có kết quả xuất sắc, nhắc nhở kịp thời học viên kém để họ khắc phục, sửa chữa.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất các nội dung: quy chế đào tạo, dự giờ, thơng qua đó đánh giá q trình học tập của học viên, việc thực hiện kế hoạch, chương trình đào tạo. Trong kế hoạch cần xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, cách thức tổ chức kiểm tra, đối tượng, thời gian kiểm tra, việc thông báo cho đối tượng kiểm tra biết hay không.
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp trong công tác quản lý đào tạokiểm định viên chất lượng dạy nghề theo quan điểm chuẩn hóa kiểm định viên chất lượng dạy nghề theo quan điểm chuẩn hóa
Các giải pháp đã nêu cần kết hợp thành một hệ thống chặt chẽ. Mỗi giải pháp có mục tiêu, nội dung và cách thức tiến hành cụ thể khác nhau nhưng đồng thời chúng lại có mối liên hệ hữu cơ, tác động qua lại, bổ sung cho nhau tạo nên hiệu quả tác động cao trong công tác quản lý đối với hoạt động đào tạo KĐV chất lượng dạy nghề.
Căn cứ vào các yêu cầu về đổi mới quản lý nhà nước, yêu cầu về phát triển hệ thống kiểm định chất lượng dạy nghề của Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 - 2020, số lượng các biện pháp như vậy là cần thiết. Để quản lý tốt hoạt động đào tạo KĐV theo quan điểm chuẩn hóa địi hỏi khi tiến hành các biện pháp nêu trên phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, không xem nhẹ hay tuyệt
thực hiện cần linh hoạt, sát với tình hình thực tiễn hoạt động đào tạo KĐV, đồng thời phải liên tục hồn thiện, đáp ứng nhu cầu cơng tác quản lý.
Có thể nói rằng, chỉ có sự kết hợp các biện pháp quản lý mới có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp làm thay đổi trạng thái quản lý như mong muốn của chủ thể quản lý. Mối liên hệ giữa các biện pháp quản lý có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp
3.5. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.5.1. Đối tượng xin ý kiến
Việc kiểm chứng mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo KĐV chất lượng dạy nghề theo quan điểm chuẩn hóa được tác giả tiến hành cùng với khảo sát thực trạng đào tạo KĐV của Cục KĐCLDN. Số lượng và phân bổ số lượng khảo nghiệm các năm tương tự như khảo sát thực trạng. Có 87 ý kiến phản hồi (chiếm 87% tổng số phiếu khảo sát), cụ thể:
- Giáo viên: phát hành 30 phiếu, trả lời 30 phiếu. - Học viên: phát hành 30 phiếu, trả lời 22 phiếu.
BP 1 BP 1 BP 3 BP 3 BP 4 BP 4 BP 5 BP 5 BP 6 BP 6 BP 2BP 2 QUẢN LÝ ĐÀO TẠO KĐV QUẢN LÝ ĐÀO TẠO KĐV
- Cán bộ quản lý nhà nước, chuyên gia về KĐCLDN: phát hành 20 phiếu, trả lời 20 phiếu.
- Lãnh đạo các đơn vị cử cán bộ tham dự chương trình đào tạo KĐV chất lượng dạy nghề: phát hành 20 phiếu, trả lời 19 phiếu.
3.5.2. Kết quả khảo nghiệm
Cách đánh giá theo 02 mức độ:
- Cấp thiết; Ít cấp thiết; Khơng cấp thiết. - Khả thi; Ít khả thi; Khơng khả thi.
Kết quả tổng hợp phiếu khảo sát đối với 04 đối tượng cho thấy mức độ ưu tiên (cấp thiết và khả thi) của các giải pháp quản lý đào tạo KĐV chất lượng dạy nghề như sau:
- Biện pháp chỉ đạo hồn thiện mục tiêu, chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn KĐV.
- Biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
- Biện pháp nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học viên về tầm quan trọng của quản lý đào tạo KĐV theo quan điểm chuẩn hóa.
- Biện pháp hồn thiện bộ máy quản lý.
- Biện pháp chỉ đạo đổi mới hoạt động giảng dạy của giáo viên. - Biện pháp tổ chức khoa học hoạt động học tập của học viên.
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả khảo nghiệm sự cấp thiết và tính khả thi
của các biện pháp
TT Biện pháp Sự cấp thiết Tính khả thi
Cấp thiết Ít cấp thiết Khơng cấp thiết Khả thi Ít khả thi Khơng khả thi Số ngư ời Tỷ lệ % Số ngư ời Tỷ lệ % Số ngư ời Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % ngưSố ời Tỷ lệ % Số ngư ời Tỷ lệ % 1 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học viên về tầm quan trọng của quản lý đào tạo kiểm định viên theo quan điểm chuẩn hóa
79 87 12 13 0 52 52 57 43 43 0 0
2
Hoàn thiện bộ máy quản lý đào
tạo KĐV 81 89 10 11 0 42 42 46 33 33 19 21
3
Chỉ đạo hoàn thiện mục tiêu, chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định viên
88 97 3 3 0 73 73 80 7 7 12 13
4 Chỉ đạo đổi mớihoạt động giảng
dạy của giáo viên 38 42 29 32 24 43 43 47 30 30 21 23 5 Tổ chức khoa họchoạt động học tập
của học viên 28 31 55 60 8 18 18 20 74 74 6 6
6
Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả
Tiểu kết chương 3
Những biện pháp quản lý được đề xuất ở chương 3 được đưa ra trên cơ sở lý luận về quản lý đào tạo KĐV chất lượng dạy nghề, nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đào tạo KĐV của Cục KĐCLDN theo quan điểm chuẩn hóa.
Các biện pháp tác giả đề ra nhằm cải tiến những bất cập, chuẩn hóa hơn nữa quy trình quản lý đào tạo KĐV và khơng nằm ngoài mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần chuẩn hóa đội ngũ.
Việc đề xuất các biện pháp đã đảm bảo tính pháp lý kế thừa, tính tồn diện, tính thực tiễn và tính hiệu quả. Q trình khảo nghiệm cho thấy mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, giúp nhà quản lý lựa chọn, ưu tiên áp dụng trong thực tiễn.
Tuy vậy, các biện pháp đề xuất mới chỉ được khẳng định qua khảo nghiệm nên việc triển khai áp dụng trong thực tế cần có sự linh hoạt, sáng tạo và có sự điều chỉnh thích hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quản lý và đạt được mục tiêu đề ra.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tại Việt Nam, hệ thống đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng trong cả hệ thống giáo dục nghề nghiệp mới ở giai đoạn đầu phát triển. TCDN, Bộ LĐTBXH đã đạt được những bước tiến và thành tựu khá tích cực trong việc quản lý, tổ chức hoạt động đào tạo KĐV trên cả nước. Quản lý đào tạo KĐV theo quan điểm chuẩn hóa có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng những yêu cầu của thời đại mới. Tuy nhiên hiệu quả của hoạt động quản lý phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng quản lý mục tiêu, chương trình, kế hoạch đào tạo, quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học viên và công tác kiểm tra, đánh giá.
Từ thực tế đó tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm đóng góp một phần cơng sức vào hoạt động đảm bảo chất lượng dạy nghề được thể hiện qua nội dung nghiên trong toàn bộ luận văn. Luận văn đã giải quyết một số vấn đề và đạt được những kết quả như sau: