2 NHẬN DẠNG DỄ DÀNG NHỮNG MÀU SẮC

Một phần của tài liệu Những hoạt động dạy trẻ tự kỹ (Trang 106 - 107)

V PHỐI HỢP MẮT-BÀN TAY

18 2 NHẬN DẠNG DỄ DÀNG NHỮNG MÀU SẮC

Kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ thụ cảm, 3 - 4 tuổi

KỸ NĂNG THỊ GIÁC, 3 - 4 TUỔI

Mục đích: Cải thiện khả năng nhận biết màu sắc và phát triển sự hiểu biết dễ dàng tên các màu sơ

đẳng.

Mục tiêu: Đưa đúng khối có màu được xác định và được yêu cầu. Dụng cụ: Khối, hạt chuỗi, giấy màu.

Tiến trình:

- Khi trẻ có thể kết hợp khối theo màu, (xem bài tập 178), bạn bắt đầu cho trẻ phản ứng với tên gọi màu sắc. Trong bài tập kết hợp, bạn đã cho trẻ làm quen với tên gọi. Bây giờ bạn phải đảm bảo trẻ kết hợp tên gọi với màu sắc của khối.

- Bạn chọn một khối đỏ, một khối vàng và một khối xanh, đưa cho trẻ khối xanh và nói nhiều lần “khối xanh”, bạn nhấn mạnh tên màu sắc rồi nói “cho cơ khối xanh”.

- Sau khi lặp lại nhiều lần tên gọi màu sắc, bạn để 3 khối trên bàn và nói “con cho cơ khối đỏ”. Nếu trẻ đưa tay về khối màu khác, bạn hướng dẫn bàn tay trẻ về khối đúng và nói “cái này là khối đỏ”.

- Tiếp tục bài tập này cho tới khi trẻ có thể đưa cho bạn 3 màu theo yêu cầu.

- Để khái quát hóa kiến thức của trẻ về tên gọi màu sắc, bạn lặp lại cùng bài tập bằng cách sử dụng những hạt chuỗi màu hoặc miếng giấy màu.

- Thêm dần những màu khác, mỗi lần một màu cũng với cách đó.

- Lúc đầu bạn chỉ sử dụng 3 màu cùng một lúc. Điều đó có nghĩa là khi bạn thêm màu sắc, bạn phải đa dạng trò chơi của 3 màu sắc mà bạn để trên bàn sao cho củng cố kiến thức của trẻ về màu sắc đã học.

Một phần của tài liệu Những hoạt động dạy trẻ tự kỹ (Trang 106 - 107)